Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 74)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn

3.2.2. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh

* Xây dựng kế hoạch cho vay:

Dựa trên tổng nguồn vận động của năm đã qua và tình hình thu hồi các dự án trong năm tới, cùng kế hoạch bổ sung nguồn hàng năm, Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn quyết định phương hướng, kế hoạch sử dụng vốn Quỹ HTND cấp tỉnh, quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn tỉnh và nguồn uỷ thác từ Trung ương Hội cho Hội Nông dân các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Hội Nông dân cấp huyện, thị xã, thành phố dựa trên kế hoạch phân bổ của tỉnh hội và kết quả vận động Quỹ trên toàn huyện cũng như tình hình triển khai các dự án Quỹ trên địa bàn huyện để lập kế hoạch cho vay nguồn Quỹ tại đơn vị.

* Tổ chức triển khai việc cho vay vốn Quỹ HTND:

- Quản lý việc xây dựng dự án:

Chỉ đạo các huyện, thành Hội thực hiện triển khai chính sách tín dụng, triển khai một số văn bản mới về chính sách cho vay vốn, rà soát, tổng hợp

nhu cầu vay vốn, hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh giải ngân chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Hội Nông dân cấp xã trong tỉnh là đơn vị trực tiếp đề xuất và xây dựng các dự án để vay vốn Quỹ HTND.

Các dự án được xây dựng của tỉnh Bắc Kạn đều đảm bảo về quy mô: ít nhất 10 hộ tham gia cùng một dự án; mỗi dự án vay nguồn tỉnh và trung ương thấp nhất là 300 triệu cho một dự án.

Chi hội nông dân là đơn vị trực tiếp tổ chức họp chi, tổ Hội nông dân, thông qua đó bầu chọn hộ tham gia dự án, những hộ được bầu chọn là những hộ điển hình có năng lực sản xuất cũng như khả năng hoàn trả vốn vay khi đến hạn... Danh sách hộ này không những được sự đồng ý của cả chi hội mà còn phải được UBND cấp xã xác nhận.

Hội Nông dân xã là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với hộ được lựa chọn, tư vấn, hướng dẫn các hộ làm các thủ tục, tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn từ các hộ và hoàn thiện hồ sơ dự án để trình Hội Nông dân cấp huyện.

Tại Bắc Kạn, trong quá trình xây dựng dự án vay vốn, nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình triển khai; dự án được xây dựng chưa bám sát vào phương án sản xuất cụ thể của từng hộ tham gia dự án để đưa ra phương án tổng quát, đa phần còn mang tính ước lượng, định tính; thông tin trong Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh còn chưa đầy đủ; hồ sơ vay vốn chuẩn bị còn có sai sót... Tuy nhiên, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao trong sử dụng.

- Quản lý thẩm định dự án: Được thực hiện qua hai bước như sau

Thứ nhất: quyền thẩm định dự án

Sau khi hồ sơ gửi về Hội Nông dân cấp huyện, nếu là đề xuất vay nguồn huyện thì Hội Nông dân huyện trực tiếp thẩm định. Nếu đề nghị vay từ nguồn cấp tỉnh và trung ương thì Hội Nông dân huyện có trách nhiệm làm tờ trình kèm hồ sơ gửi về Hội Nông dân tỉnh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay với các nguồn uỷ thác của trung ương và nguồn của tỉnh, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh trực tiếp tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của người vay.

Thứ hai: Tổ chức thẩm định dự án

Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cử cán bộ phụ trách trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, ban điều hành và cán bộ này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định nêu trong biên bản thẩm định. Cán bộ được phân công gặp gỡ trực tiếp từng hộ gia đình, qua đó đánh giá tính khả thi, hiệu quả và hợp pháp của dự án. Khi dự án đủ điều kiện thẩm định, Quỹ HTND cấp thẩm định lập tờ trình đề nghị Ban thường vụ Hội Nông dân cùng cấp phê duyệt. Trong 3 năm 2014 - 2016, tại Bắc Kạn chưa có dự án nào không đạt điều kiện thẩm định, chỉ có một số ít hộ không đủ điều kiện tham gia dự án vì lý do khách quan.

- Phê duyệt dự án: Ban thường vụ Hội Nông dân các cấp có quyền phê duyệt dự án khi nhận được hồ sơ từ Ban điều hành quỹ cùng cấp.

- Quản lý giải ngân: Được thực hiện đối với nguồn cho vay theo từng cấp cụ thể

Với nguồn cho vay được uỷ thác từ trung ương và nguồn tỉnh:

Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn không trực tiếp giải ngân tới người vay vốn mà uỷ thác cho Hội Nông dân cấp huyện với hợp đồng uỷ thác rõ ràng.

Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn thống nhất với Hội Nông dân cấp huyện lập kế hoạch giải ngân gồm: Ngày, giờ, thành phần, địa điểm... và cử cán bộ chứng kiến lễ giải ngân.

Số tiền được phê duyệt, bộ phận kế toán Quỹ HTND tỉnh chuyển khoản tới tài khoản của Quỹ HTND cấp huyện trước thời điểm giải ngân trực tiếp tới hộ vay vốn.

Với nguồn cho vay là nguồn huyện: Hội Nông dân cấp huyện trực tiếp giải ngân tới từng hộ vay vốn. Người vay khi nhận tiền phải có chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của địa phương và là người đứng tên trong giấy đề nghị vay vốn, phải ký nhận tiền đúng với chữ ký trong hồ sơ vay vốn.

* Kết quả cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn:

Tình hình cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 3.5. Kết quả cho vay của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014-2016)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nguồn vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số dư cuối kỳ

Số dư năm 2013 Phát sinh trong kỳ Tổng cộng Thu nợ trong kỳ Số dư năm 2014 Phát sinh trong kỳ Tổng cộng Thu nợ trong kỳ Số dư năm 2015 Phát sinh trong kỳ Tổng cộng Thu nợ trong kỳ Số tiền Tỷ lệ % A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Vốn Trung ương 6.076 5.220 11.296 3.716 7.580 4.410 11.990 2.420 9.570 3.160 12.730 3.218 9.512 64,26 2 Vốn Cấp tỉnh 340 1.060 1.400 1.400 220 1.620 250 1.370 2.650 4.020 732 3.288 22,24 3 Vốn cấp Huyện 619 619 619 619 619 829 1.448 152 1.296 8,76 4 Vốn cấp xã 838 838 838 838 838 838 132 706 4,47 Tổng cộng 7.873 6.280 14.153 3.716 10.437 4.630 15.067 2.670 12.397 6.639 19.036 4.234 14.802 100

Qua bảng 3.5 ta thấy, kết dư nợ cho vay có chiều hướng tăng dần theo các năm, cụ thể năm 2014 là 10.437 triệu đồng, năm 2015 là 12.730 triệu đồng, năm 2016: 14.802 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2014: 7.580 triệu đồng, năm 2015: 9.570 triệu đồng, năm 2016: 14.802 triệu đồng. Vốn cấp Huyện, xã các năm 2014, 2015 không có phát sinh cho vay, nhưng thu nợ đạt thấp.

Về kết quả thu nợ trong giai đoạn 2014-2016 có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2014 thu nợ được 3.716 triệu đồng, năm 2015 giảm về 2.670 triệu đồng, sang năm 2016 tăng về 4.234 triệu đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là do đầu giai đoạn này chính sách vay vốn thường kéo dài từ 3-5 năm nên nhiều hộ gia đình chưa đến thời kỳ trả nợ.

Năm 2016, được sự chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố chủ động, tích cực tham mưu cho UBND các huyện xem xét cân đối ngân sách địa phương bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện đã được cấp số tiền là 829 triệu đồng giải ngân cho 54 hộ.

Tình hình giao vốn của Quỹ HTND của các hộ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.6. Tình hình giao vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2014-2016)

Nguồn vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển BQ % Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ tiền Số (hộ) (tr.đ) (hộ) (tr.đ) (hộ) (tr.đ) Trung Ương 187 5.220 114 4.410 82 3.160 0,66 0,77 Tỉnh 39 1.060 8 220 71 2.650 1,35 1,58 Huyện, xã 0 0 0 0 54 829 - - Tổng cộng 226 6.280 122 4.630 207 6.639 0,96 1,03

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Quỹ HTND của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn qua các năm)

Qua bảng 3.6 ta thấy tình hình cho vay qua các năm tốc độ phát triển bình quân đạt 1,03%/năm, trong đó nguồn từ Tỉnh tăng 1,58%, Nhưng nguồn Trung Ương giảm năm 2014 là 5.220 triệu đồng đến năm 2016 xuống còn 3.160 triệu đồng tốc độ phát triển bình quân giảm 0,77%

Năm 2016, dư nợ cho vay là 6.639 triệu đồng, trong đó, dư nợ cho vay từ các nguồn không được đồng đều năm 2014, 2015 cấp huyện hầu như không cho vay nhưng đến năm 2016 đã cho vay 829 triệu đồng, tăng mạnh nhất là nguồn vốn Tỉnh cho vay 2.650 triệu đồng/71 hộ được vay vốn so với năm 2014 tăng số hộ lên 1,58%, nguồn vốn Trung ương giảm năm 2014, 187 số hộ được vay vốn, nhưng đến năm 2016 giảm xuống còn 82 số hộ tỷ lệ giảm xuống là 0,66%.

Do những năm trước tình trạng ứ đọng vốn còn nhiều lên năm 2014-2015 Hội nông dân tỉnh đã giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ quá hạn từ 0,28% xuống còn 0,25%. Đến năm 2016 vốn huyện đã cấp 54 hộ cho vay 829 triệu đồng [3].

Để tăng cường hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay, trong quá trình triển khai các dự án, Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn rất tích cực trong việc phối hợp với các đơn vị như ngân hàng chính sách xã hội, sở Lao động, trung tâm Khuyến công, Khuyến nông, Sở Khoa học và Công nghệ, hội liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh… tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm.v.v, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

* Thanh, kiểm tra hoạt động cho vay Quỹ HTND:

Công tác kiểm tra hoạt động Quỹ HTND được Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn đặc biệt quan tâm vì đây là hoạt động đòi hỏi phải được tiến hành theo một quy trình nghiệp vụ chặt chẽ từ khâu thẩm định đến làm thủ tục cho vay và giải ngân nguồn vốn. Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Bắc

Kạn được Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh giao cho Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh chịu trách nhiệm từ khâu thẩm định, làm thủ tục, quản lý, theo dõi và điều hành nguồn vốn. Ban kiểm soát Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quy trình làm thủ tục và giải ngân nguồn vốn.

Hoạt động kiểm tra Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn được thường trực Hội giao tiến hành thường xuyên trong năm để kịp thời uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quy trình, nghiệp vụ vay vốn. Thành phần tham gia đoàn kiểm tra gồm thường trực, Ban điều hành, Ban kiểm soát quỹ. Năm 2016 thường trực Hội Nông dân tỉnh và Ban kiểm soát Quỹ HTND đã kiểm tra cấp tỉnh là 8 huyện, 25 cơ sở Hội và 123 hộ vay vốn, Hội nông dân các huyện, thành phố phối hợp với Ngân hàng kiểm tra 100% các hộ vay vốn. Ngoài hoạt động kiểm tra hằng năm Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Bắc Kạn có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn có đúng mục đích của hộ vay sau 3 tháng giải ngân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)