Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế. Số liệu khảo sát thực tế từ nguồn dữ liệu thứ cấp.

Tác giả trực tiếp đến Sở tài chính tỉnh Bắc Kạn để thu thập tài liệu. Kết hợp thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên internet qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn. Thông tin trên các Website của các địa phương trong nước về quản lý chi NSNN cấp tỉnh; Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN có ý nghĩa áp dụng với tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

+ Chọn mẫu điều tra:

- Cán bộ, công chức, viên chức quản lý chi ngân sách tại cấp tỉnh và cấp huyện. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức quản lý chi ngân sách là 63 người, trong đó Sở Tài chính: 23 người, các Phòng Tài chính - Kế hoạch: 40 người (bình quân 5 người/Phòng x 8 Phòng = 40 người). Tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 63 người.

- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chi NSNN tại các đơn vị dự toán cấp I thuộc cấp tỉnh và cấp huyện. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chi NSNN tại các đơn vị dự toán cấp I là 500 người, trong đó cấp tỉnh 100 người (đối tượng là Thủ trưởng đơn vị và kế toán, cấp tỉnh có 50 đơn vị dự toán cấp I), cấp huyện 400 người (đối tượng là Thủ trưởng đơn vị và kế toán, bình quân mỗi huyện 25 đơn vị x8 huyện, thành phố x 2 người/đơn vị= 400 người).

Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 500, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n = N/(1+N*e2)

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọne = 5%) Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau:

n =500/(1+500*0,052)=222,2

Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 222.

+ Phương pháp điều tra:

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí tổng hợp của bảng hỏi (phương pháp điều tra bằng An - két) người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

+ Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được xây dựng chung cho cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện chi ngân sách. Trong đó:

Phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề: thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạn.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra. Đối với một số tiêu chí đánh giá người được hỏi sẽ đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng: Rất đồng ý, đồng ý, tương đối đồng, không đồng ý, rất không đồng ý.

+ Tổ chức điều tra:

Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phương pháp điều tra được thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.

nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Mức độ Điểm đánh giá Mô tả/ý nghĩa

1 Rất không đồng ý Từ 1,0 đến 1,8 Công tác quản lý NS rất thiếu hiệu quả

2 Không đồng ý Từ 1,81 đến 2,6

Không đạt được như mong muốn

3 Tương đối đồng ý Từ 2,61 đến 3,4

Thực hiện ở mức vừa

4 Đồng ý Từ 3,41 đến

4,2

Thực hiện quản lý tốt

5 Rất đồng ý Từ 4,21 đến 5 Thực hiện tốt hơn so với yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)