5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả thu thập thông tin bao gồm: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
+ Thu thập thông tin từ các loại sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các loại tài liệu liên quan đến công trình nghiên cứu, các tài liệu đăng tải trên webside và internet...để làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết và nội dung cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động.
+ Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các loại văn bản mang tính Pháp luật, Thông tư, các Nghị quyết báo cáo của cơ quan, tổ chức... đã được công bố; các loại tài liệu, các báo cáo của Sở GT-VT tỉnh Quảng Ning ( Quyết định số 236/QĐ-SGTVT về việc quy định chức năng nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu giúp việc thuộc Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018; Báo cáo của BCH Công đoàn ngành GTVT Quảng Ninh khóa XIV tại Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2017 - 2022) để phân tích làm rõ thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Thông tin sơ cấp là những thông tin đã thu thập được từ điều tra, khảo sát: Phỏng vấn những đối tượng là người lao động ở Sở GT-VT Quảng Ninh.
Bước 1: Xác định quy mô mẫu: Tổng số người lao động tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2017 là 217 người, được phân bổ làm việc ở các địa bàn khác nhau. Do hạn chế về điều kiện và thời gian tác giả gặp khó khăn trong việc liên lạc phát phiếu khảo sát, bởi vậy tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát 40 người lao động đang có mặt tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
Bước 2: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn. * Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian điều tra: tháng 5 năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Trụ sở làm việc Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh. - Kết quả điều tra: Số phiếu phát ra 40 phiếu, thu về 40 phiếu.
* Nội dung phiếu điều tra
+ Mục tiêu, kế hoạch, phương hướng hoạt động của Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
+ Đánh giá công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
+ Đánh giá mức độ hài lòng với chế độ tiền lương của người lao động. + Đánh giá mức độ hài lòng với hoạt động phúc lợi của Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
+ Đánh giá chất lượng, điều kiện, môi trường làm việc tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
+ Đánh giá thái độ của lãnh đạo và mối quan hệ của nhân viên tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Sau khi các tài liệu, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê các thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của
thông tin với mục tiêu nghiên cứu. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy vi tính và tổng hợp số liệu đó.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:
- Phân tổ phân loại: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo giới tính, theo trình độ lao động; theo độ tuổi…
- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về trình độ lao động thay đổi qua các năm.
- Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá chất lượng công tác tạo động lực cho người lao động tại Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ những thông tin, số liệu, tài liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi (sách báo, mạng Internet, tạp chí, giáo trình, số liệu và tài liệu của Sở GT-VT…) tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp và qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và những suy luận khoa học của bản thân về các vấn đề được nghiên cứu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp tính toán so sánh.
- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm.
- So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc + Công thức:
n: Tỉ lệ % của chỉ tiêu phân tích a: Chỉ tiêu gốc
b: Chỉ tiêu phân tích
Vậy: n = b (Chỉ tiêu phân tích)
a(Chỉ tiêu gốc) × 100
+ Ý nghĩa: Phương pháp so sánh sử dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích về công tác tạo động lực qua tiền lương, phúc lợi xã hội, sắp xếp nhân lực, môi trường làm việc…tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.
- Nhóm chỉ tiêu về hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua khuyến khích tài chính.
+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua hệ thống tiền lương phù hợp và công bằng (nghiên cứu nguyên tắc trả lương, nâng bậc lương) để từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong việc trả lương tại địa bản nghiên cứu.
+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng (đánh giá công tác xây dựng quỹ thưởng, mục đích sử dụng quỹ thưởng, các hình thức thưởng) thông qua kết quả này, tác giả lấy làm cơ sở thực tiễn đánh giá mức độ thưởng của đơn vị là cao hay thấp, mức thưởng ấy có thỏa mãn được nhu cầu vật chất, tinh thần cho người lao động không? Có đủ để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc hay không?.
+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua phúc lợi (nghiên cứu thực trạng việc đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi khác) mục đích là để đánh giá xem việc tạo động lực cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hay không.
- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua kích thích tinh thần.
+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua việc sắp xếp nhân lực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo (khảo sát đánh giá mức độ công việc có phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay không, người lao động có thỏa mãn với vị trí việc làm hiện tại hay không).
+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua bình xét thi đua khen thưởng (khảo sát đánh giá việc xây dựng thang chỉ tiêu thi đua, các nguyên tắc đánh giá khen thưởng) từ đó đưa ra nhận xét công tác này có đảm bảo tính khách quan, dân chủ, kịp thời tạo động lực cho người lao động không.
- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, an toàn (đánh giá điều kiện cơ sở vật chất làm việc, thái độ trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp - đồng nghiệp, cán bộ lãnh đạo - nhân viên)
- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực thông qua ý thức thực hiện nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật (đánh giá các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ cao hay thấp, có duy trì nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của tổ chức).
- Nhóm chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT Quảng Ninh.
+ Yếu tố khách quan (Chính sách của Chính phủ, pháp luật của nhà nước; Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước; Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động; Chính sách tạo động lực của các tổ chức khác).
+ Yếu tố chủ quan (Nhận thức về công tác tạo động lực cho người lao động của lãnh đạo, cấp quản lý ở Sở GT-VT; Định hướng phát triển; Quan điểm của ban lãnh đạo công ty về vấn đề tạo động lực; Yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động; Yếu tố đặc điểm môi trường làm việc).
Chương 3
THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI SỞ GIAO THÔNG - VẬN TẢI
QUẢNG NINH
3.1. Tổng quan về Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh Quảng Ninh
Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký quyết định thành lập Bộ Giao thông công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của ngành Giao thông - Vận tải cả nước và ngày này được coi là ngày truyền thống của Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh.
Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh về 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có nâng cấp hạ tầng giao thông, ngành GT-VT tỉnh Quảng Ninh đã tích cực tham mưu, triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, phát huy được lợi thế của tỉnh. Với những đóng góp quan trọng, Sở GT-VT Quảng Ninh đã vinh dự đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước (Huân chương lao động hạng nhất năm 1995; Huân chương độc lập hạng ba năm 1996; Huân chương độc lập hạng nhì năm 2000; Huân chương độc lập hạng nhất năm 2010 và nhiều cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ninh).
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh Quảng Ninh
Căn cứ Quyết định số 3176/2016/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh.
3.1.2.1. Chức năng của Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà
nước về: Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.
Sở Giao thông - Vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ninh
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình, dự án về giao thông vận tải; các biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính về giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
+ Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải;
+ Dự thảo văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giao thông - vận tải; tham gia với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó Phòng quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý;
+ Các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông vận tải.
+ Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Giao thông - Vận tải theo quy định của pháp luật; phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông - Vận tải quản lý theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
- Về kết cấu hạ tầng giao thông:
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của tỉnh;
+ Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: phân loại đường thủy nội địa; công bố luồng, tuyến đường thủy nội địa theo thẩm quyền; phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông theo quy định của pháp luật. Chấp thuận chủ trương xây dựng cảng, bến thủy nội địa; công bố cảng thủy nội địa; cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo thẩm quyền;
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa địa phương, đường sắt đô thị trong phạm vi quản lý;
+ Có ý kiến đối với các dự án xây dựng công trình trên đường thủy nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc Trung ương ủy thác quản lý;
+ Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
- Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
- Về vận tải:
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của Ủy