Bài học rút ra cho Chi cục Thuế huyện Yên Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Bài học rút ra cho Chi cục Thuế huyện Yên Bình

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và

gắn với việc giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chi cục trưởng và trưởng phòng kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc việc điều hành, phân công nhiệm vụ. Chỉ đạo sát sao công việc kiểm tra. Thường xuyên nắm bắt thông tin diễn biến trong sự phát triển kinh tế, nguồn thu thực tế, nộp thuế của các doanh nghiệp để đề ra hướng đi đúng đảm bảo được hiệu quả công tác kiểm tra.

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế. Việc thực hiện lập kế hoạch kiểm tra phải được thực hiện dựa trên phân tích các thông tin doanh nghiệp, phân tích rủi ro theo các tiêu chí nhất định, từ đó sàng lọc mức độ rủi ro của từ doanh nghiệp theo mức độ từ cao xuống thấp. Công tác lập kế hoạch được kết hợp giữa kinh nghiệm quản lý của cán bộ, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tối đa rủi ro và thủ tục rườm rà.

Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra. Các

doanh nghiệp ngày càng gia tăng về số lượng và mặt hàng kinh doanh do đó, sự phối hợp với các cơ quan ban ngành trong việc thực hiện thu thập, xác minh thông tin các doanh nghiệp là rất cẩn thiết. Đặc biệt là phối hợp với công an trong việc xác minh, điều tra các doanh nghiệp cố tình không kê khai, điều chỉnh hóa đơn, phối hợp với ngân hàng để thực hiện xác minh các khoản giao dịch thương mại của doanh nghiệp.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra

thuế trong từng quy trình kiểm tra bao gồm: kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sợ, lưu hồ sơ, nộp báo cáo.. để đảm bảo được tính chính xác, minh bạch và công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu thời gian thực hiện quy trình thanh kiểm tra. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc xây dựng công cụ giúp cho việc phân loại các doanh nghiệp chính xác hơn.

Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra

nâng cao hiệu quả công việc. Cán bộ là lực lượng lòng cốt thực hiện công tác kiểm tra, có tác động trực tiếp tới kết quả kiểm tra. Do đó, cần phải mở rộng chương trình huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao kiến thức văn hóa ứng xử công sở và đối với các doanh nghiệp, xử lý tình huống. Có những khen thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt công việc để khuyến khích cán bộ trong công việc, xử phạt, kỷ luật nghiêm túc đối với những cán bộ chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có những dấu hiệu sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau:

- Thực trạng của công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình hiện nay là gì?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình hiện nay?

- Giải pháp nào để tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể là:

+ Thu thập tài liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu thống kê về tình hình kê khai nộp thuế, nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11; Quyết định số 503 ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế và các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách thuế liên quan của Bộ tài Chính. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được công bố. Nguồn gốc của các tài liệu đã được chú thích trong phần “Tài liệu tham khảo”, một số bài viết trên các website của Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế.

+ Thu thập tài liệu sơ cấp: Để đề xuất giải pháp tăng cường kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp cho phù hợp với thực tiễn, tác giả nhận thấy cần thu thập một số thông tin từ bên trong cơ quan quan thuế nên đã thiết kế bảng hỏi để hỏi một số chuyên viên trong ngành thuế liên quan đến công tác kiểm tra thuế; cần thu thập một số thông tin từ bên ngoài cơ quan quan thuế nên đã hỏi một số doanh nghiệp về tình hình kê khai, nộp thuế và mức độ tuân thủ luật.

Luận văn sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Hiện có 198 doanh nghiệp do Chi cục Thuế huyện Yên Bình quản lý. Quy mô mẫu được xác định theo công thức của Slovin:

Trong đó: n là quy mô mẫu cần điều tra; N là kích thước của tổng thể; e là sai số cho phép.

Trong đề tài này, kích thước của tổng thể là 198 doanh nghiệp; tác giả chọn sai số cho phép là 0,1. Áp dụng công thức trên ta tính được quy mô mẫu như sau:

n = 198/ (1+198 x 0,12) = 66 Như vậy quy mô mẫu là 66 doanh nghiệp.

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan được sắp xếp theo một trật tự thời gian, không gian và đối tượng nghiên cứu. Phiếu thu thập thông tin được xử lý bằng phần mềm Microsoft Ofice Excel.

Các số liệu được thống kê và tổng hợp vào các bảng theo các tiêu chí so sánh cụ thể, từ đó tác giả đưa ra một số nhận xét về các mức độ thay đổi số liệu, xu hướng thay đổi và kiểm chứng với nhận định ban đầu của mình, trên cơ sở các quy định của pháp luật thuế hiện hành, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp cho Chi cục Thuế huyện Yên Bình.

Trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thang đo Likert để đo cấp độ tuân thủ luật thuế và mức độ hài lòng của người trả lời về vấn đề đặt ra. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội, nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo có tính đa hướng, bao gồm tập hợp nhiều mục hỏi để phản ánh một yếu tố khái niệm. Thang đo này thường được sử dụng với nhiều mức độ khác nhau.

Ví dụ đo lường cấp độ tuân thủ luật thuế

Từ chối Miễn cưỡng Chấp nhận Cam kết

Trong đó:

Từ chối: là việc doanh nghiệp không tuân thủ luật thuế, tách ra mình khỏi sự quản lý của cơ quan thuế. Tính tự nguyện thấp, nộp thuế không đầy đủ, không đúng hạn.

Miễn cưỡng: Là việc doanh nghiệp có sự đối đầu với cơ quan thuế, chỉ tuân thủ vì những ràng buộc, những sự cưỡng chế, hình phạt có thể bị áp dụng. Nộp đủ thuế nhưng thường không đúng hạn, không tự nguyện

Chấp nhận: Doanh nghiệp chấp nhận tuân thủ các quy định của Luật thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn nhưng chưa thực sự tự nguyện

Cam kết: Doanh nghiệp cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, có thái độ hợp tác với cơ quan thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí còn tuyên truyền cho các doanh nghiệp khác tuân thủ. Nộp đủ thuế, đúng hạn và tính tự nguyện cao.

Ví dụ đo lường sự hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng

* Các bước xây dựng thang đo Likert

(1) Nhận diện và đặt tên biến muốn đo mức độ đánh giá

(2) Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu

(3) Xác định số lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin

(4) Kiêm tra toàn bộ các mục hỏi và các thông tin đã khai thác được từ những người được phỏng vấn.

(5) Phân tích từng mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn đo lường.

(6) Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu SWOT

Dựa trên các số liệu thu thập được tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu SWOT Humphrey, Albert( 2005) để đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu đối với công tác kiểm tra thuế tại huyện Yên Bình. Từ đó làm căn cứ đề xuất những giải pháp cụ thể.

Theo Humphrey, Albert SWOT gồm 04 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Từ kết quả phân tích, tác giả thực hiện phân loại thành 4 yếu tố chính theo mô hình nghiên cứu SWOT và phân tích ý nghĩa của chúng. Chỉ rõ hành động nên tiếp tục phát huy, những yếu tố cần được củng cố, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội từ đó giảm thiểu những nguy cơ và rủi ro có thể xảy đến.

2.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh thông tin

Căn cứ vào các số liệu thống kê liên quan đến tình hình kê khai, nộp thuế, nợ thuế, tỷ lệ tuân thủ, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải thể để đánh giá mức độ tăng giảm các chỉ số và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kiểm tra thuế hiện tại.

Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh số tuyệt đối và số tương đối để phân tích, đánh giá. Từ đó xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác kiểm tra thuế.

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý

bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

- Phương pháp biểu thị số liệu: + Phương pháp Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

+ Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức

biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

- Phương pháp phân tích thông tin:

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, chuyên khảo...

+ Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.

+ Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến số lượng NNT được kiểm tra - Tỷ lệ NTT được kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động - Tỷ lệ NTT được kiểm tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Tỷ lệ NNT được kiểm tra trong tổng số

NNT đang hoạt động

=

Số NNT được kiểm tra năm đánh giá

x 100% Tổng số NNT đang thực tế hoạt động

do Cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm Cơ quan thuế đã kiểm tra được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm NNT.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được kiểm tra

=

Tổng số NNT đã kiểm tra trong năm

x 100% Tổng số NNT theo kế hoạch kiểm tra

được phê duyệt đầu năm.

Chỉ tiêu phản ánh trong năm cơ quan thuế đã hoàn thành được số lượng bao nhiêu NNT so với kế hoạch kiểm tra năm.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến kết quả kiểm tra - Số thuế truy thu bình quân - Số thuế truy thu bình quân

Số thuế truy thu bình quân =

Tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua kiểm tra

x 100% tổng số NNT được kiểm tra trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kiểm tra một NNT thì Cơ quan thuế thu về cho NSNN bao nhiêu tiền thuế thiếu, thuế trốn, gian lận thuế.

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN

Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng

thu NSNN =

Tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua kiểm tra

x 100% Tổng số thu NSNN trong năm của

Chỉ tiêu này phản ánh, đánh giá mức độ đóng góp của công tác kiểm tra thuế trong tổng thu vào NSNN.

- Số thuế ưu đãi (miễn, giảm) bình quân bị loại qua kiểm tra

Số thuế ưu đãi (miễn, giảm) bình

quân bị loại qua kiểm tra

=

Tổng số tiền ưu đãi sai quy định của NNT bị Cơ quan thuế loại ra qua

kiểm tra x 100%

Tổng số NNT có ưu đãi, miễn giảm thuế được kiểm tra trong năm

Chỉ tiêu này cho biết cứ kiểm tra trung bình mỗi NNT thuộc diện ưu đãi (miễn, giảm) thuế, đoàn kiểm tra loại ra bao nhiêu tiền thuế miễn giảm sai quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)