Điều kiện về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 63)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn Chỉ tiêu 2014 2016 Tốc độ phát triển BQ (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 308.310 100 318,999 100 103,46 1. Theo giới tính - Nam 156.492 50,76 156,988 49,21 100,32 - Nữ 151.818 49,24 162,011 50,79 106,71 2. Theo khu vực - Thành thị 50.75 16,46 59.875 18,77 117,98 - Nông thôn 257.56 83,54 259.124 81,23 100,61 II. Tổng số lao động 207.743 100 228.819 100 110,15 1. Theo giới tính - Nam 106.797 51,41 116.097 50,74 108,71 - Nữ 100.946 48,59 112.722 49,26 111,67 2. Theo khu vực - Thành thị 33.658 16,20 34.293 14,99 101,89 - Nông thôn 174.085 83,80 194.526 85,01 111,74

Qua bảng 3.2 ta thấy: Tốc độ phát triển bình quân về tổng số nhân khẩu giai đoạn 2014 - 2016 đạt 103,46%. Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của tỉnh khá cân đối, năm 2016 dân số nam chiếm 50,76%, dân số nữ chiếm 49,24%. Năm 2016 dân số khu vực thành thị là 18,77%, dân số khu vực nông thôn chiếm 81,23%. Xét về lao động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam, năm 2016 lao động nữ chiếm 49,26%, lao động nữ 11,67%, điều này cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động.

Tổng số lao động toàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2016 tăng bình quân 110,15%. Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2016 lao động thành thị là 14,99%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 85,01%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Kạn đã có chuyển biến tích cực, lạm phát thấp, nền kinh tế phát triển ổn định trên tất cả các lĩnh vực, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kế thừa, phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực triển khai và kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn tiến hành phân công, phân cấp chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nên việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch phát kinh tế - xã hội cơ bản được thực hiện và phát triển theo đúng kế hoạch:

- Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm (GRDP) giai đoạn năm 2014 - 2016, toàn tỉnh tăng 13,5% năm: Trong đó giá trị sản xuất khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 7,3%/ năm, là do ngành trồng

trọt, sản lượng cây trồng tăng mạnh, trong đó: cây Dong riềng đạt 800 ha; Cây Hồng không hạt được coi là cây trồng chủ lực của tỉnh, với diện tích là 827 ha; diện tích cây Cam, Quýt đạt 2.486 ha; Cây Thuốc lá đạt 1.200 ha. Tổng sản lượng năm 2016 ước đạt 170.000 tấn, bình quân đầu người ước đạt 560 kg/người/năm, tăng 1,93 lần so với năm 2011 [13].

- Khu vực công nghiệp: Ngành sản xuất công nghiệp giai đoạn 1997- 2015 tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm, năng lực sản xuất công nghiệp tăng mạnh, nhiều cơ sở, nhà máy đã được đầu tư và đi vào hoạt động ổn định, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo; đặc biệt, khu công nghiệp Thanh Bình đã hoàn thành giai đoạn 1 và chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2; nhiều Cụm công nghiệp đã và đang đầu tư, thiết kế mời gọi đầu tư xây dựng… bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ ngày một phát triển, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Khu vực thương mại, dịch vụ, dịch vụ tăng bình quân 18%/năm: về lĩnh vực Thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng đều qua các năm với tốc độ bình quân giai đoạn 1997-2016 ước đạt 17%/năm, năm 2015 đạt 4.139 tỷ đồng, năm 2016 đạt 4.400 tỷ đồng; lĩnh vực du lịch năm 2015 đạt 350.000 lượt khách, dự kiến năm 2016 đạt 435.000 lượt khách tăng 16 lần so với năm 2000. Doanh thu ngành du lịch hàng năm tăng bình quân 29%/năm, dự kiến năm 2016 đạt 300 tỷ đồng, tăng gấp 78 lần so với năm 2000, hiệu suất sử dụng buồng, phòng đạt trên 40% [13].

- Hoạt động Tài chính, tín dụng ngân hàng, vận tải hàng hóa, bưu chính viễn thông phát triển mạnh; Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, điện, nước, giao thông nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục ngày một nâng cao; Chính sách xã hội, chính sách người có công, về lao

động việc làm được chú trọng và cải thiện. Để đạt được những thành tựu trên, các cấp các ngành đã tích cực thực hiện các giải pháp đề ra trong Kế hoạch tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 16/3/2016 về phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, trong đó tập trung thực hiện đạt hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đặc biệt cải thiện môi trường đầu tư tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua của tỉnh đạt kết quả tích cực, đúng hướng. Tuy nhiên, trong thời gian tới do tình hình khó khăn, thách thức chung của cả nước như kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; lãi suất giảm nhưng việc tiếp cận vay vốn còn hạn chế; thị trường và sức mua có chuyển biến nhưng còn chậm. Ngoài những yếu tố mới tạo đột phá trong tăng trưởng thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh còn chậm. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015- 2020, rất nặng nề với nhiều những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững”

3.1.2.3. Thực trạng ngành Giáo dục và Y tế

Giáo dục đào tạo: Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2015, đề án xây dựng xã hội học tập đến năm 2020. Chú trọng phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, …, tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; tạo cơ chế giám sát xã hội đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; triển khai đề án xóa mù chữ đến năm 2020, thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo; phát triển nhanh giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu

cầu xã hội và phát triển khoa học công nghệ, thông tin truyền thông phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Y tế: Tập trung triển khai chăm sóc sức khỏe nhân dân, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh; tích cực giáo dục sức khỏe nhằm tạo lối sống lành mạnh trong nhân dân; đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm tạo môi trường sống có lợi cho sức khỏe; chủ động phòng ngừa các bệnh dịch truyền nhiễm. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe trẻ em, công nhân lao động, đặc biệt chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao năng lực khám chữa bệnh và điều trị.

3.1.2.4. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng a- Về giao thông

Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung nguồn vốn, huy động mọi nguồn lực, nhất là huy động sự đóng góp của nhân dân để phát triển giao thông, tạo ra mạng lưới giao thông rộng khắp, nối liền các vùng miền trong tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Đến hết năm 2015, Bắc Kạn có trên 4.716km đường bộ, trong đó có 325,778km đường quốc lộ với tiêu chuẩn đều đạt cấp IV miền núi; trên 509km đường tỉnh; 520,49km đường huyện; 70,02km đường đô thị; trên 1.400km đường xã… 118 xã, phường, thị trấn có đường giao thông ô tô đi đến trung tâm thuận lợi trong 4 mùa; 1.025 thôn có đường giao thông đến trung tâm thôn. Giao thông đường thủy của tỉnh hiện có 23km, gồm: Tuyến Buốc Lốm, xã Khang Ninh - Hồ Ba Bể và tuyến Hồ Ba Bể - thác Đầu Đẳng được đưa vào khai thác, phục vụ phát triển du lịch.

Hiện một số dự án trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường giao thông nông thôn đến các xã miền núi đặc biệt khó khăn (ĐT 258); Dự án nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 257 Bắc Kạn - Chợ Đồn…

Riêng trong năm 2016, với số vốn được giao 201 tỷ đồng, ngành Giao thông Vận tải đang tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, trong đó có: Quốc lộ 3B đoạn Xuất Hoá - cửa khẩu Pò Mã; đường tỉnh lộ 258B; đường tỉnh 258 (Buốc Luốm - Vườn Quốc gia Ba Bể); đường tỉnh 255; đường tỉnh 253... Đặc biệt là tuyến đường Bắc Kạn - Chợ Mới khi hoàn thành sẽ nối tiếp với quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Bắc Kạn.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 50 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 543km và 266 cầu; 413 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 1.249km và hệ thống đường liên thôn với tổng chiều dài trên 1.723km. Trong giai đoạn 2010 - 2015, từ các nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã nâng cấp cải tạo, mở mới 87,4km đường huyện đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn loại A; 291,3km đường xã đạt tiêu chuẩn giao thông nông thôn từ loại A đến loại B và 203,9km đường thôn; xây mới 23 cầu trên đường huyện và 30 cầu trên đường xã...

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Bắc Kạn xác định thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn: 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa; 100% đường huyện, tối thiểu 50% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp được quy hoạch; tối thiểu 35% đường thôn, xóm được cứng hóa; từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn…

b- Điện nước sinh hoạt, viễn thông

Đến năm 2015, trên 95,2% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, dự ước năm 2016 đạt 96%.

Mạng lưới viễn thông và internet tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực với chất lượng cao và ổn định. 100% xã, phường, thị trấn có sóng điện thoại di động, 100% xã có truyền dẫn cáp quang.

Hiện nay, 100% cán bộ công chức các cơ quan trên địa bàn tỉnh có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công việc; 100% dân số được tiếp cận các thông tin báo chí.

Tỉnh đã xây dựng mới và sửa chữa hệ thống kè bờ sông, hệ thống hồ chứa với 955 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó: 35 công trình hồ chứa và 742 đập dâng; 144 hệ thống kênh mương, 10 xi phông; 24 trạm bơm điện phục vụ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Có 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tăng 15% so với năm 2010; khu vực thành thị 100% dân cư được cung cấp nước sạch [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)