Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 70 - 74)

5. Kết cấu luận văn

3.4.4. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Chi cục Thuế huyện Yên Bình

3.4.4.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua tỉnh Yên Bình đã nỗ lực không ngừng

trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thực hiện theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước. Thể hiện ở thời gian tiến hành một cuộc kiểm tra tại đơn vị đã được rút ngắn so với trước. Bên cạnh đó thực hiện cắt giảm các thủ tục không cần thiết, thay vào đó chú trọng công tác kiểm tra tiến hành bước phân tích sâu hồ sơ doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Khi tiến hành kiểm tra, tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn, tránh tình trạng kiểm tra dàn trải, gây tốn thời gian và đạt hiệu quả không tốt. Đồng thời, Chi cục Thuế cũng áp dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra như công cụ tra cứu hoá đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, các phần mềm tính toán, phân tích số liệu tài chính doanh nghiệp đã giúp nâng cao độ chính xác, công khai minh bạch trong kiểm tra thuế.

Điều này được thể hiện rõ trong đánh giá của doanh nghiệp về kết quả kiểm tra của cơ quan thuế và tính minh bạch trong quá trình kiểm tra.

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của doanh nghiệp về tính minh bạch trong kiểm tra thuế

Theo bảng phụ lục 1, tại mục 8.1, mức đánh giá của các doanh nghiệp ở mức 4,4 cho thấy các doanh nghiệp rất hài lòng với kết quả kiểm tra.

Khi các doanh nghiệp được hỏi về độ minh bạch trong quá trình kiểm tra của cơ quan thuế có tới 86% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất minh bạch, 14% doanh nghiệp đánh giá ở mức minh bạch, không có doanh nghiệp nào đánh giá ở mức kém minh bạch và rất kém minh bạch.

Thứ hai, nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra thuế, nên trong

những năm qua công tác kiểm tra thuế luôn được Chi cục Thuế tỉnh Yên Bình coi trọng hàng đầu. Mô hình kiểm tra, các bước trong quá trình kiểm tra luôn được tỉnh thực hiện cải cách để phù hợp với thực trạng. Các khâu kiểm tra và công cụ hỗ trợ kiểm tra thuế đã dần được hiện đại hoá, đó chính là điều kiện tạo tiềm lực tốt phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Cơ quan Thuế đã chủ động triển khai, áp dụng hàng loạt, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để khai thác, quản lý nguồn thu, chống thất cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là thu hồi nợ đọng thuế sau kiểm tra đã đạt được hiệu quả tích cực.

Thứ ba, tập thể cán bộ thuế luôn có ý thức chấp hành tốt các chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Là một lực lượng chủ chốt trong công tác kiểm tra thuế có tác động tới công tác kiểm tra thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung. Trình độ của cán bộ thuế được NNT đánh giá ở mức trung bình là 3,8 và phong cách ứng xử là 3,7 tức là ở mức độ hài lòng. Kết quả này cho thấy, Chi cục Thuế đã chú trọng hơn trong việc mở chương trình tập huấn dành cho cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ, nâng cao phong cách ứng xử với NNT, và xử lý tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, tại Chi cục Thuế huyện Yên Bình hình thức kê khai thuế được

triển khai theo cơ chế tự khai tự nộp, hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở NNT được dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra. Việc này nhằm tránh không gây

phiền hà cho các doanh nghiệp có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Hơn nữa, giúp cho NNT cảm thấy được tôn trọng từ đó ý thức trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân đối với ngân sách đã từng bước được nâng cao.

3.4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của cục thuế huyện Yên Bình bên cạnh những thành tựu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định dẫn tới chất lượng chưa cao: Việc phân tích thông tin để lựa chọn những doanh nghiệp có sai phạm trong nộp thuế, kê khai thuế để lập kế hoạch kiểm tra còn mang tính hình thức, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra. Việc áp dụng phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chưa chi tiết.

- Số lượng và chất lượng các cuộc kiểm tra còn thấp: Hàng năm Chi

cục Thuế đã tiến hành kiểm tra tại cả trụ sở Cơ quan thuế và trụ sở NNT, nhưng theo số liệu đã phân tích ở trên số lượng các cuộc kiểm tra còn thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra thuế trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động mới chỉ đạt tới 17,1%. Trong quá trình phỏng vấn, lượng DN đã từng được Chi cục thuế kiểm tra trong giai đoạn năm 2014- 2016 là 10 DN/66 DN, đạt khoảng 15%.

Số doanh nghiệp kiểm tra tại trụ sở còn hạn chế. Số thu bình quân một doanh nghiệp có vi phạm qua kiểm tra còn chưa cao và có xu hướng giảm, đặc biệt là trong khâu xử phạt các doanh nghiệp thực hiện kê khai miễn giảm thuế không đúng. Chất lượng kiểm tra còn thấp, chưa sâu mới chỉ dừng ở hình thức, việc xử phạt chưa đủ sức răn đe nên trong những năm sau số lượng các doanh nghiệp phát hiện có vi phạm có xu hướng tăng.

- Năng lực quản lý của cán bộ kiểm tra: Còn có một số cán bộ, công

chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, có tư tưởng ngại khó, ngại khổ, xử lý công việc qua loa, theo cảm tính, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Do nguồn nhân lực còn thiếu, nhiều năm không được bổ sung mà số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng cao, dẫn đến gặp khó khăn trong việc điều phối nhân lực tổ chức thành lập đoàn kiểm tra cho phù hợp. Thiếu những kỹ năng tin học trong việc sử dụng phần mềm phân tích dẫn tới khả năng phát hiện những sai phạm từ hồ sơ khai thuế, từ sổ sách chứng từ là chưa cao, nhiều cuộc kiểm tra có kết quả xử lý song chủ yếu bắt lỗi về thủ tục hành chính mà chưa phát hiện được những sai phạm đi sâu vào nghiệp vụ kế toán.

- Đối với doanh nghiệp: Lượng doanh nghiệp gia tăng nhưng ý thức

của các doanh nghiệp trong khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã cố tình thực hiện sai phạm, cấu kết với nhà sản xuất để thực hiện hành vi khai thuế không đúng với thực tế. Một vài doanh nghiệp có ý tưởng tiêu cực với thuế nên đã có những thái độ không đúng mực đối với cán bộ thực hiện kiểm tra. Khi thực hiện kiểm tra nhiều doanh nghiệp có thái độ không hợp tác, cố tình gây hiềm khích đối với những cán bộ thực hiện nghĩa vụ khi cán bộ yêu cầu giải trình.

Bên cạnh đó, Cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi cục thuế vẫn còn nghèo nàn chưa thể hỗ trợ triệt để cho công tác kiểm tra. Phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra như phân tích chuyên sâu tình hình hoạt động các doanh nghiệp còn thiếu. Sự phối hợp với các ban ngành liên quan trong công tác xác minh còn chưa chặt chẽ dẫn tới dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp còn thiếu chưa đủ bao quát với tình hình hoạt động thực tế các doanh nghiệp.

Để làm rõ hơn thực trạng hạn chế trong công tác kiểm tra các doanh nghiệp, tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra để làm căn cứ đề ra giải pháp giúp nâng cao công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Yên Bình.

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)