Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý của Quỹ HTND
4.2.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay, Quỹ vẫn đang hoạt động theo mô hình thu nhỏ của Quỹ Trung ương. Điều này sẽ không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bởi mỗi địa bàn, vùng lãnh thổ riêng biệt sẽ có những đặc điểm riêng của nó. Vì lẽ đó, nó cũng sẽ cần một cơ chế, mô mình quản lý, hoạt động phù hợp với từng loại đặc điểm.
Đối với Ban Thường vụ các cấp: Bố trí cán bộ phụ trách chuyên trách về Quỹ HTND, cố gắng ổn định đội ngũ cán bộ này. Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh lập danh sách và cập nhật thường xuyên danh sách cán bộ trên khi có thay đổi.
Về phía Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh: Có trách nhiệm biên soạn tài liệu theo các chuyên đề, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để cán bộ chuyên trách dễ dàng tiếp cận.
Kiện toàn ban Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh, thành lập Ban kiểm soát Quỹ HTND, ban quản lý HTND cấp tỉnh
Củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, cán bộ để chỉ đạo, quản lý điều hành và tư cách pháp nhân, Ban kiểm soát quỹ
Đối với Ban điều hành Quỹ HTND: Hoặc trực tiếp tập huấn, hoặc phối hợp với các cơ sở, cơ quan chuyên về tài chính, tín dụng để tập huấn cho cán bộ chuyên trách cấp huyện và cấp cơ sở.
4.2.2. Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ quản lý
- Lập, kiện toàn Ban vận động xây dựng Quỹ HTND ở tỉnh, huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp chủ động báo cáo với cấp uỷ cùng cấp xin chủ trương, đề xuất nhân sự cho Ban vận động (nhân sự bao gồm thành phần các cấp, ngành liên quan với cơ quan thường trực là Hội Nông dân các cấp). Sau khi được thành lập Ban phải làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch vận động hàng năm.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Hiện nay hình thức vận động chủ yếu là xin cấp từ nguồn ngân sách địa phương và từ đóng góp của cán bộ, hội viên Hội Nông dân. Vận động trong các tầng lớp xã hội: công nhân, cán bộ, sĩ quan, hộ nông nghiệp, phi nông nghiệp, các tập thể, cá nhân...
dưới nhiều hình thức: cho vay (lãi suất thấp), cho mượn, ủng hộ, tài trợ... Tìm kiếm, xây dựng các đề án để có thể tiếp nhận vốn từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và người nước ngoài... muốn tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nhận uỷ thác hoặc đảm nhận một phần nguồn vốn của Nhà nước trong các chương trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Tăng trưởng từ chính nguồn bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động của Quỹ HTND.
- Xây dựng quy chế, quy trình vận động, trong đó có quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể; xây dựng hệ thống biểu mẫu, sổ sách chi tiết về quá trình, kết quả vận động Quỹ, sao cho số tiền vận động được thật minh bạch, đảm bảo niềm tin và sự vững bền của Quỹ HTND; khuyến khích và nhân rộng các cách làm mới, hiệu quả của cán bộ, của địa phương trong quá trình tổ chức vận động tăng trưởng Quỹ HTND, cụ thể:
+ Tổ chức niêm yết công khai số tiền vận động xây dựng quỹ HTND tại nhà văn hoá thôn.
+ “Phiếu vận động” cần thiết kế linh hoạt, khoa học, thiết thực đáp ứng đúng mục đích sử dụng.
- Cần linh hoạt trong công tác quản lý nguồn vốn. Có thể khẳng định số tiền vận động được từ các xã là không lớn, tuy nhiên phần lớn số tiền đó lại là của chính hội viên trong xã; vì vậy, việc chuyển nguồn huy động ở xã về huyện Hội quản lý cần linh hoạt, không được máy móc, dập khuôn tránh tâm lý rã đám.
- Hàng năm, Ban điều hành Quỹ cần tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ tại cấp mình và phân chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ cho Hội cấp dưới, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ đã đề ra. Đưa chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ HTND trở thành chỉ tiêu cứng, quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động công tác Hội.
4.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động quản lý
Hệ thống hồ sơ, mẫu biểu, văn bản hướng dẫn quy trình vận động, cho vay, thu nợ... và các hướng dẫn khác về nghiệp vụ quỹ… được tập hợp đóng
thành quyển theo thứ tự thời gian triển khai, dạng sổ tay phát cho cán bộ phụ trách Quỹ các cấp.
Việc quản lý Phiếu vận động nguồn cần thực hiện đúng nguyên tắc: Mỗi phiếu có mã số riêng, được đóng thành quyển; mỗi quyển phiếu cũng có mã số riêng, được Hội Nông dân tỉnh chuyển xuống Hội Nông dân cấp huyện, Hội Nông dân cấp huyện lại phân về Hội Nông dân cấp xã. Ngoài ra, việc ký xác nhận vào phiếu vận động nên phân quyền cho các cấp, không nhất thiết là Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh ký, sẽ rất lãng phí trong trường hợp thay đổi chức danh này mà số phiếu còn tồn đọng nhiều.
4.2.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ
Để nâng cao kết quả hoạt động của mình trong tình hình mới, Quỹ HTND tỉnh cần hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức của Quỹ. Việc này sẽ góp phần vào làm cho hiệu quả tổ chức, quản lý của các bộ phận đạt kết quả cao hơn.
Bắc Kạn là tỉnh mà diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp cũng ngày càng giảm theo đúng định hướng phát triển của tỉnh; chính vì vậy, nhu cầu thâm canh nông nghiệp, giải quyết việc làm của hội viên nông dân ngày càng cấp bách. Điều này đòi hỏi cần có một tổ chức hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, định hướng sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp... sát cánh, trực tiếp cùng người nông dân. Do đó, việc xây dựng đề án Thành lập Quỹ HTND hoạt động độc lập có thể được xây dựng cùng đề án Dạy nghề cho nông dân, tạo trung tâm hỗ trợ nông dân để tăng tính thuyết phục và tính khả thi.
Phải xác định rõ ràng nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của Quỹ HTND từng cấp, bộ phận trong tổ chức Quỹ, phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong cùng cấp và giữa Quỹ cấp dưới và Quỹ cấp trên. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo cân xứng giữa trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ quản lý, thể hiện sự phân cấp và phân bố hợp lý các chức năng quản lý.
Tìm kiếm mô hình kinh tế hiệu quả, xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của Quỹ HTND và của các cấp hội.
4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát
Cần xây dựng Quy chế kiểm tra, giám sát cụ thể, chi tiết theo quy định. Ban Kiểm tra, giám sát cần làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo Quỹ HTND hoạt động lành mạnh, an toàn ở các cấp. Đặc biệt chú ý tới việc kiểm tra, giám sát hoạt động vận động tạo nguồn Quỹ, việc thu gốc, thu phí và việc quản lý tài chính với phí thu. Kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất hộ hội viên vay vốn Quỹ HTND, phát hiện và kiên quyết xử lý kịp thời những hộ vay vốn sử dụng sai mục đích, hoặc chiếm dụng, xâm tiêu, chây ỳ vốn, phí.
Trước khi quyết định cho vay, cán bộ thực hiện thẩm định cần đến từng hộ gia đình, kiểm tra thực tế khả năng trả nợ, năng lực sản xuất kinh doanh của hộ cũng như các điều kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của hộ.
Cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền đoàn thể địa phương trong việc hướng dẫn kiểm tra, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn vay. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa hoạt động và hiệu quả của quỹ, góp phần nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay.
Kiểm tra chéo do các ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức tiến hành, nhằm thực hiện sự giám sát kiểm tra trong hệ thống, đảm bảo tính nghiêm minh, khách quan trong khi kiểm tra.
4.2.6. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính
Qua nghiên cứu thực trạng về hệ thống báo cáo hàng năm xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Trong mỗi một đơn vị hạch toán độc lập, có nguồn vốn lớn thì người làm công tác kế toán tài chính nói chung, đặc biệt vị trí kế toán trưởng nói riêng phải được đào tạo cơ bản và có bằng tối thiểu từ trung cấp kế toán trở lên. Đồng thời đơn vị phải tạo điều kiện cho đội ngũ kế toán được tập huấn nghiệp vụ về quản lý tài chính quỹ hội.
- Từ cấp quản lý Quỹ hội của Tỉnh cần rà soát và ban hành thống nhất hệ thống báo cáo, báo biểu kế toán hàng năm đảm bảo đúng quy định của chế độ kế
toán và hướng dẫn của Hội nông dân Việt Nam. Có như vậy mới khắc phục được những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả cho vay của Quỹ HTND, không để xảy ra tình trạng nợ khó đòi.
- Từ đó báo cáo hàng năm phải phản ánh đầy đủ các nội dung, yếu tố, số liệu phải chính xác, khớp đúng, cần đặc biệt quan tâm đến số dư đầu kỳ, số phát sinh, cộng luỹ kế, số dư cuối kỳ, số tổng cộng và cụ thể theo từng nguồn.
- Hoàn thiện, bổ sung báo biểu báo cáo tài chính. (Phụ lục 01)