Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Bình

* Điều kiện tự nhiên

Yên Bình là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với tổng diện tích tự nhiên là 77,319.67 ha chiếm 11.23% diện tích toàn tỉnh. Phía đông nam giáp với huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Lục Yên, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía tây bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Văn Yên. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8km về phía đông nam, cách thủ đô Hà Nội 170km về phía tây bắc. Với vị trí địa lý là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của Tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà nội, ngoài ra trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Yên Bái và đi Lào Cai chạy qua trung tâm và một số xã của huyện là yếu tố thuận lợi,quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ và việc trung chuyển hàng hóa. Sở hữu hồ Thác Bà (trên 15000 ha) với diện tích mặt nước nhiều nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ.

Huyện có tiềm năng lớn trong việc phát triển các cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công

nghiệp ngắn ngày (mía...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc do có nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm 61% diện tích trong huyện. Bên cạnh đó, nhóm đất dốc phân bổ rải rác ở các thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày; nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính nhiều phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực giúp thúc đẩy nguồn thu nhập của người dân.

Các tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, ngoài tài nguyên nước và tài nguyên rừng còn có một số loại khoáng sản khác với trữ lượng lớn, phù hợp các tiêu chuẩn trong việc sản xuất các nguyên liệu xây dựng như: đá vôi hoa hoá có độ trắng cao, đá vôi vật liệu xây dựng, chì, kẽm, pyrit, cao lanh, fenpat; ngoài ra có đá quý, bán đá quý và các loại cát, quặng vàng, than nâu...

Với các đặc điểm địa lý và tự nhiên thuận lợi, nguồn đất, khoáng sản phong phú đã cho thấy huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.

*Điều kiện về kinh tế - xã hội

Thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 -2020) phát triển kinh tế - xã hội, và các đề án: Đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Tỉnh; Đề án phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng vùng bưởi Đại Minh huyện Yên Bình, giai đoạn 2013 - 2016 và các năm tiếp theo; Đề án khoa học công nghệ cấp tỉnh về nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh, kết hợp với nuôi ong mật; Đề án phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản tại xã Bạch Hà huyện Yên Bình giai đoạn 2013 - 2016 và các năm tiếp theo. Theo báo cáo của

huyện về kết quả kinh tế xã hội năm 2016, huyện đã đạt được thành tích vượt trội đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn huyện đạt 1,884.5 tỷ đồng bằng 100.45% kế hoạch đưa ra; Sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2005 tỷ đồng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 1,640 tỷ đồng; Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 18,5 USD;số lao động được tạo việc làm mới đạt 2,665 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm trong năm đạt 4,7% bằng 134% kế hoạch. Ngân sách nhà nước thu trên địa bàn đạt 167.665 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 18.5/18 triệu USD. Bên cạnh đó tổng vốn đầu tư phát triển đạt 2,500 tỷ đồng.

Trên cơ sở thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, huyện đã đề ra những chỉ tiêu kinh tế phấn đấu trong năm 2017 như: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2,200 tỷ đồng,giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1,970 tỷ đồng, giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn đạt 1,110 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 26,545 tấn,tỷ lệ che phủ rừng là 54%, diện tích trồng rừng mới đạt: 2,400 ha, 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt: 152 tỷ đồng.

Yên Bình là địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là nơi giao lưu kinh tế quan trọng giữa Yên Bái, Lào Cai và Hà nội,do đó nơi đây rất thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ, trung chuyển hàng hóa. Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản nên nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)