5. Kết cấu luận văn
3.3.1. Các nhân tố khách quan
- Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn đạt 5,63%, GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 26,3 triệu đồng.Sản xuất nông lâm nghiệp đạt kết quả khá trong giai đoạn 2015-2017 (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,93%/4,5%.
Với cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực như vậy nguồn thu ngân sách tăng nhưng đồng thời nguồn chi NSNN tăng, vì chi là điều kiện cho tỉnh phát triển mọi lĩnh vực, chi cho đầu tư phát triển như dự án, công trình XDCB cho hạ tầng tỉnh thêm hoàn thiện, văn minh và thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn; chi thường xuyên cho các mặt đời sống văn hóa xã hội từ an ninh, giáo dục đào tạo, y tế, …Có thể thấy kinh tế tỉnh phát triển làm cho quy mô chi tăng, do vậy mà cơ quan tài chính tỉnh cần thực hiện chính sách quản lý số chi sao cho tiết kiệm, hiệu quả, phân bổ nguồn lực cần tuân thủ tuyệt đối quy định của Luật NSNN, chính sách phát triển KT-HH của tỉnh Bắc Kạn.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước ban hành đối với lĩnh vực tài chính - ngân sách.
Cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước và kiểm soát chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.
Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung chi gắn với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong quá
trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Thông qua thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí, tài sản, nguồn nhân lực có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng kinh phí được thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, góp phần tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, trích lập các quỹ, đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng thu nhập cho người lao động.
- Sự tham gia giám sát của các các tổ chức đoàn thể và người dân trên địa bàn đối với quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng của QLNN và là một nội dung của công tác quản lý chi NSNN. Mọi khoản chi của ngân sách cấp tỉnh đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ không chỉ bởi các cơ quan quản lý nhà nước cấp thành phố như: hoạt động giám sát của HĐND thành phố; kiểm soát chi của cơ quan kho bạc thành phố, kiểm tra, thanh tra của Sở Tài chính, Thanh tra nhà nước tỉnh mà còn chịu sự thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu trong chu trình ngân sách, vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi của ngân sách địa phương nói chung và ngân sách cấp tỉnh nói riêng.