Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu tập vĩnh tiến của công ty cổ phần giấy vĩnh tiến​ (Trang 59)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tập

Vĩnh Tiến của Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến

2.2.1. Đánh giá chiến lƣợc tổng thể về thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến 2.2.1.1. Tầm nhìn và sứ mạng thƣơng hiệu

Tầm nhìn và sứ mạng của thương hiệu được xem như bản hiến pháp mà doanh nghiệp lập ra để định hướng cho sự phát triển của thương hiệu. Việc xác định sứ mạng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành công của chiến lược thương hiệu, tạo cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, củng cố hình ảnh thương hiệu trước công chúng, tạo sự hấp dẫn, dễ nhận biết đối với khách hàng, nhà cung cấp,…

Theo lãnh đạo công ty, tầm nhìn thương hiệu của Công ty giấy Vĩnh Tiến là: “Trở thành thương hiệu dẫn đầu trong ngành giấy – tập với chất lượng tốt nhất”. Nó thể hiện sự cam kết của lãnh đạo công ty với người tiêu dùng là: “Công ty cung cấp những sản phẩm độc đáo, chất lượng và an toàn về sức khỏe nhằm hướng tới nhu cầu sử dụng của kỷ nguyên mới và trở thành người bạn đáng tin cậy khắp năm Châu”.

Nhưng thực tế, hiện nay tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu của Công ty giấy Vĩnh Tiến vẫn chưa thể hiện được một cách rõ ràng và phổ biến, chưa tuyên truyền

rộng rãi trong cán bộ nhân viên công ty nhận thức đầy đủ hết các giá trị mà thương hiệu mang lại cho mình, cho khách hàng và công ty. Cụ thể là các định hướng phát triển thương hiệu của công ty đều được xuất phát từ Ban giám đốc. Hiện tại công ty chưa có bộ phận phụ trách thương hiệu riêng biệt và chuyên nghiệp, mà nó được gắn với bộ phận kinh doanh và marketing, nên các cấp lãnh đạo, nhân viên cấp dưới không được bộ phận có chuyên môn về thương hiệu hỗ trợ, thiếu công cụ để thực hiện chính sách thương hiệu của cấp trên. Điều đó gây trở ngại lớn cho quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nói riêng và chiến lược của cả công ty nói chung.

2.2.1.2. Định vị thƣơng hiệu

Công ty có một chiến lược định vị thương hiệu khá tốt và bài bản. Cụ thể như sau:

- Khách hàng mục tiêu: Công ty xác định rõ mục tiêu của mình là học sinh (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học); sinh viên (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp); nhóm khách hàng khối văn phòng, trường học, các công ty,… từ khu vực thành thị đến nông thôn.

- Môi trường cạnh tranh: Các thương hiệu nổi tiếng như Thuận Tiến, Tiến Phát, Lệ Hoa,… (miền Nam); Hồng Hà, Hải Tiến, Tiến thành,… (miền Bắc); Hòa Bình, Thành Công,… (miền Trung) và một số sản phẩm các thương hiệu nước ngoài cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…

- Lợi ích thương hiệu: Lợi ích chức năng là cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, giá cả cạnh tranh. Còn lợi ích cảm tính là an toàn về sức khỏe (công ty ứng dụng y tế học đường vào sản phẩm).

- Giá trị thương hiệu: Thể hiện qua việc tiên phong đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, thực hiện cam kết dùng cái tâm của nhà sản xuất theo hệ tiêu chuẩn YTSC (Y: Áp dụng y tế học đường vào sản phẩm; T: Trách nhiệm với cộng đồng; S: Tính sáng tạo; C:

Chất lượng cao), được biết đến như một thương hiệu mạnh của ngành giấy vở Việt Nam.

- Tính cách của thương hiệu: Thể hiện qua tính trẻ trung của học trò, mạnh mẽ - phong phú – tiện dụng – trang nhã.

- Điều đọng lại trong tâm trí khách hàng: “Vĩnh Tiến càng viết càng đẹp”. - Công ty khẳng định vị trí của thương hiệu mình bằng câu nói: “Vĩnh Tiến – Chất lượng thương hiệu – Giá cả cạnh tranh – An toàn sức khỏe”.

2.2.1.3. Lựa chọn mô hình cho thƣơng hiệu

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc thù của ngành sản xuất giấy - vở - văn phòng phẩm là luôn có nhiều sản phẩm mới ra đời trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với đặc điểm đó, công ty đã chọn mô hình đa thương hiệu (vừa xây dựng thương hiệu chung cho doanh nghiệp, vừa xây dựng thương hiệu riêng cho mỗi loại sản phẩm). Với mô hình này, công ty khai thác tối đa lợi thế và sự hỗ trợ qua lại giữa các thương hiệu, tạo cơ hội cho sản phẩm thâm nhập thị trường, lấy khách hàng làm định hướng, tận dụng được uy tín thương hiệu của doanh nghiệp tạo nên sự tin tưởng đối với các sản phẩm, dịch vụ,…

2.2.2. Đánh giá các yếu tố của thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến 2.2.2.1. Tên thƣơng hiệu

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH TIẾN Tên giao dịch: Vĩnh Tiến paper Co. Operation

Tên viết tắt: VIP – CORP;

Hình thức công ty: Công ty Cổ phần

2.2.2.2. Biểu tƣợng (Logo)

Nhận biết được tầm quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của công ty thể hiện qua biểu tượng và các hình ảnh trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, công ty đã tạo ra biểu tượng khá nổi bật và sáng tạo.

Hình 2.6 Biểu tƣợng và các thành phần biểu tƣợng của Công ty giấy Vĩnh Tiến.

Logo với nền màu đỏ rực làm màu chủ đạo, thu hút sự chú ý, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng và tạo cảm giác khiêu gợi, kích thích trí tò mò. Chữ “VĨNH TIẾN” là tên công ty, với tông màu trắng gợi lên sự đơn giản, sạch sẽ và tinh khiết, rất hợp với sản phẩm dành cho trẻ thơ, học sinh và liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Biểu tượng gồm có hình “Bướm” - mang ý nghĩa “Phước”, tượng trưng cho sự an nhàn hưởng phước trong tương lai; hình “Nai” – mang nghĩa “Lộc”, tượng trưng mang lại niềm vui thành đạt cho khách hàng; hình “Lá” – mang nghĩa “Thọ”, tượng trưng cho sự trường thọ; hình “Vòng tròn” – mang nghĩa “Vẹn toàn”, thể hiện trách nhiệm của người sản xuất, luôn trọn vẹn và trân trọng người tiêu dùng. Kích cỡVòng tròn luôn cân xứng, bao quanh Bướm – Nai – Lá và phát triển tương xứng với ba hình bên trong.

2.2.2.3. Hình tƣợng của thƣơng hiệu

Hình 2.7 Hình tƣợng của thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến.

2.2.2.4. Khẩu hiệu (Slogan)

Một trong những công cụ gây gợi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng, với Vĩnh Tiến là câu khẩu hiệu “Càng viết càng đẹp”. Nó vừa là khẩu hiệu, vừa là phương châm của công ty Vĩnh Tiến; là ngày càng hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm, cùng khách hàng tiến đến tương lai tươi sáng. Sản phẩm Vĩnh Tiến mang đậm nét hồn nhiên, tính trẻ trung của tuổi học trò, Mạnh mẽ - Phong phú – Tiện dụng – Trang nhã.

2.2.2.5. Bao bì, nhãn mác

Là yếu tố rất được công ty chú trọng. Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ hàng hóa bên trong, các thông tin về công ty được in lên vỏ thùng bên ngoài, các túi polymer bao bọc sản phẩm với đủ màu sắc rất bắt mắt, các thông tin này hoàn toàn do công ty tự thiết kế và in ấn. Để tạo sự mới mẻ, công ty thường sử dụng kiểu dáng bao bì đó trong một khoảng thời gian, sau đó được cải tiến lại, mới lạ hơn.

2.2.3. Đánh giá công tác bảo vệ thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của thương hiệu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành giấy – vở - văn phòng phẩm.Với thị trường nội địa, lãnh đạo công ty đã tuân thủ và sớm đăng ký đầy đủ với cơ quan nhà nước, cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty đã tạo ra các rào cản bảo vệ sản phẩm của mình để tránh các hàng giả, hàng nhái, cũng như các sản phẩm cạnh tranh khác của các đối thủ cùng ngành bằng cách tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã thiết kế, tạo điểm nhấn khác biệt về sản phẩm như: Đầu tư vào công nghệ in, công nghệ tráng phủ làm bìa vở, tạo mùi thơm thiên nhiên cho trang vở, đưa thông tin phòng tránh các bệnh thường mắc phải trong học đường vào trang bìa lót của tập,… Tuy nhiên, với các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, công ty chưa đăng ký bản quyền sản phẩm.

2.2.4. Đánh giá công tác truyền thông quảng bá thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến

Với mục đích đưa thương hiệu tập Vĩnh Tiến trở nên gần gũi và thân quen với người tiêu dùng hơn nữa, đồng thời cũng muốn khẳng định vị thế sản phẩm đứng đầu về chất lượng, tiên phong về mẫu mã, nên Ban giám đốc công ty cũng đặc

biệt quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình. Các hình thức truyền thông, quảng cáo như: Tham gia chuỗi các hội chợ do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hàng năm tại các thành phố lớn trong cả nước, quảng bá hình ảnh, sản phẩm qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo chí, truyền hình, internet,… Tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi tại các siêu thị, nhà sách, tham gia tài trợ các sự kiện, từ thiện xã hội,…

Do nhận thức về tầm nhìn và sứ mạng còn nhiều hạn chế trong đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty, nên chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu vẫn chưa được xem trọng đúng mức, nhiều khi còn được lồng ghép chung với chiến lược kinh doanh tổng thể, chưa chi tiết hóa, chỉ mang tính chung chung. Chính vì vậy, các bộ phận của công ty chưa gắn kết được việc xây dựng kế hoạch của bộ phận mình với kế hoạch phát triển, quảng bá thương hiệu của công ty (chưa có kế hoạch, chiến lược phát triển trong dài hạn). Hiện tại, thương hiệu Vĩnh Tiến được xây dựng chủ yếu dựa trên uy tín, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, các chương trình tài trợ, từ thiện xã hội, các sự kiện do công ty tổ chức và các bài viết qua báo chí,…

Theo công ty, chi phí quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động marketing (hội chợ, quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ cơ sở vật chất cho các đại lý, trường học,…) tăng đều qua các năm, gần đây là khoảng gần 10% doanh thu (cụ thể, năm 2012 là 6,3%, năm 2013 là 7,6% và năm 2014 là 9,5%). Ngoài các hoạt động trên, thì công tác từ thiện, bảo trợ người nghèo, các hoạt động xã hội, hỗ trợ học sinh sinh viên nghèo hiếu học, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa hàng năm cũng chiếm một phần doanh thu của công ty.

2.2.5. Đo lƣờng và đánh giá thƣơng hiệu

Đo lường, đánh giá để từ đó có sự điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với sự phát triển của công ty thì chưa có sự quan tâm đúng mức. Với công ty, việc đo lường chỉ ước lượng thông qua sản lượng sản phẩm bán ra và doanh số đạt được. Dẫn đến việc đánh giá chưa đúng mức nhận biết của khách hàng tiềm năng trong tương lai đối với thương hiệu, sản phẩm của công ty, làm sai lệch các dự đoán về

doanh số trong những năm tiếp theo. Việc đo lường, đánh giá cần phải có các chuyên gia có kinh nghiệm phân tích, thu thập số liệu,…Từ đó điều chỉnh quy mô sản xuất, các chiến lược phát triển thương hiệu và công ty lâu dài trong tương lai.

2.3. Khảo sát trong CB-CNV và các đại lý, khách hàng của Công ty về việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến

2.3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.8 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định thông tin cần thu thập

Phỏng vấn sâu chuyên gia

Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát

Xử lý dữ liệu từ kết quả nghiên cứu

Phân tích và diễn giải dữ liệu

Trình bày kết quả

Giải pháp

2.3.2. Xác định các thông tin cần thu thập

Uy tín của thương hiệu;

Mức độ nhận biết thương hiệu;

Nhận thức của CB-CNV về thương hiệu;

Sự trung thành với thương hiệu của khách hàng; Chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

Hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng; Mức độ hài lòng của khách hàng về thương hiệu; Hệ thống kênh phân phối;

Nguồn nhân lực; Năng lực lãnh đạo;

Kết quả kinh doanh của công ty; Tính ổn định;

Bảo vệ thương hiệu;

Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

2.3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Đây là các hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến thị trường, người tiêu dùng, môi trường, tính chất cạnh tranh và thông tin doanh nghiệp,… được phản ánh bởi thị trường. Để thực hiện hoạt động nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp định tính với các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp thống kê mô tả;

- Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia; - Phương pháp so sánh;

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

2.3.4. Các phƣơng pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp gồm: Thu thập từ những quan sát thực tế, từ các số liệu được công ty cho phép sử dụng, thông tin từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng (Tổng cục thống kê, báo chí, website của công ty,…)

Thông tin sơ cấp gồm: Phỏng vấn sâu lãnh đạo công ty, từ kết quả phỏng vấn này sẽ thiết kế bảng câu hỏi cho cán bộ nhân viên và khách hàng của công ty. Nội dung thu thập gồm có: Hiện trạng tình hình hoạt động của công ty; thông tin khách hàng; thông tin về đối thủ cạnh tranh; thông tin nhà cung cấp; vị trí thương hiệu của công ty trên thị trường; các hoạt động văn hóa xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của công ty; điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và con người tại công ty; thương hiệu ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và định hướng cho phát triển sắp tới; các điều kiện để phát triển và định vị thương hiệu.

2.3.5. Chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ các khách hàng của công ty và các cán bộ nhân viên tại các phòng ban và đơn vị sản xuất trong công ty.

- Kích cỡ mẫu và phân bổ mẫu: 200 mẫu được phân bố đều cho các cán bộ nhân viên trong các phòng ban và đơn vị sản xuất; 200 mẫu được gửi cho các đại lý, cửa hàng, khách hàng của công ty. Mẫu ở đây bao gồm phiếu khảo sát bằng giấy khảo sát và file dữ liệu gửi qua email.

2.3.6. Xử lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin từ CB-CNV, khách hàng của công ty, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. Trong dữ liệu này có hai tập dữ liệu là khách hàng và cán bộ nhân viên công ty. Từ kết quả dữ liệu ghi chép, thu thập, dữ liệu được làm sạch, mã hóa và nhập vào máy tính. Sau đó được xử lý và tiến hành phân tích.

2.4. Kết quả nghiên cứu thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến 2.4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 2.4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

- Mẫu khảo sát thăm dò ý kiến của cán bộ nhân viên trong công ty: Số lượng bảng khảo sát phát ra là 200, được phân bố đều cho các cán bộ, nhân viên trong công ty tại tất cả các phòng ban và đơn vị sản xuất (đã được sự đồng ý của lãnh đạo công ty). Kết quả thu về được 194 bảng hợp lệ, đạt tỷ lệ 97%.

- Mẫu khảo sát thăm dò ý kiến của khách hàng và các đại lý của công ty: Số lượng bảng khảo sát phát ra là 200, được phân bố đều cho các đại lý và khách hàng

của công ty dưới các hình thức gửi thư điện tử, thư tay, thư đảm bảo. Kết quả thu về được 173 bảng hợp lệ, đạt tỷ lệ 86%.

- Các phiếu đạt yêu cầu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm excel để thống kê và phân tích.

2.4.2. Nhận dạng thƣơng hiệu tập Vĩnh Tiến

2.4.2.1. Nhận thức của doanh nghiệp về thƣơng hiệu

Bảng 2.3 Đánh giá trách nhiệm việc xây dựng thƣơng hiệu cho công ty. STT Nội dung Số mẫu chọn Tỷ lệ % Tổng số mẫu

1 Ban giám đốc 99 51,0 194

2 Phòng kinh doanh bán hàng 13 6,7 194

3 Phòng Marketing 43 22,2 194

4 Tất cả phòng ban và nhân viên 37 19,1 194

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu tập vĩnh tiến của công ty cổ phần giấy vĩnh tiến​ (Trang 59)