Kiến nghị với Ban giám đốc công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu tập vĩnh tiến của công ty cổ phần giấy vĩnh tiến​ (Trang 100)

6. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Kiến nghị với Ban giám đốc công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến

 Cần nâng cao nhận thức của CB-CNV về thương hiệu: Công ty cần nhận thức đầy đủ, triệt để tầm quan trọng của thương hiệu, để từ đó yên tâm đầu tư cho thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu phải xuất phát từ nền tảng của một ý định nghiêm túc. Khi có ý định nghiêm túc và khát khao xây dựng thương hiệu thì công ty mới thành công. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu phải là công việc của cả một tập thể, gắn kết của tất cả các thành viên của công ty. Muốn được như vậy, thì mỗi thành viên trong công ty phải có một kiến thức cơ bản về thương hiệu, nắm được về vai trò, vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành cơ bản về xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu của công ty. Việc lập các kế hoạch này cũng phải bài bản, mang tính chất chuyên nghiệp, lâu dài, có thể mời các chuyên gia bên ngoài tham mưu và hướng dẫn.

 Về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty: Việc quản trị

và phát triển thương hiệu, phải được giao cho bộ phân chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu, am hiểu về thị trường ngành nghề. Đối với các thành tố cấu thành thương hiệu (các yếu tố bên ngoài và bên trong), phải thể hiện được sự đầu tư chất xám của nhà sản xuất, phải nói lên được ý tưởng chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển thương hiệu.

- Cần hoàn thiện bộ máy nghiệp vụ marketing: Hiện nay công ty chưa có bộ phận chuyên biệt về công tác quản trị và phát triển thương hiệu riêng. Vì vậy, công tác xây dựng kế hoạch thương hiệu hiện nay vẫn chủ yếu từ Ban giám đốc, còn việc phổ biến, thực hiện thì do nhân viên phòng marketing và phòng kinh doanh kiêm nhiệm. Chính vì thế mà việc phát triển thương hiệu của công ty chưa tương xứng với quy mô công ty và thị trường, việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Để đảm bảo cho việc thực hiện công tác quản trị thương hiệu được phát triển, công ty cần lập thêm bộ phân chuyên trách và quản trị về thương hiệu cho công ty (có thể trực thuộc phòng marketing), phải có người đứng

đầu để xây dựng các chiến lược, phổ biến thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến thương hiệu của Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến.

- Về sản phẩm: Phải lấy được lòng tin về thương hiệu của khách hàng bằng chính sản phẩm mang tên thương hiệu đó; không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa kiểu dáng và mẫu mã kết hợp cùng chiến lược về giá cạnh tranh. Để làm được điều này, công ty cần mạnh dạn loại bỏ các thiết bị dây chuyền, công nghệ lạc hậu, cần tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, thường xuyên đào tạo cũng như hợp tác đào tạo đối với các cơ sở đào tạo để có đội ngũ nhân viên lành nghề, phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty. Để có những mẫu mã sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì công ty cần có bộ phận nghiên cứu về thị trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá thương hiệu: Xây dựng website hiện đại, phong phú, bắt mắt, liên tục cập nhật các thông tin mới về sản phẩm, chất lượng, công nghệ, thương hiệu của công ty. Lãnh đạo công ty phải là những người đi đầu trong công tác tuyên truyền và phát triển thương hiệu của công ty.Đưa ra các phương pháp khuyến khích, động viên và khen thưởng đối với các nhân viên làm tốt trong việc nhận thức và phát triển thương hiệu, để mỗi nhân viên trong công ty sẽ là một đại sứ quảng bá về thương hiệu.

 Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở thị trường ngoài nước: Công ty cần sớm đăng ký thương hiệu của mình ở nước ngoài, nhằm tránh bị thiệt thòi khi sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế phải thông qua các đối tác trung gian.

3.4.2. Kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc

 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường: Hiện nay, vì lợi nhuận mà một số cơ sở sản xuất, công ty không quan tâm đến chất lượng hàng hóa, dẫn đến thị trường tràn ngập hàng kém chất lượng, giá rẻ hoặc nạn hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, hàng nhập lậu,… cũng xuất hiện ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đúng pháp

luật. Vì vậy, các cơ quan ban ngành cần tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng sản phẩm, giấy phép hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu phát hiện chất lượng hàng hóa không đảm bảo, không đạt các tiêu chuẩn của ngành, sản xuất hàng gian, hàng nhái,… thì phải có biện pháp chế tài, phạt thật nặng thậm chí rút giấy phép kinh doanh hoạt động nếu tái phạm nhiều lần.

 Hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định pháp lý: Hiện nay, hàng loạt các

công ty tiến hành cổ phần hóa hoặc sang nhượng quyền thương hiệu rất khó định giá giá trị thương hiệu vì thiếu những quy định pháp lý. Việc xây dựng hệ thống các phương pháp để đánh giá tài sản thương hiệu cho doanh nghiệp là cần thiết. Điều này vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Ngoài ra, cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc đảm vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và thương hiệu nói riêng. Các thương hiệu hàng Việt Nam trước tiên phải được tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ tại Việt Nam, mọi hành vi xâm phạm cần phải được xử lý nghiêm minh, một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp làm ăn chính đáng, mặt khác sẽ tạo tâm lý an tâm và kích thích đầu tư đối với các công ty, thương hiệu lớn trên Thế giới. Cục Sở hữu trí tuệ cũng cần tăng cường sự hợp tác với các đồng nghiệp quốc tế nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác đăng ký, bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài (hướng dẫn, cung cấp thông tin, xử lý các vi phạm,…).

 Đào tạo bài bản các cán bộ thực hiện công tác tiếp xúc, hỗ trợ các doanh

nghiệp về thương hiệu: Hiện nay, công tác bảo hộ và xây dựng thương hiệu ở nước ta còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều vi phạm, khó xử lý. Cần cử cán bộ chuyên trách qua học tập nước ngoài, tham khảo, ứng dụng tốt những kiến thức của các nước phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo hộ thương hiệu, từ đó có thể hỗ trợ, đào tạo cho nhân sự trong nước, các công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bài bản hơn.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại: Đa số các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện để tiếp cận việc quảng bá, xúc tiến thương mại, cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Vì vậy, các cơ quan chức năng nên lập một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh (đặc biệt ở nước ngoài), thành lập nhiều trung tâm tư vấn ở nhiều nơi, cải tiến thông tin điện tử tốt hơn giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các kiến thức và cơ hội kinh doanh.

3.5. Những đóng góp, hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 3.5.1. Những đóng góp của đề tài 3.5.1. Những đóng góp của đề tài

Đề tài này phần nào đã củng cố lại vững chắc các cơ sở lý thuyết về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Đây có thể là đề tài cho các nghiên cứu tương tự hoặc tham khảo cho Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến và các công ty khác có hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh về giấy hoặc các sản phẩm về giấy.

3.5.2. Những hạn chế của đề tài

Vấn đề thương hiệu là một vấn đề khó khăn và phức tạp, cần rất nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.Bên cạnh đó, các giải pháp cũng phải được triển khai một cách động bộ, triệt để, xuyên suốt thì mới đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, do đây là nghiên cứu đầu tiên từ bên ngoài về thương hiệu đối với doanh nghiệp Vĩnh Tiến, cùng với nhiều hạn chế về kiến thức của tác giả và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chẳng hạn như: Chưa có thêm thời gian nghiên cứu, hiệu chỉnh trong quá trình triển khai tại doanh nghiệp, chưa được kiểm nghiệm và báo cáo thực tế việc triển khai các giải pháp phát triển thương hiệu. Vì công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến vừa nghiên cứu thị trường và đưa ra định vị cho mình, nên tác giả chỉ nghiên cứu chủ yếu các đánh giá của khách hàng và CB-CNV công ty về thương hiệu của công ty, mà chưa thiết kế các thang đo nhằm kiểm chứng định vị của công ty trên thị trường, để đo lường đánh giá từng bước quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu, điều chỉnh kịp thời và hợp lý hơn nữa quy trình phát triển thương hiệu. Các số liệu thứ cấp được

thu thập từ công ty với độ chính xác chưa cao (do bí mật kinh doanh của công ty), phần mềm xử lý dữ liệu đơn giản cũng phần nào hạn chế độ chính xác của đề tài.

3.5.3. Hƣớng nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo

Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu nhỏ, phương pháp nhiên cứu đơn giản (định tính, thống kê mô tả, phỏng vấn sâu chuyên gia, so sánh, phân tích tổng hợp), không có điều kiện kiểm nghiệm thực tế và triển khai từng bước quy trình phát triển thương hiệu tại doanh nghiệp để có sự điều chỉnh kịp thời. Do đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm nghiên cứu định lượng với việc thiết kế các thang đo, kiểm nghiệm từng bước cho việc phát triển thương hiệu tại công ty với các công cụ hỗ trợ xử lý chuyên nghiệp như: SPSS, AMOS,…

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu tập Vĩnh Tiến trong thời điểm hiện nay; đưa ra các kiến nghị đối với Ban giám đốc của công ty về thương hiệu tập Vĩnh Tiến và cáckiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng thương hiệu Việt Nam vững mạnh trên thị trường, đồng thời nêu lên những đóng góp, hạn chế của đề tài và cuối cùng là gợi ý cho hướng nghiên cứu của các đề tài tiếp theo.

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận vai trò to lớn mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu trở nên nổi tiếng và thành công là mục tiêu, mong ước của biết bao doanh nghiệp. Nhưng con đường đi đến sự thành công của một doanh nghiệp với nhiều sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình không phải là con đường bằng phẳng. Việc tồn tại và phát triển trong thị trường nhiều cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu phải luôn được ưu tiên hàng đầu. Với Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến, mặc dù đã hoạt động lâu năm trong ngành, nhưng việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty vẫn chưa được đầu tư bài bản, đúng mức và mục tiêu quy mô phát triển của công ty vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do việc cân đối về nguồn vốn, nguồn nhân lực và một chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu dài hơi, đồng bộ, bài bản từ cấp lãnh đạo đến toàn thể nhân viên.

Mục tiêu chính của đề tài là đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu tập Vĩnh Tiến của Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến, với mục tiêu cụ thể là đánh giá lại công tác xây dựng thương hiệu của công ty trong thời gian qua, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công ty khiến việc xây dựng thương hiệu của công ty chưa đạt được yêu cầu đề ra, gây ảnh hưởng đến quy mô, doanh số và nhận thức của khách hàng đến công ty, từ đó tác giả đề xuất ra một số giải pháp phát triển thương hiệu của công ty phù hợp hơn trong tình hình hiện nay và trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Đăng Lăng (2010), Quản trị thương hiệu, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM. 2. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội.

3. Lê Xuân Tùng (2005), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao Động Xã Hội.

4. Hồ Đức Hùng (2004), Quản trị Marketing, NXB Kinh Tế TP.HCM.

5. Al Ries, Jack Trout (2004), Định vị cuộc chiến giành vị trí trong tâm trí khách hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

6. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Dấu ấn thương hiệu – Tài sản và giá trị, NXB Trẻ.

7. Philip Kolter (2002), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê Hà Nội.

8. Paul Temporal (2007),Bí quyết thành công của những thương hiệu hàng đầu Châu Á, NXB Trẻ.

9. Lê Văn Huy (2006), Xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nước khoáng Vĩnh Hảo, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM. 10. Lương Quang Đức (2008), Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM. 11. Ngô Xuân Trang (2013), Đo lường sức mạnh thương hiệu sữa tươi Vinamilk,

luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế TP. HCM.

12. Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11, Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Tiếng Anh

1. David A.Aaker (1996), Building Strong Brand, Free Press, New York.

2. Larry Percy (2008), Strategic Intergrated Marketing Communication, Elsevier. 3. P. Kotler (1994), Marketing Management, 8th Edition, Prentice Hall.

4. P. Kotler, Gary Swee Hoon Ang, Siew Meng Leong, Chin Tiong Tan (1996),

Marketing Management, Prentice Hall.

Website 1. http://www.thuonghieuviet.com.vn 2. http://www.vinhtienpaper.com.vn. 3. http://www.wipo.org 4. http://www.marketingpower.com 5. http://www.saigontimes.com.vn 6. http://www.sgtt.com.vn 7. http://www.interbrand.com 8. http://www.moi.gov.vn 9. http://www.businessweek.com

Xin chào các Anh/Chị, tôi tên: Nguyễn Vũ Trọng Hiếu, hiện tại đang là học viên lớp cao học của trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thương hiệu tập Vĩnh Tiến của

Công ty Cổ phần giấy Vĩnh Tiến”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian cho ý

kiến của cá nhân vào phiếu thăm dò này. Các ý kiến của Anh/Chị rất có ý nghĩa và giá trị cho việc nghiên cứu của đề tài này.

I. Nhận thức về thương hiệu

Câu 1: Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu

sau đây bằng cách đánh dấu “X” vào mỗi mục (mỗi mục chỉ chọn một).

Rất đồng ý (1) Đồng ý (2) Không đồng ý (3) Thương hiệu là:

1 Dấu hiệu nhận biết sản phảm 2 Tài sản của doanh nghiệp

3 Đặc trưng hàng hóa của doanh nghiệp 4 Hình ảnh của doanh nghiệp

5 Tên gọi của sản phẩm

6 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

7 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

10 Phân phối sản phẩm dễ dàng hơn 11 Khách hàng trung thành hơn 12 Dễ thu hút khách hàng hơn

13 Dễ thuyết phục các đại lý/cửa hàng bán sản phẩm hơn

14 Khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm

15 Khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm

16 Phân biệt sản phẩm với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Câu 2: Anh/Chị đánh giá mức độ quan trọng của các công việc sau đây như thế nào

đối với việc xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp, bằng cách đánh dấu “X” trong 3 mức theo quy ước:

1 - Rất quan trọng; 2 - Quan trọng; 3 – Không quan trọng

Yếu tố Mức độ quan trọng

1. Nghiên cứu thị trường 1 2 3

2. Thiết kế sản phẩm bao bì 1 2 3

3. Thiết kế nhãn hiệu / thương hiệu 1 2 3

4. Thiết kế khẩu hiệu (Slogan) của doanh nghiệp 1 2 3

5. Dịch vụ khách hàng 1 2 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu tập vĩnh tiến của công ty cổ phần giấy vĩnh tiến​ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)