Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bìn h tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bìn h tỉnh Yên Bái

Trong giai đoạn năm 2014- 2016 Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nghị quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp như Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần “Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp”, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2017 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Với sự hỗ trợ không ngừng từ phía chính phủ nên trong thời gian quá số lượng các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng đều tăng mạnh.

Trong năm 2014 số doanh nghiệp trên địa bàn là 111 doanh nghiệp, năm 2015 tăng lên là 138 doanh nghiệp, bằng 124,3% so với năm 2014 và hiện nay trên địa bàn huyện có 169 doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các doanh nghiệp đều tăng qua các năm.

Biểu đồ 3.1: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Yên Bái)[4],[5],[6]

Các doanh nghiệp tập trung phát triển nhiều ở lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Trong năm 2016 trên địa bàn huyện đạt 2.682.861 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt: 1.134.695 tỷ đồng; giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh đạt 1.548.166 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, đi lên chủ yếu từ kinh doanh hộ cá thể nên hiểu biết về thuế còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế dẫn tới thường có tình trạng kê khai sai, thiếu thông tin gây mất nhiều thời gian của cơ quan thuế và doanh nghiệp. Hơn nữa do sự hiểu biết về quyền và nghĩa vụ đối với thuế còn hạn chế nên có một số doanh nghiệp có những hành vi gian lận, sai phạm về thuế như trốn thuế, cố tình kê khai sai, làm giả hóa đơn, chứng từ... gây tổn thất nhiều cho ngân sách nhà nước. Do đó, công tác kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như giữ ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế yên bình, tỉnh yên bái (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)