Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại sở giao thông vận tải tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp tính toán so sánh.

- Biểu hiện bằng số: Số lần, phần trăm.

- So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc + Công thức:

n: Tỉ lệ % của chỉ tiêu phân tích a: Chỉ tiêu gốc

b: Chỉ tiêu phân tích

Vậy: n = b (Chỉ tiêu phân tích)

a(Chỉ tiêu gốc) × 100

+ Ý nghĩa: Phương pháp so sánh sử dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích về công tác tạo động lực qua tiền lương, phúc lợi xã hội, sắp xếp nhân lực, môi trường làm việc…tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh.

- Nhóm chỉ tiêu về hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua khuyến khích tài chính.

+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua hệ thống tiền lương phù hợp và công bằng (nghiên cứu nguyên tắc trả lương, nâng bậc lương) để từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong việc trả lương tại địa bản nghiên cứu.

+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua tiền thưởng (đánh giá công tác xây dựng quỹ thưởng, mục đích sử dụng quỹ thưởng, các hình thức thưởng) thông qua kết quả này, tác giả lấy làm cơ sở thực tiễn đánh giá mức độ thưởng của đơn vị là cao hay thấp, mức thưởng ấy có thỏa mãn được nhu cầu vật chất, tinh thần cho người lao động không? Có đủ để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc hay không?.

+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua phúc lợi (nghiên cứu thực trạng việc đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi khác) mục đích là để đánh giá xem việc tạo động lực cho người lao động tại địa bàn nghiên cứu có tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật hay không.

- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua kích thích tinh thần.

+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua việc sắp xếp nhân lực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo (khảo sát đánh giá mức độ công việc có phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ hay không, người lao động có thỏa mãn với vị trí việc làm hiện tại hay không).

+ Hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua bình xét thi đua khen thưởng (khảo sát đánh giá việc xây dựng thang chỉ tiêu thi đua, các nguyên tắc đánh giá khen thưởng) từ đó đưa ra nhận xét công tác này có đảm bảo tính khách quan, dân chủ, kịp thời tạo động lực cho người lao động không.

- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực lao động thông qua điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, an toàn (đánh giá điều kiện cơ sở vật chất làm việc, thái độ trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp - đồng nghiệp, cán bộ lãnh đạo - nhân viên)

- Nhóm chỉ tiêu hoàn thiện tạo động lực thông qua ý thức thực hiện nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật (đánh giá các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ cao hay thấp, có duy trì nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước, quy định của tổ chức).

- Nhóm chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT Quảng Ninh.

+ Yếu tố khách quan (Chính sách của Chính phủ, pháp luật của nhà nước; Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước; Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động; Chính sách tạo động lực của các tổ chức khác).

+ Yếu tố chủ quan (Nhận thức về công tác tạo động lực cho người lao động của lãnh đạo, cấp quản lý ở Sở GT-VT; Định hướng phát triển; Quan điểm của ban lãnh đạo công ty về vấn đề tạo động lực; Yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động; Yếu tố đặc điểm môi trường làm việc).

Chương 3

THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI SỞ GIAO THÔNG - VẬN TẢI

QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại sở giao thông vận tải tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)