5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với Nhà nước
Để tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức nhà nước trong đó có Sở GT- VT tập trung nhiều nguồn lực vào công tác tạo động lực lao động, Nhà nước nên có những đổi mới sau:
Thứ nhất, đổi mới về cơ chế, về các chính sách, quy định; sửa đổi bổ
sung các bộ luật, các bộ quy tắc ứng xử cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện đất nước; giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, tạo cơ hội cho các tổ chức hoạt động tốt hơn.
Thứ hai, quan tâm, đầu tư vật chất và cơ sở hạ tầng, có các chính sách
ưu đãi hơn dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chính sách vay vốn…), từ đó khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, thông qua đó có thể phần nào góp phần vào tạo động lực làm việc cho người lao động.
KẾT LUẬN
Con người ngày càng có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được coi là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt nhân của tổ chức, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, làm cho tổ chức vận hành được. Ngày nay một tổ chức tồn tại và phát triển không phải bởi sự quyết định của vốn, công nghệ, hay thiết bị mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, tổ chức của con người đối với tổ chức đó. Vì vậy, vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động luôn là vấn đề được các tổ chức quan tâm.
Qua thực tiễn nghiên cứu, đề tài “ Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT Quảng Ninh” đã bước đầu thực hiện được những nội dung sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận, về tạo động lực lao động nói chung. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT Quảng Ninh.
Ba là, đề xuất giải pháp thiết thực, mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho người lao động Sở GT-VT Quảng Ninh.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn, tác giả đã nỗ lực cố gắng trau dồi kiến thức, do khả năng trình độ của học viên còn nhiều hạn chế, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Học viên rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn quý báu của quý Thầy Cô, các Nhà kinh tế và các Anh (Chị) quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn và hy vọng rằng những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong việc đề xuất giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh nói riêng, các đơn vị, tổ chức ở khu vực tương đương nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Ngọc Ái (2009), Chiến lược cạnh thời đại mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 2. Nguyễn Vân Thùy Anh, (2008), Tạo động lực cho người lao động bằng
khuyến khích tài chính, Tạp chí Lao động và xã hội, số 331.
3. Trần Xuân Cầu, Bài giảng Chuyên đề “Tạo đông lực trong lao động và vấn đề trả công trong nền kinh tế thị trường.
4. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Bộ Luật lao động (2014) sửa đổi bổ sung mới nhất, Bộ luật lao động chính
sách đãi ngộ, hỗ trợ, tạo việc làm đối với người lao động (theo luật việc làm), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Nội vụ, (2015), Thông tư liên tịch Số:42/2015/TTLT-BGTVT-BNV,
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
7. Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực tập II, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
8. UBND tỉnh Quảng Ninh, (2016), Quyết định số 3176/2016/QĐ-UBND về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh.
9. Vũ Thu Uyên (2008), Giải pháp tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội và ở Việt Nam đến năm 2020, Nxb Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10.Vương Minh Kiệt (2005), Giữ chân nhân viên bằng cách nào, Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội.
11.Lê Hữu Tầng (1997), về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12.Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, (2011), Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13.Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh, (2017), Quyết định số 236/QĐ-SGTVT về
việc Quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức tham mưu giúp việc thuộc Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh.
14.Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh, (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017,
triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 ngày 25/12/2017 của Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh.
15.Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh, (2017), Báo cáo của BCH Công đoàn ngành
GTVT Quảng Ninh khóa XIV tại Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ XV (2017- 2022).
16.Website: www.business.gov.vn 17.Website: www.quangninh.gov.vn 18.http://www.sgtvt.danang.gov.vn 19.https://hanoi.gov.vn/
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Phiếu điều tra công tác tạo động lực cho người lao động tại Sở GT-VT tỉnh Quảng Ninh
Với mục đích thăm dò ý kiến của cán bộ, công nhân viên về công tác tạo động lực cho người lao động của Sở GT-VT Quảng Ninh. Từ đó, có thể phân tích, đánh giá công tác tạo động lực của Sở GT-VT một cách chính xác và khách quan; có thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực của Sở GT-VT một cách tốt nhất. Kính mong anh (chị) trả lời các câu hỏi dưới đây. Việc trả lời rõ, đầy đủ và chính xác các câu hỏi của anh (chị) sẽ quyết định đến tính xác thực của các kết luận.
Cách thức trả lời: Đánh dấu X vào ô lựa chọn. Rất mong được sự hợp tác từ các Anh (Chị)!
I - Thông tin về bản thân:
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi: Dưới 30 Từ 30 - 45 Trên 45 3. Trình độ học vẩn:
Cao đẳng, Đại học Trên đại học
4. Thời gian làm việc tại Sở GTVT:
Dưới 1 năm Từ 1 - 3 năm Trên 3 năm
II - Bảng hỏi:
CÂU 2: Công việc có đúng ngành nghề mà Anh (chị) được đào tạo không? Có
Không
CÂU 3: Anh (chị) có thỏa mãn với công việc hiện nay của mình không? Rất thỏa mãn
Không thỏa mãn Rất không thỏa mãn
CÂU 4: Anh (chị) làm việc tại đơn vị là vì: Vì thu nhập
Vì muốn có công việc ổn định Vì có cơ hội thăng tiến
Vì điều kiện, môi trường làm việc tốt
CÂU 5: Anh (chị) có nắm rõ mục tiêu, kế hoạch và phương hướng hoạt động của Sở GT-VT không?
Có Không
CÂU 6: Anh (chị) có hài lòng với kết quả đánh giá thực hiện công việc của Sở GT-VT không?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng Rất không hài lòng
CÂU 7: Anh (chị) cảm thấy công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động như thế nào?
Tốt
Bình thường Chưa tốt
CÂU 8: Anh (chị) có mong muốn được đào tạo để nâng cao năng lực không? Có
Không
CÂU 9: Anh (chị) có hài lòng với mức lương hiện nay không? Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng Rất không hài lòng
CÂU 10: Tiền lương Anh (chị) nhận được so với kết quả thực hiện công việc của mình thế nào?
Cao
Tương xứng Thấp
CÂU 11: Mức lương hiện nay có đảm bảo cuộc sống của Anh (chị) và gia đình Anh (chị) không?
Đảm bảo
Không đảm bảo Rất không đảm bảo
CÂU 12: Anh (chị) thấy cách thức trả lương của Sở GT-VT? Công bằng
Không công bằng
CÂU 13: Anh (chị) có hài lòng với chỉ tiêu thưởng và mức thưởng hiện nay không?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài lòng Rất không hài lòng
CÂU 14: Hoạt động phúc lợi và dịch vụ của Sở GT-VT có tạo động lực cho Anh (chị) không?
Có Không
CÂU 15: Hoạt động phúc lợi và dịch vụ tạo động lực cho Anh (chị) vì: Nâng cao thu nhập cho bản thân
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công việc Thấy được sự quan tâm của ban lãnh đạo Tất cả các ý kiến trên.
CÂU 16: Anh (chị) cảm thấy điều kiện làm việc của Sở GT-VT: Tốt
Bình thường Không tốt
CÂU 17: Anh (chị) cảm thấy mối quan hệ giữa mọi người trong Sở GT-VT thế nào?
Thân thiện, gần gũi Bình thường
Không thân thiện, xa cách
CÂU 18: Anh (chị) đánh giá thái độ của lãnh đạo với người lao động như thế nào?
Thân thiện, gần gũi Bình thường
Không thân thiện, xa cách Xin chân thành cảm ơn các Anh (chị)!
(Người thực hiện: Bùi Thị Thu Hường Lớp Quản lý Kinh tế K13C - Đại học Thái Nguyên)