Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại sở giao thông vận tải tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Nhân tố chủ quan

- Nhận thức về công tác tạo động lực cho người lao động của lãnh đạo, cấp quản lý ở Sở GT-VT

Tại Sở GT-VT Quảng Ninh, ban giám đốc cũng như các cấp quản lý đều đã có sự quan tâm nhất định đến công tác tạo động lực cho người lao động. Các cấp lãnh đạo đã cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân viên của mình, động viên khuyến khích họ tích cực làm việc, ban hành nhiều chính sách lương, thưởng, các khoản phúc lợi nhằm làm cho nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với ngành. Mặc dù vậy, do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan mà các biện pháp nhằm tạo động lực cho người lao động trong ngành vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất mà chỉ dừng lại ở một mức

độ nhất định. Các cấp quản lý chưa đi sâu tìm hiểu kỹ những nguyên nhân chính làm giảm động lực lao động của nhân viên, chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm khuyến khích người lao động tích cực, hăng say hơn trong công việc.

- Định hướng phát triển của Sở GT-VT trong thời gian tới có các mục tiêu như:

+ Nâng cao năng lực đội ngũ lao động trong Sở GT-VT cả về phẩm chất lẫn chất lượng chuyên môn.

+ Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi Sở GT-VT phải có những chính sách nhân lực nói chung và chính sách tạo động lực nói riêng một cách cụ thể, đảm bảo yếu tố chi phí và tính khả thi cao nhất.

- Quan điểm của ban lãnh đạo công ty về vấn đề tạo động lực

Quan điểm của ban lãnh đạo Sở GT-VT là: “Con người là trung tâm

của sự phát triển, quyết định sự thành công hay thất bại của Sở GT-VT trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao”

Ý thức được vai trò rất quan trọng của nhân lực đối với tổ chức nên lãnh đạo Sở GT-VT luôn coi công tác tạo động lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bộ phận quản trị nhân lực trong Sở GT-VT. Vì vậy, mỗi một chính sác tạo động lực được đưa ra đều có sự nghiên cứu rất kỹ và nhận được sự đồng thuận của ban lãnh đạo của Sở GT-VT và của người lao động.

- Yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động

Trong những năm qua, quy mô và chất lượng lao động của Sở GT-VT Quảng Ninh ngày càng tăng.

* Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ

Bảng 3.11: Trình độ chuyên môn của lao động Sở GT-VT Quảng Ninh (2016 - 2017) (Đơn vị: người) Năm Trình độ 2016 2017 Sau đại học 14 09 Đại học 133 152

Sơ cấp - trung cấp - cao đẳng 25 38

Lao động phổ thông 0 18

Tổng 172 217

(Nguồn: Báo cáo danh sách hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Sở GT-VT Quảng Ninh năm 2016, 2017)

Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể thấy số lao động ở Sở GT-VT Quảng Ninh có trình độ Cao đẳng/Trung học chuyên nghiệp, đại học ngày càng tăng lên. Cụ thể, số lao động có trình độ đại học tăng từ 133 trường hợp (2016) lên 152 trường hợp (2017). Tuy nhiên, số lao động có trình độ sau đại học lại có xu hướng giảm dần từ 14 trường hợp (2016) xuống còn 09 trường hợp (2017) và nếu như năm 2016 không có trường hợp lao động phổ thông nào thì năm 2017 lại tăng thêm 18 trường hợp lao động phổ thông. Như vậy, về cơ cấu lao động ở Sở GT-VT Quảng Ninh đã có sự chuyển biến về chất lượng, nhưng chưa đáng kể, nhất là trình độ lao động sau đại học mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (4,14%). Đây là một tỉ lệ thấp so với yêu cầu của ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Mặc dù trong quá trình hoạt động Sở GT-VT Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn do trình độ quản lý cũng như tay nghề chuyên môn của một số bộ phận công nhân viên còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong công việc, nhưng nhìn chung cơ cấu nhân sự của Sở đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, đưa yếu tố con người lên hàng đầu trong các vấn đề ưu tiên giải quyết.

Với một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao như vậy đã có tác động không nhỏ đến công tác tạo động lực trong Sở. Với họ, bên cạnh những nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày họ còn có những nhu cầu tinh thần khác như là được giao tiếp thân thiện với đồng nghiệp, nhận được sự công nhận của cấp trên hay có cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp… Những yếu tố đó có thể sẽ tạo ra động lực làm việc hết sức to lớn, đặc biệt đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao. Bởi vì, khi người lao động đã công tác có “thâm niên” trong ngành, có trình độ chuyên môn cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiền lương đã được trả cao thì nhu cầu của họ sẽ phải là đạt được vị trí, chức vụ trong ngành hoặc tổ chức. Việc đề bạt chức vụ công tác mới ở vị trí cao hơn hiện tại sẽ khiến người lao động làm việc hăng say và có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các cấp quản lý của Sở GT- VT cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của người lao động và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng.

* Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi:

Bảng 3.12: Cơ cấu lao động theo giới tính

Giới tính Năm Tổng số (người) Nam Nữ Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 2016 172 135 78,48 37 21,52 2017 217 190 87,55 27 12,45

(Nguồn: Báo cáo danh sách hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Sở GT-VT Quảng Ninh năm 2016, 2017)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lao động nữ năm 2016 là 21,52%, năm 2017 giảm xuống còn 12,45% tổng số lao động của ngành, do tính chất ngành GT-VT phức tạp đòi hỏi có sức khỏe và kỹ thuật nên lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp. Do lao động nữ có đặc điểm là sức khỏe yếu, ngoài ra họ còn đảm nhận chức năng làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Do đó, với đặc thù công việc đòi hỏi hay đi xa, và tay nghề cao về kỹ thuật, có

nhiều biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động lực lao động của họ. Chính vì vậy, để khuyến khích lao động nữ tích cực làm việc, yên tâm công tác thì các cấp quản lý cần phải bố trí công việc cho họ một cách hợp lý, giảm nhẹ cường độ lao động, tạo điều kiện nghỉ ngơi giải trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho chị em.

Bảng 3.13: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2016 - 2017

Đơn vị: người 2016 2017 Từ 30 trở xuống 02 21 Từ 31 - 40 62 98 Từ 41 - 50 66 66 Từ 51 - 60 42 32

(Nguồn: Báo cáo danh sách hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Sở GT-VT Quảng Ninh năm 2016, 2017)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy sự gia tăng số lượng nhân sự tập trung ở độ tuổi từ 30 trở xuống và từ 31 - 40, điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh đang trong giai đoạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ kế thừa.Theo đó, phòng tổ chức đào tạo và hội đồng tuyển dụng tìm kiếm, tuyển dụng, phát hiện những nhân viên trẻ, có năng lực trình độ và đào tạo họ để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. Họ chính là những nhân viên năng động có kiến thức vững chắc, đóng góp tốt nhất cho hoạt động chung của đơn vị.

Như vậy, ta có thể thấy Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh đang chú trọng đến việc tìm kiếm, tuyển dụng và phát hiện những nhân viên trẻ, có năng lực trình độ và đào tạo họ để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. Điều đó đã khuyến khích người lao động không ngừng nỗ lực, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của ngành. Đặc điểm của những người lao động trẻ đó là ham hiểu biết, sáng tạo, có niềm đam mê công việc, luôn muốn được thử thách, có lòng nhiệt tình và quyết tâm… Với đội ngũ lao động đang được trẻ

hóa như vậy đã tạo cho ngành một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, các nhân viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.. Và chính môi trường đó lại tác động tích cực đến người lao động, khiến cho họ hăng say, nỗ lực hơn trong công việc.

Vì vậy mà ban lãnh đạo và các cấp quản lý cần lưu ý các chính sách cụ thể, thực tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của người lao động, góp phần cải thiện động lực lao động cho nhân viên từ đó đạt hiệu quả làm việc cao hơn.

- Yếu tố đặc điểm môi trường làm việc của Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.

Giao thông vận tải (GT-VT) là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành.

Trong ngành GT-VT nói chung, Sở GT-VT Quảng Ninh nói riêng có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc tại đây có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khỏe.

Ngành GT-VT của tỉnh Quảng Ninh luôn được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngành cũng như Sở GT- VT đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để đảm bảo hoạch định chiến lược, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội.

Yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một cán bộ nhân viên làm việc tại Sở GT-VT Quảng Ninh là:

- Có thiên hướng về các toán học và vật lý cũng như về kỹ thuật. - Có khả năng làm việc nhóm.

- Có thể làm việc dưới áp lực lớn, cường độ cao. - Cẩn thận, có trách nhiệm với công việc.

Trong Sở GT-VT Quảng Ninh có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, kỹ sư làm việc trong ngành này có đôi nét giống như ngành xây dựng, thường phải đi theo các công trình. Bởi vậy, điều kiện làm việc của họ khá linh hoạt, yêu cầu cao về sức khoẻ.

Do hệ thống các cơ sở đầu tư và quản lý của Sở GT-VT bố trí ở nhiều nơi, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau đòi hỏi người lao động phải thường xuyên di chuyển tới những vùng sâu, vùng xa, điều đó đã làm giảm sự hấp dẫn của công việc. Thông thường, người lao động nhất là những người đã có gia đình thì việc di chuyển đến nơi khác làm việc sẽ rất khó khăn, từ đó gây ra tâm trạng chán nản, không hứng thú với công việc.

Mặt khác, đây là những công việc nặng nhọc, đòi hỏi người lao động phải thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động rất lớn của thời tiết khắc nghiệt… Xác suất xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là cao, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người lao động, gây cảm giác sợ sệt, tâm lý nặng nề… làm giảm năng suất và hiệu quả lao động. Môi trường làm việc nặng nhọc, nguy hiểm rất dễ làm cho người lao động chán nản, căng thẳng, không yên tâm sản xuất. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn tới công tác tạo động lực cho người lao động, công tác bảo hộ lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động phải được thực hiện tốt nhằm tạo cho người lao động tâm lý an tâm trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại sở giao thông vận tải tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)