D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1KẾT LUẬN
Căn cứ vào diễn biến hiện trạng rác thải sinh hoạt và hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý rác hiện nay trên địa bàn TPVT, và những kết quả thu được trong đợt khảo sát nhận thức của người dân trong địa bàn và những kiến thức thực tế trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, tác giả có một số kết luận sau:
1. Hiện trạng RTSH trên địa bàn TPVT: hiệu quả thu gom còn thấp; quá trình vận chuyển, trung chuyển còn nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị và kiến thức chuyên môn; hiện trạng phân loại rác tại các hộ gia đình còn rời rạc, chưa thống nhất đồng bộ; tình hình tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức; xử lý chôn lấp rác không hợp vệ sinh… Gây ô nhiễm môi trường và mất thẫm mỹ cảnh quan đô thị. 2. Hiện trạng quản lý: hệ thống quản lý còn nhiều chổ bất ổn, trong tương
lai nên xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải, xây dựng mô hình quản lý vừa nhà nước vừa tư nhân, hay thành lập các công ty TNHH, công ty cổ phần đảm nhiệm công tác thu gom và xử lý rác. Có như vậy thì hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải mới được nâng cao.
3. Mặc dù UBND thành phố Vũng Tàu đã dầu tư trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt nhưng kết quả đạt được còn rất kiêm tốn, còn nhiều vấn đề bấp cập chưa giải quyết thích đáng. Chất thải đô thị, đặc biệt là rác thải sinh hoạt hiện đang gây áp lực lớn đối với TPVT từ khâu chọn công nghệ, đến nguồn vốn đầu tư, do đó tình trạng ô nhiễm do rác thải đang ở mức báo động.
4. Để từng bước khắc phục tình trạng này, UBND thành phố Vũng Tàu cần tăng cường công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về xả rác không đúng nơi quy định, và kịp thời cho đóng cửa các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
5.2 KIẾN NGHỊ
1. Công tác giáo dục, tuyên truyền vận động cộng đồng trong việc thu gom, PLRTSHTN phải đặt lên hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân nước ta. Chương trình giáo dục cần đưa vào các trường phổ thông và cao dẳng, đại học để giáo dục cho thanh niên. Các nội dung tuyên truyền, vận động côäng đồng cần đưa vào hoạt động dân phố, phường xã thường xuyên và có sự giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội.
2. Nhà nước và các dự án nghiên cứu cần đầu tư cho các nhà khoa học và tổ chức khuyến cáo thử nghiệm những chương trình:
Xây dựng bài giảng và phương pháp, hình thức giáo dục, tuyên truyền cộng đồng.
Nghiên cứu áp dụng những phương thức thu gom, phân loại rác sinh hoạt tại các khu dân cư.
Nghiên cứu các quy trình kỹ thuật xử lý RTSH trên địa bàn cũng như là chất thải nói chung thích hợp trong điều kiện Việt Nam.
3. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm:
Tuyên truyền vận động cộng đồng.
Phương tiện, hình thức thu gom, phân loại rác sinh hoạt tại nguồn. 4. Sự hợp tác nghiên cứu và sản xuất với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là
rất cần thiết:
Thử nghiệm các phương thức ủ, xử lý rác thích hợp, sản xuất giống vi sinh vật vào để ủ, kiểm định chất lượng phân.
Cử cán bộ khoa học, kỹ thuật chuyên nhành và sinh viên giúp địa phương xây dựng và thực hiện quy trình: thu gom, phân loại, xử lý RTSH có hiệu quả cao.
Cùng với cơ sở địa phương tổ chức các cuộc trao đổi khoa học, kinh nghiệm với cộng đồng, mở ra các lớp tập huấn cho cộng đồng.
Xây dựng nguồn nhân lực mới cho các công tác tuyên truyền khuyến cáo và chuyển giao cộng nghệ sản xuất.