Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Các nhân tố chủ quan

- Nguồn lực của địa phương

Do tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn… do đó nhiệm vụ phát triển KT-XH và nguồn lực chi NSNN luôn được tập trung vào việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách với các tỉnh miền xuôi, bố trí cho đầu tư phát triển và thực hiện các chế độ, chính sách nhằm giảm

nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân.

Tỉnh Bắc Kạn có nhiều nguồn lực đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm các nguồn lực về đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp; nguồn lực về khoáng sản phục vụ phát triển công nghiệp; nguồn lực về du lịch… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nên hoạt động chi NSNN cũng phát triển nhanh chóng, bởi vậy cần tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp ở địa phương đối với quản lý chi NSĐP

Ban lãnh đạo tỉnhBắc Kạn rất coi trọng công tác quản lý chi NSNN tại địa bàn tỉnh, bởi đó là nguồn vốn quan trọng đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sử dụng nguồn chi tiết kiệm, hiệu quả là những chủ trương ưu tiên và cơ bản nhất trong quá trình vận hành và quản lý. Để quản lý tốt công tác chi NSNN, ban lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo đúng chức năng thẩm quyền được cơ quan tài chính cấp trên giao phó.

Tại tỉnh Bắc Kạn, tiềm lực là phát triển nông nghiệp, khai khoáng, du lịch nên ban lãnh đạo ưu tiên đầu tư cho chi đầu tư phát triển (đặc biệt là XDCB) hơn là chi thường xuyên (kinh tế, giáo dục, xã hội,…). Đây là hướng chi rất phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn của địa phương, bởi khi đã đầu tư cho XDCB tốt thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư, khách du lịch, tạo ra nguồn thu lớn hơn.

UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý chi đầu tư phát triển và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh toán vốn đầu tư. Bố trí cơ cấu chi đầu tư luôn bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để phát triển Kinh tế - Xã hội đã đề ra.

- Năng lực, trình độ quản lý, đạo đức của cán bộ, công chức quản lý chi NSĐP

Con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển. Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo và nghiên

cứu sắp xếp bộ máy tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chi NSNN tại tỉnh Bắc Kạnbao gồm cán bộ chi ở các xã, phường và phòng tài chính kế hoạch của thành phố, thường xuyên được quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức. Hàng năm tổ chức và cử công chức tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ công chức không ngừng được nâng cao; đồng thời từng bước cơ cấu, sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu biên chế được giao.

Công tác quản lý chi NSNN rất quan trọng nên ban lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ không chỉ về số lượng mà hơn hết tăng cường chất lượng cán bộ.Hầu hết các cán bộ quản lý chi NSNN đều đã qua đào tạo trình độ Đại học của ngành kinh tế trong cả nước, hàng năm phòng Tài chính được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật bổ sung kiến thức mới về quản lý Tài chính nên phần nào đã phát huy được hiệu lực hiệu quả của việc quản lý chi NSNN tại Địa phương.

- Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Hạ tầng CNTT đang ngày càng được hiện đại hóa, cụ thể hiện nay cơ quan Tài chính có một hệ thống mạng máy tính diện rộng chuyên dùng (Mạng WAN) được quang hóa 100%, kết nối thông suốt 7/7, 24/24 thông qua 29 kênh truyền bằng cáp quang, từ Sở Tài chính đến các Phòng Tài chính kế hoạch của các xã, phường, và thành phố. Hệ thống bao gồm 18 mạng LAN với 16 máy chủ có cấu hình cao, 10 máy trạm và thiết bị mạng, hệ thống phần mềm bản quyền máy chủ, phần mềm bảo mật, phần mềm quản lý truy cập Internet, phần mềm phòng chống virus được cập nhật liên tục hàng ngày.

Hiện nay đội ngũ công chức chuyên môn về cơ bản đều đã nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với công chức tin học có kiến thức và kỹ thuật khá vững. Tuy nhiên trình độ tin học của công chức cơ quan tài chính địa phương đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…) nên khá hạn chế trong khi tác nghiệp với các phần mềm

quản lý chi NSNN.

Với thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật như trên ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại cơ quan tài chính không ngừng nâng cao trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành, nếu không cải thiện tình hình này thì khó có thể đạt được lợi ích tối đa khi thực hiện quản lý chi NSNN.

3.4. Đánh giá về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Quản lý chi NSNN đã dần thực hiện theo hướng minh bạch, rõ ràng

Chi NSNN trên địa tỉnh Bắc Kạn năm 2015- 2017 cơ bản thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, bám sát vào dự toán đầu năm, đảm bảo tiến độ, công khai, minh bạch, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thực hiện chi ngân sách đúng mục tiêu, đúng quy định và trong phạm vi dự toán được giao. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cố gắng bảo đảm cân đối NSĐP trong điều kiện thu ngân sách của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu chi phát sinh lớn.

- Lập và chấp hành chi NSNN

+ Lập dự toán: Trong những năm qua, công tác lập dự toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN hiện hành và đã góp phần phục vụ và thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh ngày một phát triển hơn.

+ Chấp hành chi NSNN: Dựa trên Luật NSNN 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, của Sở Tài chính, HĐND và UBND tỉnh đã đưa chu trình quản lý NSNN vào nề nếp, chu trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã được các đơn vị quản lý và thụ hưởng NSNN chấp hành nghiêm túc.

- Trong quyết toán chi ngân sách nhà nước

Quyết toán chi đã được thực hiện theo các chu trình về quyết toán ngân sách thành phố. Đã có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền thành phố trong việc tổ chức thực hiện chi NSNN nhằm quản lý NS của địa phương hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý chi NSNN, các xã phường đều được trang bị máy vi tính phục vụ cho công tác kê khai, lưu trữ hồ sơ các đơn vị

khi thực hiện chi NS.

- Trong thanh tra, kiểm tra

Đã xây dựng kế hoạch sát, đúng, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện quyết liệt, đôn đốc xử lý sau thanh tra.Hằng năm, các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra Sở đều xây dựng kế hoạch thanh tra lĩnh vực quản lý và sử dụng NS nhằm mục đích: phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

* Định mức phân bổ chi ngân sách

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương. Định mức phân bổ chi ngân sách được phân bổ theo yếu tố đầu vào chưa xây dựng được định mức phân bổ theo kết quả đầu ra đối với các nhiệm vụ. Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp phân bổ dự toán theo quỹ lương và kinh phí hoạt động chưa đảm bảo đúng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành (các tổ chức này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước thì chỉ được ngân sách nhà nước hỗ trợ khi được nhà nước giao nhiệm vụ).

* Công tác lập, phân bổ dự toán chi ngân sách

Dự toán ngân sách lập chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, một số nhiệm vụ chi chưa phân bổ theo đúng định mức, tiêu chuẩn; việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, cơ cấu chi đầu tư chưa hợp lý, chủ yếu phân bổ vốn cho hạ tầng đô thị và giao thông, chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cho các Trạm y tế xã phường và Trụ Sở xã, phường.

Có địa phương vẫn còn một số nhiệm vụ chi phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao, như dự phòng ngân sách, chi sự nghiêp giáo dục- đào tạo. Một số huyện khi phân bổ ngân sách không giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương; hoặc có giao nhưng chưa phản ánh đúng quy định; một số đơn vị dự toán cấp tỉnh và huyện lập dự toán chi không sát với thực tiễn, lập dự toán chi quá lớn, có một

số nhiệm vụ không lập dự toán chi tiết, dẫn đến việc thẩm định của cơ quan tài chính rất khó khăn.

Quy trình xây dựng dự toán chi cũng như việc tính toán các nhiệm vụ chi chưa khoa học và sát thực tế, chủ yếu dựa theo các văn bản quy định của cơ quan cấp trên, nhiều nhiệm vụ chưa được dự toán; dẫn đến trong năm ngân sách một số nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện không hết phải điều chỉnh kinh phí cho các nhiệm vụ chi khác và phát sinh nhiều nhiệm vụ phải bổ sung dự toán.

* Công tác chấp hành chi ngân sách

Dự toán chi ngân sách hàng năm đều phải thực hiện bổ sung ngoài dự toán đầu năm lớn, dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong quá trình chấp hành chi ngân sách, các đơn vị thiếu chủ động trong quá trình điều hành ngân sách. NSTW chưa thực sự phân cấp hết nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp tỉnh chưa thực sự phân cấp hết những nhiệm vụ chi cho cấp huyện, một số đơn vị dự toán cấp tỉnh đã có nhiệm vụ chi nhưng chưa được phân bổ dự toán hoặc phân bổ chưa đủ dự toán từ đó đã tạo ra cơ chế xin - cho trong năm.

Một số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh sử dụng ngân sách chưa hiệu quả, hồ sơ, chứng từ chi còn thiếu, sai sót nhiều, vẫn còn hiện tượng chi tiêu lãng phí (như chi tiếp khách, hội họp, chi phí điện, nước, văn phòng phẩm,…vẫn còn lớn), thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính chưa hiệu quả, chưa có thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.

Bổ sung chi ngoài dự toán còn nhiều dẫn đến rất khó khăn cho công tác tham mưu quản lý, điều hành ngân sách của cơ quan tài chính. Một số khoản chi thực hiện chế độ, chính sách an sinh xã hội không đúng mục đích, đối tượng hoặc chậm chi trả.

* Công tác Quyết toán chi ngân sách

Một số đơn vị, địa phương lập quyết toán chi ngân sách chậm, không đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN và kéo dài chưa được khắc phục. Báo cáo quyết toán mới dừng lại ở việc phản ánh số liệu, chưa phân tích rõ các chỉ tiêu thực hiện tăng giảm so với dự toán, chưa đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư và chi thường xuyên ngân sách, chưa thuyết minh rõ nguồn chưa thực hiện được chuyển năm sau,

báo cáo thuyết minh còn sơ sài, thiếu biểu mẫu, lập quyết toán không đúng biểu mẫu quy định, gây khó khăn cho công tác thẩm định quyết toán của cơ quan Tài chính và phê chuẩn quyết toán của HĐND các cấp.

Một số đơn vị chi vượt định mức chế độ tiêu chuẩn, chứng từ không đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp phải xuất toán, một số đơn vị làm chứng từ khống để rút tiền qua kho bạc, nội dung chi theo chứng từ rút tại kho bạc khác với nội dung thực tế chi tại đơn vị. Công tác công khai quyết toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách và cấp huyện, cấp xã chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.

* Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách

Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số cơ quan, đơn vị hồ sơ, chứng từ chi còn thiếu, có sai sót nhưng vẫn được chấp nhận thanh toán đến khi thanh tra, kiểm tra mới phát hiện.Nợ XDCB đã từng bước được kiểm soát, nhưng vẫn còn lớn vượt quá mức cho phép.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, do định mức phân bổ của Trung ương cho tỉnh còn thấp, chưa phù hợp với tỉnh có dân số thấp như Bắc Kạn (khoảng 314 nghìn dân), định mức phân bổ cho các lĩnh vực chi thường xuyên chủ yếu theo tiêu chí chính là dân số; tuy nhiên dân số tỉnh Bắc Kạn đặc biệt thấp nhất trong cả nước, do vậy các lĩnh vực chi theo định mức phân bổ của Trung ương không đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đặc biệt là những năm sau của thời kỳ ổn định ngân sách. Theo đó, các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh áp dụng định mức phân bổ của tỉnh cũng rất khó khăn, có những nhiệm vụ chi sau khi phân bổ theo định mức của HĐND tỉnh chủ yếu chỉ đảm bảo được tiền lương, các khoản theo lương, kinh phí hoạt động rất thấp. Định mức phân bổ còn mang tính cào bằng, chưa tính đến sự khác biệt về tình hình thực hiện nhiệm vụ mỗi địa phương, của mỗi cơ quan, đơn vị để phân bổ định mức chi; định mức phân bổ theo yếu tố đầu vào chưa theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả của đầu ra). Dẫn đến rất khó khăn cho cơ quan tài chính trong công tác tham mưu quản lý điều hành ngân sách; không có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; hiệu quả sử dụng kinh phí không cao.

với chi đầu tư chủ yếu do các đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm, làm hết trách nhiệm của mình đối với nguồn vốn được giao, các chủ đầu tư đặc biệt là các xã năng lực còn hạn chế, lúng túng trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục đầu tư; mặt khác do văn bản hướng dẫn của Trung ương có điểm còn chưa rõ hoặc hướng dẫn muộn; đối với chi thường xuyên một số đơn vị, địa phương chưa tích cực triển khai thực hiện các chế, độ, chính sách, nhiệm vụ, một số chế độ chính sách các đơn vị lập dự toán không sát nhu cầu …dẫn đến kết thúc năm ngân sách nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)