5. Kết cấu luận văn
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cụ thể thu thập và phân tích số liệu chi ngân sách địa phương giai đoạn 2015-2017 để tính toán chi ngân sách bình quân theo năm, tỷ lệ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu chi ngân sách giữa các năm của giai đoạn 2015-2017. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạnnăm 2016 tăng trưởng tuyệt đối, tương đối so với năm 2015, năm 2017 tăng
trưởng tuyệt đối, tương đối so với năm 2015, 2016.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của công tác quản lý chi NSNN thành các vấn đề nhỏ, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả chi NSNN
Đánh giá kết quả chi NSNN bao gồm các chỉ tiêu:
- Cơ cấu chi theo lĩnh vực:
Cơ cấu chi theo lĩnh vực (%) = Số chi theo từng lĩnh vực năm i x 100% Tổng chi ngân sách năm i
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo lĩnh vực mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.
- Cơ cấu chi theo ngành nghề:
Cơ cấu chi theo ngành nghề (%) = Số chi theo ngành nghề năm i x 100% Tổng chi ngân sách năm i
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo ngành nghề mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho lĩnh vực nào nhất.
- Cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn:
Cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn (%) =
Số chi theo nội dung chuyên môn năm i
x 100% Tổng chi ngân sách năm i
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh cơ cấu chi theo nội dung chuyên môn mà tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn chi ưu tiên cho các cơ quan sửdụng ngân sách trung ương, địa phương như đầu tư mua sắm tài sản công, sửa chữa tài sản công,….
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý chi NSNN
+ Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển
Dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển = Số dự toán chi đầu tư XDCB + Chi cho xã phường
Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển, nếu quy mô năm sau nhiều hơn năm trước chứng tỏ địa phương vẫn tiếp tục cho phát triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân, là tiêu chí thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.
+ Dự toán chi ngân sách cho chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên = ∑ số chi cho các lĩnh vực
Chỉ tiêu phản ánh quy mô dự toán chi ngân sách cho hoạt động sử dụng ngân sách thường xuyên trong các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thể thao, văn hóa thông tin, khoa học công nghệ, chi khác… quy mô mỗi lĩnh vực chi này càng lớn càng cho thấy mức độ ưu tiên của địa phương cho phục vụ đời sống người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.
- Số tiền thanh tra, kiểm tra khi phát hiện sai phạm
Số tiền vi phạm = ∑ số tiền khi thanh tra và kiểm tra qua các năm
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh trong hoạt động chi NS địa phương quy mô ngân sách sai phạm qua thanh tra, kiểm tra ở mức độ diễn ra hàng năm thế nào. Quy mô này càng lớn càng cho thấy công tác quản lý chi ngân sách bị buông lỏng, nhiều khoản chi sai làm thất thoát NSNN và ngược lại.
- Đánh giá thông qua phiếu điều tra khảo sát:
+Đánh giá sự phù hợp đối với việc áp dụng định mức phân bổ chi NSNN trên địa bàn tỉnh.
+Đánh giá việc lập phân bổ và giao dự toán có đảm bảo theo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách hiện hành của nhà nước; đồng thời sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
+Đánh giá công tác điều hành, chấp hành dự toán chi NS trên địa bàn tỉnh. + Đánh giá công tác kế toán, quyết toán chi NSNN.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 3.1.Khái quát về tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Kạn có 01 thành phố, 07 huyện, bao gồm 110 xã, 06 phường, 06 thị trấn.
Vị trí địa lý: Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 đã chia lãnh thổ thành hai phần bằng nhau theo hướng Bắc - Nam, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh ở Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội và cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.
3.1.1.2. Địa hình
Thành phố Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm theo hai bờ sông Cầu xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông. Độ cao trung bình từ 150 đến 200m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Nang (xã Dương Quang) cao 746m, Nặm Dất (xã Xuất Hóa) cao 728m. Nhìn chung địa hình tự nhiên thành phố Bắc Kạn bao gồm:
- Địa hình núi đá vôi tập trung ở phía Nam xã Xuất Hóa, có địa hình phức tạp. - Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150m đến 160m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất.
- Địa hình thung lũng: Hầu hết các phường nội thành, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt đới cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9), nóng ẩm mưa nhiều.
3.1.1.4. Đất đai, thủy văn
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn là 485.996 ha, diện tích được đưa vào sử dụng năm 2015 là: 478.715,3 ha, chiếm 98,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 94,6% (459.771,9 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 5,4% (26.224,1 ha) và đất chưa sử dụng là gần 1,5% (7.280,7 ha).
Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu (Sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Kạn dài 100 km và qua địa phận thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, chiều rộng trung bình 40m) và các suối chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sông suối có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội năm vừa qua
3.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Năm 2017, tổng dân số trung bình của tỉnh là 313.084 người. Trong đó nam 157.312 người, nữ 155.772 người. Mật độ dân số trung bình 65 người/km2., toàn tỉnh có 209.747 lao động (chiếm 66,99% tổng dân số) trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trong ngành Nông, Lâm nghiệp - Thủy sản chiếm 73,8%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 7,8%, Thương mại - Dịch vụ chiếm 18,4% tổng số lao động của tỉnh.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Năm 2017, tình hình kinh tế xã hội nói chung còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành trong tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đầu, qua đó kinh tế - xã hội năm 2017 tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng - an ninh năm 2017 đã cơ bản hoàn hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó có 20/26 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 06/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, cụ thể:
3.1.2.3.Về hoạt động kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn đạt 5,63%, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp tăng 2,52%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 3,59%; khu vực dịch vụ tăng 7,5% (Cao hơn số đã báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 7 là 0,49%). GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 26,3 triệu đồng, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2016.
a.Sản xuất nông lâm nghiệp
Sản xuất nông lâm nghiệp đạt kết quả khá trong giai đoạn 2015-2017 (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,93%/4,5%, bước đầu đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã dần tạo được thương hiệu trên thị trường, một số diện tích đã chuyển sang sản xuất theo mô hình VietGap, một số mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả, chương trình OCOP đã được triển khai gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trong lĩnh vực trồng trọt: an ninh lương thực được đảm bảo, sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 179.055 tấn/năm, đạt 103,1% mục tiêu Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND của tỉnh đề ra. Các loại cây đặc sản có thế mạnh của tỉnh như cam, quýt, chè, hồng không hạt cũng đã từng bước được thực hiện thâm canh, tăng dần năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi phát triển ổn định, chất lượng đàn gia súc, gia cầm từng bước được nâng cao, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện và khuyến khích phát triển chăn nuôi theo phương thức trang trại, gia trại áp dụng khoa học kỹ thuật từng bước nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Tính đến hết ngày 31/12/2017 toàn tỉnh có 02 trang trại, 01 HTX và 01 doanh nghiệp chăn nuôi, 696 gia trại chăn nuôi đại gia súc, 215 gia trại chăn nuôi lợn, 184 gia trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp: công tác trồng rừng được quan tâm, tổng diện tích trồng rừng mới trong 3 năm 2015-2017 đạt 20.163ha, bình quân đạt trên 6.720 ha/năm, trong đó diện tích cây gỗ lớn đạt khoảng 7.000 ha. Độ che phủ rừng tăng từ
70,8% năm 2015 lên 72,1% năm 2017.
b. Sản xuất công nghiệp
Hiện nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh đang từng bước được phục hồi, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp trong giai đoạn 2015-2017 là 2,9%. Các doanh nghiệp công nghiệp đóng góp vào thu ngân sách nhà nước giai đoạn này tăng bình quân 2,0%/năm, đạt trên 181 tỷ đồng/năm.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dần từ công nghiệp khai khoáng sang công nghiệp chế biến. Đến hết năm 2017, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến chiếm 64%, tăng 11% so với năm 2015; ngành công nghiệp khai thác chiếm 27,7%; giảm 7,5% so với năm 2015.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đề ra, tỷ trọng ngành công nghiệp giảm trong tổng cơ cấu kinh tế, công nghiệp chế biến tuy có tăng tỷ trọng nhưng còn ít cơ sở sản xuất phát huy được thế mạnh trồng rừng và chế biến nông lâm sản.
c.Dịch vụ - Du lịch
Hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì và ổn định, tuy nhiên tăng trưởng chậm so với dự báo và đánh giá trước đây. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2017 ước đạt 4.555,169 tỷ đồng, đạt 94,12% kế hoạch, tăng 1,67% so cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn đạt 450.100 lượt khách, đạt 100% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016; tổng doanh thu ước được 315 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch.
Trong năm 2017 UBND tỉnh Bắc Kạn đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 20 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.167 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016 và đang thẩm định, hoàn thiện hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cho 04 dự án. Tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Kạn năm 2017. Tại Hội nghị đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký cam kết đầu tư cho các dự án với tổng mức đầu tư trên 8.000 tỷ đồng.
3.1.2.4. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội
Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hết năm 2017, có thêm 08 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% kế hoạch đề ra, nâng tổng số trường đạt chuẩn
của tỉnh lên 82 trường.
Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì, thực hiện tốt. Công tác xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia gặp khó khăn do nguồn vốn đầu tư công bị cắt giảm và thủ tục đầu tư phức tạp, năm 2017 có thêm 03 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt 42,9% kế hoạch; số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 317.326 người, đạt trên 98% dân số cả tỉnh, vượt kế hoạch đề ra.
Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi ở các địa phương; tỷ lệ làng, thôn, tổ dân phố được công nhận “Làng, bản, tổ phố văn hóa” đạt 65,52%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 84,05%, đều vượt so với kế hoạch.
Công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm thực hiện; công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được triển khai hiệu quả, giải quyết việc làm cho 5.200 lao động, đạt 104% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ 2016, trong đó xuất khẩu 320 lao động.Công tác giảm nghèo đã được triển