Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77 - 81)

5. Kết cấu luận văn

3.5.2. Nhân tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy: Cục thuế Yên Bái dựa trên quy định của Luật

quản lý thuế đã hình thành hệ thống quản lý thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, phát triển sâu từng chức năng quản lý và hạn chế tiêu cực do cách quản lý khép kín gây ra. Cán bộ công chức được bố trí, sắp xếp theo đúng năng lực, luôn được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế, tổ chức bộ máy vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng nhiều công tác kiểm tra thuế nói riêng và công tác khác tại cục thuế nói chung. Việc điều tiết, luân chuyển cán bộ ít được thực hiện, do đó nhiều cán bộ thực hiện những nhiệm vụ không thực sự phù hợp với năng lực bản thân dẫn tới chất lượng làm việc không cao . Hơn nữa, sự phối hợp giữa các bộ phận trong Cục thuế còn hạn chế, chưa có sự tương tác giữa đội kiểm tra thuế và các bộ phận như quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý nợ thuế… dẫn tới việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chưa thực sự đạt hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế hạn chế: Số lượng các doanh nghiệp

trên địa bàn tăng qua các năm, nhưng số lượng cán bộ còn ít dẫn đến việc cập nhật thông tin còn rời rạc, thiếu trọng tâm, trọng điểm.Lượng cán bộ ít

mà khối công việc này càng tăng dẫn tới hiệu quả đạt được không cao. Việc chọn lọc đối tượng để kiểm tra vì thế còn chưa chính xác, còn phải điều chỉnh kế hoạch kiểm tra thường xuyên. Số lượng cán bộ ít, trong khi đội ngũ cán bộ đang làm việc thì kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế dẫn tới khi thực hiện các bước trong quá trình kiểm tra chưa tốt. Công tác đề xuất đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra vẫn còn gặp nhiều vướng mắc do kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Kỹ năng tin học còn yếu, đặc biệt là trong việc sử dụng các phần mềm cao cấp, phần mềm phân tích dữ liệu trong khi những lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng còn ít nội dung đào tạo nâng cao chưa sát với những lỗ hổng của cán bộ. Điều này dẫn tới công tác kiểm tra chưa đạt được hiệu quả, nhất là trong quá trình xác định thông tin của các doanh nghiệp. Ngoài ra, một số cán bộ chưa có tư tưởng, lập trường vững vàng nên đã bị các đối tượng xấu mua chuộc để thực hiện che dấu những sai phạm của họ trong khi thực hiện kinh doanh và kê khai thuế, dẫn tới lượng doanh nghiệp sai phạm tăng, cán bộ đã vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm tra thuế gây tổn thất không cho nguồn thu NSNN nói chung và nguồn thu của Chi cục Thuế huyện Yên Bình nói riêng.

- Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế: Việc

tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế đến các DN vẫn chỉ dừng ở mức độ hình thức chưa thực hiện sâu triệt để. Nội dung chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Hình thức tổ chức chưa đa dạng và phong phú do đó đã không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa nắm rõ về luật thuế, dễ có những hành vi sai phạm về thuế. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn còn khá kém về trình độ chuyên môn và nắm bắt tâm lý người nộp thuế.

Chương trình tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, theo các doanh nghiệp đánh giá về độ hài lòng với chương trình tuyên truyền thì mới chỉ ở mức 3,3 tức là bình thường. Hơn nữa Chi cục Thuế chưa có những biện pháp để yêu cầu NNT tham gia đầy đủ nên khi được hỏi về tần suất tham gia chương trình tuyên truyền của NNT vẫn còn rất hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp có tham gia nhưng không thường xuyên chiếm tới 71,2% tổng số doanh nghiệp được hỏi, 09 doanh nghiệp tham gia đầy đủ, 07 doanh nghiệp tham ít, và 03 doanh nghiệp không tham gia. Khi được hỏi về lý do, hầu hết các doanh nghiệp đều trả lời là do không có thời gian và các văn bản đó họ có thể tra trực tiếp trên mạng.

- Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất tại Chi cục Thuế vẫn còn khá

nghèo nàn chưa thực sự phù hợp và hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra doanh nghiệp. Cơ sở vật chất chưa được chú trọng nâng cấp thường xuyên, do đó khi cán bộ vận hành sử dụng thường hay gặp vướng mặc khiến cho công việc phân tích, xây dựng kế hoạch ….gặp nhiều trục trặc và kết quả chưa cao. Đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích vẫn còn thiếu, những trang thiết bị hiện có tại Chi cục đều là những trang thiết bị cũ đã không còn phù hợp với việc phân tích thông tin doanh nghiệp, vì hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều ngành nghề hơn nên số liệu thường phức tạp, nhiều khoản đòi hòi những trang thiết bị cao cấp.

Việc này dẫn đến các doanh nghiệp không hiểu rõ về các chính sách nên dễ vướng phải những sai sót trong quá trình thực hiện kê khai thuế, nộp thuế và nhiều doanh nghiệp có ý nghĩ tiêu cực đối với thuế, dẫn tới khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế họ dễ mắc phải các sai phạm nghiêm trọng như trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã làm cho công tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ 3.6: Thực trạng tần suất tham gia chương trình tuyên truyền của các doanh nghiệp

(Nguồn: Theo điều tra của tác giả- năm 2017)

- Thiếu sự phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan: Chưa có sự phối hợp giữa Cơ quan thuế với các cơ quan có liên quan trong việc xác minh thông tin của các doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kiểm tra đặc biệt là quá trình xây dựng kế hoạch, quá trình cần nhiều thông tin của các doanh nghiệp để thực hiện phân loại các doanh nghiệp có khả năng sai phạm cao giúp cho công tác kiểm tra thuế không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, kiểm tra được đúng và đủ các đối tượng vi phạm. Do thiếu đi sự phối hợp của các ban ngành nên khi thực hiện kiểm tra, lượng thời gian dành cho việc thu thập thông tin, đối chiếu thông tin chiếm nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra.

Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

TẠI CHI CỤC THUẾ YÊN BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)