Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 59 - 70)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế

Kế hoạch kiểm tra sau khi được lập và phê duyệt của Cục thuế, Chi cục trưởng sẽ dựa trên số liệu các cán bộ đã phân tích, các thông tin về các doanh nghiệp sẽ kiểm tra rồi phân bố về cho từng đơn vị quản lý doanh nghiệp đó. Các công tác kiểm tra tại Cơ quan thuế và tại trụ sở doanh nghiệp luôn được chú trọng và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Cục thuế.

3.3.2.1. Công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại cơ quan thuế

Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được Chi cục Thuế huyện Yên Bình thực hiện theo đúng quyết định ban hành của Tổng cục thuế bao gồm các bước: Cập nhật dữ liệu, thông tin doanh nghiệp vào các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ thanh kiểm tra (TTR), lập kế hoạch kiểm tra thuế, hệ thống dữ liệu của ngành để phục vụ công tác kiểm tra. Những thông tin này luôn được cán bộ thuế thực hiện cập nhật liên tục, trước khi thực hiện nhập dữ liệu, cán bộ được phân công tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin của NNT thông qua hồ sơ, các thông tin khác thu thập từ các sở ban ngành, để từ đó lấy căn cứ làm để thực kiểm tra hồ sơ thuế, cũng như các công tác lập kế hoạch kiểm tra.

Kiểm tra hồ sơ thuế dựa trên các nguyên tắc nhất định đối với từng loại hồ sơ. Các loại hồ sơ khai thuế theo quý, tháng và năm đều được tiến hành kiểm tra thường xuyên khi nhận được hồ sơ. Tất cả hồ sơ đều được cán bộ thuê thực hiện kiểm tra thông qua áp dụng các phần mềm ứng dụng sẵn có của ngành nhằm đánh giá chính xác được thông tin của NNT, phát hiện kịp thời những sai sót, rủi ro trong hồ sơ thuế. Khi tiến hành kiểm tra cán bộ thuế thực hiện kiểm tra tất cả hồ sơ khai thuế trừ một số loại hồ sơ ngoại trừ như: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác. Đối với các hồ sơ đóng mã số của nhà thầu, chi nhánh chưa thực hiện kinh doanh được cơ quan thuê tiến hành kiểm tra và ghi nhận biên bản, tiến hành thủ tục đóng mã theo quy định.

Hiện nay cơ quan thuế áp dụng chủ yếu phương thức kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng và phương pháp đối chiếu so sánh. Căn cứ tính thuế liên quan đến xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế. Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai

thuế, cán bộ kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm của doanh nghiệp được giao.

Bên cạnh đó việc kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... được Chi cục Thuế thực hiện theo phương pháp đối chiếu dưa trên các quy định của các văn bản pháp luật về thuế; Căn cứ vào các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có); Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước; Đối chiếu với các dữ liệu của doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh; Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác (nếu có).

Sau khi kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ thuế đều thực hiện ghi lại kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế theo mẫu số 01/QTKT. Cụ thể kết quả tiến hành kiểm tra thuế tại Cơ quan thuế của Chi cục Thuế huyện Yên Bình như sau:

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Cơ quan thuế

Đơn vị: hồ sơ

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số hồ sơ kiểm tra 1,274 1,301 565

2 Số hồ sơ chấp nhận 1,258 1,300 557

3 Đề nghị kiểm tra DN 1 1

4 Số hồ sơ giải trình 15 1 7

Trong năm 2014, số hồ kiểm tra là 1.274 hồ sơ trong đó số hồ sơ chấp nhận là 1.258 hồ sơ chiếm 98,7%, đề nghị kiểm tra DN 01 hồ sơ, số hồ sơ yêu cầu giải trình thêm là 15 hồ sơ.

Năm 2015, số hồ sơ kiểm tra là 1.301 hồ sơ, tăng 27 hồ sơ và bằng 103.3% so với năm 2014. Trong đó, không có hồ sơ của DN chuyển sang kiểm tra tại DN, số hồ sơ chấp nhận là 1.300 hồ sơ bằng 103,3% sơ với năm 2014 và chiếm 99,9% trên tổng số hồ sơ kiểm tra.

Năm 2016, số hồ sơ kiểm tra giảm mạnh xuống chỉ bằng 43,3% so với năm 2015, trong đó số hồ sơ giải trình là 07 hồ sơ, 01 hồ sơ thực hiện kiểm tra tại DN. Số hồ sơ được chấp nhận là 557 hồ sơ, bằng 98,6% so với năm 2015.

Bảng 3.3. Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ 2015/2014 Tỷ lệ 2016/2015 Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) giảm (-) Tỷ lệ (%)

1 Số hồ sơ kiểm tra 27 102.1 736 43.4

2 Số hồ sơ chấp nhận 42 103.3 743 42.8

4 Số hồ sơ giải trình 14 6.7 6 700.0

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Nhìn chung, số hồ sơ kiểm tra phát hiện bị vi phạm là rất ít, có xu hướng giảm. Thông qua công tác kiểm tra, khi phát hiện sai sót Cơ quan thuế chỉ mới yêu cầu NNT giải trình, bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu, chỉ một số ít là được chuyển về kiểm tra tại doanh nghiệp cho thấy công tác kiểm tra tại doanh nghiệp mới chỉ thực hiện trên mặt hình thức. Số lượng hồ sơ thực hiện kiểm tra trong giai đoạn 2015- 2016 giảm.

Về công tác quản lý kê khai tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình được thể hiện ở bảng 3.4:

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả quản lý kê khai thuế tại Chi cục Thuế Yên Bình

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng số tờ khai phải nộp 660 760 960 2 Tổng số tờ khai đã nộp 568 645 833 3 Tỷ lệ số tờ khai đã nộp/ tổng số tờ khai (%) 86,1 84,9 86,8 4 Tổng số tờ khai nộp chưa đúng hạn 92 115 127 5 Tỷ lệ số tờ khai nộp chưa đúng hạn/ tổng số tờ khai (%) 13,9 15,1 13,2 6 Số hồ sơ bị xử lý vi phạm do nộp chậm 82 91 101 7 Tỷ lệ số tờ khai xử lý vi phạm/ tổng số tờ khai vi phạm(%) 89,1 79,1 79,5 8 Số tiền phạt (triệu đồng) 262.6 243.6 360.4

(Nguồn: Đội kiểm tra - Chi cục Thuế huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) [4],[5],[6]

Chi cục đã thực hiện kiểm tra ban đầu các loại tờ khai thuế, phát hiện và yêu cầu kê khai bổ sung kịp thời, những sai sót đảm bảo cho công tác lập hồ sơ; hướng dẫn các đơn vị mới thành lập kê khai, nộp tờ khai thuế kịp thời. Tuy vậy, tình trạng nộp chậm tờ khai vẫn còn diễn ra có dấu hiệu tăng qua từng năm. Tỷ lệ số hồ sơ thực hiện xử lý vi phạm chiếm từ 79,1% - 89,1% trên tổng số hồ sơ vi phạm, với các doanh nghiệp nộp tờ khai chậm chi cục mới chỉ thực hiện các biện pháp như làm văn bản nhắc nhở, điều chỉnh tờ khai và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm chưa có tính răn đe cao nên tỷ lệ số hồ sơ nộp chậm vẫn có dấu hiệu

tăng mạnh đặc biệt trong giai đoạn 2014- 2015, với tỷ lệ số hồ sơ nộp chậm năm 2014 là 13,9%, năm 2015 tăng lên là 15,1%. Năm 2016 đã có dấu hiệu giảm nhưng chưa cao.

Công tác kiểm tra, xác minh hóa đơn cũng được Chi cục Thuế huyện Yên Bình chú trọng và có nhiều chuyển biến qua các năm, cụ thể:

+ Năm 2015 đã đã gửi đi xác minh tổng số 28 phiếu, số phiếu đã nhận trả lời 20 phiếu và không có chênh lệch. Năm 2016 đã gửi đi xác minh tổng số 58 phiếu, số phiếu đã trả lời 37 phiếu, kết quả 37 phiếu khớp đúng. Nhận xác minh của đơn vị khác gửi về là 39 phiếu, đã xác minh trả lời là 39 phiếu, kết quả xác minh đều đúng khớp.

+ Chi cục Thuế tiếp tục đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đúng quy định. Cấp phát hóa đơn, ấn chỉ thuế cho hộ kinh doanh và cán bộ ủy nhiệm thu đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình. Thực hiện kiểm kê biên lai ấn chỉ đúng theo quy định hiện hành. Năm 2014, đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý và sử dụng hóa đơn bán hàng tại cơ quan thuế: 08 đơn vị, số tiền phạt 38 triệu đồng. Qua kết quả kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp trong có lỗi trong việc kê khai thuế, sau khi tăng chi phí các doanh nghiệp đã không thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên theo quy định. Năm 2015, Chi cục Thuế đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính về việc nộp báo cáo chậm đối với 10 doanh nghiệp với số tiền phạt là 33 triệu đồng. Năm 2016, xử phạt vi phạm hành chính về chậm nộp, không nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn 22 doanh nghiệp với số tiền là 67 triệu đồng.

3.3.2.2. Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

Sau khi kiểm tra tại cơ quan thuế, đối với các doanh nghiệp không giải trình được hồ sơ, thuế thì Thủ trưởng Cơ quan thuế sẽ xem xét để quyết định ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được thể hiện tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số doanh nghiệp kiểm tra 19 20 26

2 Số doanh nghiệp bị phát hiện có

vi phạm 14 14 20

3 Tổng số thuế theo kê khai của

doanh nghiệp (triệu đồng) 929,12 1.037 1.179 4 Số thuế truy thu tăng thêm sau

kiểm tra (triệu đồng) 74,6 163,4 287,5

5 Số tiền phạt (triệu đồng) 19,3 79,1 71,0

6 Số tiền truy hoàn (triệu đồng) 1,1 1,9

7 Số tiền giảm khấu trừ (triệu đồng) 110,0 19,2 8 Số tiền giảm lỗ (triệu đồng) 667,6 6,3 324,7 9 Số thuế đã nộp vào ngân sách NN

(triệu đồng) 831,7 249,9 704,3

(Nguồn: Đội kiểm tra - Chi cục Thuế huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) [4],[5],[6]

Theo bảng số liệu 3.5, số doanh nghiệp được kiểm tra tăng qua các năm. Số doanh nghiệp phát hiện có vi phạm có dấu hiệu tăng đặc biệt trong giai đoạn năm 2015-2016. Cụ thể:

Năm 2014, Chi cục thuế tiến hành kiểm tra 19 doanh nghiệp trong đó có 14 doanh nghiệp bị vi phạm về thuế chiếm 73,7% số doanh nghiệp kiểm tra. Số tiền thuế doanh nghiệp kê khai là 929,1 triệu đồng, số tiền truy thu vào Cơ quan thuế là 74,6 triệu đồng, phạt 19,3 triệu, giảm lỗ 667,6 triệu đồng, số tiền nộp vào NSNN 831,7 triệu đồng.

Năm 2015, Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra 20 doanh nghiệp, trong đó phát hiện vi phạm 14 doanh nghiệp chiếm 70% số doanh nghiệp kiểm tra. Số thuế theo kê khai của doanh nghiệp 1.037 triệu đồng, số truy thu tăng thêm sau kiểm tra là 163,4 triệu đồng cao hơn năm 2014 là 88,8 triệu đồng. Số tiền phạt là 79,1 triệu đồng, tăng 59,8 triệu đồng so với năm 2014. Tiền truy hoàn là 1.1 triệu đồng. Tiền giảm lỗ là 6,3 triệu đồng chỉ bằng 0,94% so với năm 2014 và số thuế nộp vào NSNN là 249,9 triệu đồng.

Năm 2016 tiến hành kiểm tra 26 doanh nghiệp, trong đó có 20 doanh nghiệp bị vi phạm về thuế tăng 70% so với năm 2015, số tiền thuế doanh nghiệp kê khai là 1.179 triệu đồng. Số tiền truy thu tăng thêm là 287,5 triệu đồng, tăng 1,76 triệu đồng so với năm 2015. Số tiền phạt 71 triệu đồng giảm 8,1 triệu đồng và bằng 89,8% so với năm 2015, giảm lỗ 324.7 triệu đồng. Nộp tiền vào NSNN 704,3 triệu đồng tăng 454,4 triệu đồng so với năm 2015.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra

Theo biểu đồ 3.2 tỷ lệ doanh nghiệp phát hiện vi phạm trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra có dấu hiệu tăng, năm 2014 với tỷ lệ 73,7% tới năm 2016 tỷ lệ tăng lên 76,9%. Cho thấy công tác kiểm tra đã chặt chẽ hơn, và đạt hiệu quả. Tuy vậy các biện pháp xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Trong số các doanh nghiệp tiến hành kiểm tra có tới trên 60% các doanh nghiệp kiểm tra ưu đãi, miễn giảm thuế. Trung bình mỗi doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra loại ra từ 3.4- 4.55 triệu đồng. Lượng thuế ưu đãi miễn giảm sai quy định có dấu hiệu tăng qua các năm.

Cụ thể, năm 2014, tiến hành kiểm tra 10 doanh nghiệp, số thuế ưu đãi, miễn giảm sai quy định phát hiện là 33,7 triệu đồng. Năm 2015, tiến hành kiểm tra 12 doanh nghiệp, trong đó phát hiện số thuế ưu đãi, miễn giảm sai quy định là 54,6 triệu đồng, tăng 20,9 triệu đồng, bằng 162,0% so với năm 2014, số thuế ưu đãi, miễn giảm sai phạm bình quân cũng tăng, bằng 133,8% so với năm 2014. Năm 2016, đội kiểm tra tiến hành kiểm tra đối với 12 doanh nghiệp, số thuế ưu đãi, miễn giảm sai quy định là 50,5 triệu đồng, giảm 4,1 triệu đồng so với năm 2015, số thuế ưu đãi, miễn giảm sai phạm bình quân giảm 0,35 triệu đồng, bằng 92,3% so với năm 2015. Công tác kiểm tra các doanh nghiệp về thuế ưu đãi, miễn giảm có nhiều chuyển biến nhưng chưa nhiều, số doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sai trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra là khá cao, nhưng tỷ lệ số thuế sai phạm trên tổng số thuế truy thu lại tỷ lệ nghịch.

Bảng 3.6: Thực trạng kiểm tra ưu đãi, miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tỷ lệ 2015/ 2014 Tỷ lệ 2016/ 2015 Tăng (+) giảm (- ) Tỷ lệ (%) Tăng (+) giảm (- ) Tỷ lệ (%)

Số thuế ưu đãi, miễn giảm sai quy định 33,7 54,6 50,5 20,9 162,0 4,1 92,5 Tổng DN có ưu đãi, miễn giảm đã tiến

hành kiểm tra 10 12 12 2 120,0 0 100,0

Số thuế ưu đãi, miễn giảm sai quy định / Tổng DN có ưu đãi, miễn giảm đã tiến hành kiểm tra

3,4 4,55 4,2 1,15 133,8 0,35 92,3

3.3.2.3. Công tác tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế

Với kế hoạch đã đề ra, cùng với việc thường xuyên bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, theo dõi tổng hợp báo cáo, lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế qua các năm, Chi cục Thuế đã nâng cao được tổ chức kiểm tra, đôn đốc, thu hồi, cưỡng chế nợ thuế giúp công tác quản lý đi vào nề nếp. Công tác tổng hợp báo cáo luôn được Chi cục thuế chú trọng, vì báo cáo kiểm tra sẽ là căn cứ giúp cho Chi cục thuế thực hiện các khâu quản lý thuế khác cũng như theo dõi quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của DN.

Sau khi thực hiển kiểm tra tại cơ quan thuế, và các trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp tất cả dữ liệu sẽ được cán bộ thuế nhập vào hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra TTR nhằm phục vụ cho công tác quản lý, giám sát. Mọi thông tin về quá trình kiểm tra được báo cáo trực tiếp cho Chi cục Thuế tại huyện kiểm duyệt, sau đó sẽ được chuyển lên các ban ngành cao hơn để chứng minh công tác kiểm tra thuế tại địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)