5. Kết cấu luận văn
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN
Có chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn; tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tùy tiện hoặc khi cá nhân, tổ chức khi xảy ra vấn đề trong nội bộ đơn vị thì mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức được việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cũng là nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý và sử dụng chi NSNN toàn thành phố nói chung.
Các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra khu thực hiện phải thường xuyên phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ, trước hết là trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch để tránh chồng chéo, từ đó phát huy sức mạnh toàn hệ thống là khâu đặc biệt quan trọng.
Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra phải luôn luôn phối hợp để xác minh, trao đổi thông tin về những sai phạm phổ biến xảy ra trong mọi lĩnh vực quản lý chi NSNN, nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật. Cần đào tạo để nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức cho toàn bộ CBCC, viên chức về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế nói chung, đội ngũ cán bộ thanh tra nói riêng. Đòi hỏi,
từng cơ quan thanh tra đều phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thanh tra một cách chuyên nghiệp, tinh nhuệ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, cần tăng cường giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị thanh tra trong nước, thậm chí là nước ngoài (nếu có), những đơn vị đã gặt hái được nhiều thành công, chống được tham nhũng, lãng phí NSNN sẽ tạo hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực CBCC khi tham gia tiếp công dân, hướng dẫn cho công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo theo đúng địa chỉ, thẩm quyền, tránh vượt cấp, giảm khiếu kiện; tập trung nghiên cứu phát hiện và bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính còn bất cập, nhất là lĩnh vực đang phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như: đền bù giải phóng mặt bằng, đất đai,… để giảm bớt đơn thư, nhằm ổn định xã hội trên địa bàn. Khi thanh tra nếu phát hiện tham những cần chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan điều tra và thẳng thắn xử lý nghiêm minh tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp, mọi cương vị.
Kiên quyết xử lý kỷ luật thích đáng người đứng đầu cơ quan QLNN khi xảy ra tham nhũng để răn đe cho các đơn vị khác. Tùy theo mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật; đối với cán bộ đã vi phạm nghiêm trọng về quản lý chi NSNN cần chuyển ngay sang vị trí công việc khác, không bố trí vào vị trí chủ tài khoản và những công việc tương đương. Hạn chế tối đa sự can thiệp của một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn cao của Nhà nước vào việc xử lý kỷ luật tại các đơn vị có sai phạm về quản lý chi NSNN và cần ban hành chế tài xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao uy tín của các cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ.
Nâng cao vai trò giám sát của HĐND các cấp vào việc quản lý, chỉ đạo điều hành quản lý chi NSNN. Để một hệ thống giám sát thực hiện thực sự hiệu quả phải xác định rõ mục tiêu, quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, từng CBCC, viên chức; tập trung vào chất lượng các cuộc giám sát chung bằng hình thức xem xét báo cáo và chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp HĐND tăng cường giám sát theo chuyên đề và giám sát đột xuất.
Triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng chi NSNN, tránh việc lợi dụng các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra trong việc quản lý và sử dụng chi NSNN để trục lợi cá nhân và thực hiện hành vi tiêu cực.
4.2.6.Tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn tỉnh
Bổ sung thêm số lượng cán bộ quản lý chi NSNN cho các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn đảm bảo yêu cầu, bố trí sắp xếp đủ cán bộ cho cơ quan tài chính các cấp theo vị trí việc làm, tạo điều kiện cho đơn vị tăng cường công tác quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyển dụng công chức được đào tạo đúng chuyên ngành, chuyên môn để bố trí công việc cho phù hợp; nâng cao chất lượng tuyển dụng và sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường công tác.
Thường xuyên tổ chức sát hạch nghiệp vụ chuyên môn theo định kỳ để bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ đó phân loại cán bộ để có cơ sở phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường, trình độ đào tạo.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với những chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Chủ động tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cử cán bộ chuyên môn đi đào tạo để nâng cao trình độ. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do các cơ quan Nhà nước cấp trên tổ chức. Thực hiện chuyển đổi vị trí việc làm đối với cán bộ phụ trách công tác kế toán để tránh bệnh kinh nghiệm và phòng chống tham nhũng, thời gian luân chuyển tối thiểu là 3 năm.
Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của từng bộ phận, từng công chức, viên chức trong mỗi đơn vị sử dụng ngân sách. Những chỉ tiêu này phải được thảo luận, thông qua và công bố công khai, minh bạch. Việc đánh giá hoạt động nói trên phải tiến hành thường xuyên, định kỳ và phải gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật hoặc đề bạt.
Quy định chế tài xử lý nghiêm minh đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể cả lựa chọn hình thức cho chuyển việc, thôi việc.
người dân đối với cán bộ, công chức quản lý NSNN. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi hành vi của công chức đều được giám sát hiệu quả.