D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006
A. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
4.7.1 Xây dựng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn:
Công đoạn phân loại rác từ nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu (đối với các loại rác có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (PLRTSHTN) hầu như chưa thực hiện được mà nguyên nhân chính theo tìm hiểu của tác giả là do kinh phí của nhà nước còn eo hẹp và do ý thức của người dân chưa cao. Dẫu sao, đây cũng là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên tác giả đề xuất việc thu gom RTSH tại nguồn trên địa bàn TPVT như sau:
Đối với hộ gia đình: phân làm 3 loại như sau:
Rác có thể tái sử dụng bao gồm: thủy tinh, nhựa (PE, PVC, PET,…), kim loại (sắt, nhôm, lon đồ hộp,…) giấy, carton…
Rác khó phân hủy sinh học bao gồm: cao su, vải, da, gỗ, sành sứ, xà bần,…
Rác dễ phân hủy sinh học bao gồm: rác thực phẩm (loại này chiếm tỷ lệ khá lớn >50%), cây gỗ, …
Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2010, RTSH tại các hộ gia đình có thể tiến hành phân làm 2 loại và trang bị hai thùng rác có màu khác nhau (hoặc có thể là túi nylon với hai màu sắc dễ phân biệt). Một để chứa các loại rác dễ phân hủy, một chứa các loại rác có thể bán ve chai hoặc tái chế như: lon bia, chai thủy tinh, đồ hộp, túi nylon…Sau khi chứa rác vào những dụng cụ trên, người dân sẽ đêm đỗ rác dễ phân hủy 1 lần/ngày để trách bốc mùi trong nhà, loại còn lại có thể đem bán ve chai hoặc đem đỗ ở xa thu hồi phế liệu 2 lần/tuần.
Đối với các cơ quan hành chính, trường học: có thể phân thành các loại như trên nhưng tuyệt đối không cho phép thải chất thải rắn độc hại chung với RTSH.
Đối với RTSH tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn: phân ra thành 5 loại sau: rác hữu cơ, giấy, túi nylon và chai pet, lon đồ hộp và các loại khác
Đối với RTSH tại các chợ: thì công tác thu gom gặp phải khó khăn hơn, do lượng rác thãi ra rất đa dạng. Tuy nhiên, cần phải cố gắng khắc phục khó khăn và tiến hành phân loại như đối với các hộ gia đình.
Để triển khai công việc một cách có hiệu quả nhất trong quá trình PLRTSHTN cần phải giải quyết những vấn đề sau:
Xây dựng văn bản pháp qui cụ thể, rõ ràng, mang tính khoa học.
Có chương trình vận động, giáo dục cụ thể giúp mọi người hiểu và ý thức được sự cần thiết của vấn đề.
Văn bản và chương trình vận động đi theo mức độ từ khuyến khích đến bắt buộc.
Những vấn đề cần quan tâm xét đến thời điểm hiện tại là việc PLRTSH thực hiện một cách tùy tiện và phụ thuộc nhiều vào khả năng tái sử dụng của rác (chỉ những loại có thể bán ve chai được) mới được phân loại từ nơi thu gom bởi công nhân vệ sinh (đến tận bãi rác bởi những người “lượm rác chuyên nghiệp”).
Hình 5. Mô hình đề xuất phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của thành phố Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010
SVTH: Trần Thị Tiên Trang 93 Rác không có khả năng tái chế Nhựa, nylon, chai thủy tinh Tái chế Sản phẩm mới Nguồn phát sinh RTSH Rác có khả năng tái chế Rác hữu cơ Kim loại: lon bia, vỏ đồ hộp… Giấy, báo, tạp chí, carton Tái chế Tái chế Tái chế Phân Comost Giấy tái chế Sản phẩm mới Chôn lấp hợp vệ sinh Phần còn lại
Hình 6. Mô hình đề xuất phân loại rác tại nguồn của thành phố Vũng Tàu giai đoạn 2010-2020
Nhựa , nylon , thủy tinh Tái chế Sản phẩm mới Đồ dùng điện tử: tivi, rađio … Chôn lấp đặc biệt Nguồn phát sinh RTSH Rác không có khả năng tái chế Rác có khả năng tái chế Rác hữu cơ Kim loại: lon bia, đồ hộp… Giấy, báo, tạp chí, carton Chôn lấp hợp vệ sinh Rác có tính độc hại Rác xà bần Vải vụn, miến g xốp… Bình xịt muỗi, pin gia dụng Tái chế Tái chế Tái chế Phân Comost Sản phẩm mới Giấy tái chế Phần còn lại
Hiện tại công tác thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt về cơ bản đáp ứng được việc chuyển tải rác ra khỏi khu vực dân cư trong TPVT. Tuy nhiên, để đảm bảo thu gom triệt để, rác sau khi phát sinh phải được chuyển ra khỏi địa bàn TPVT trong thời gian ngắn nhất, cần phải củng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh rác, chứa rác tạm thời, đến khâu thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý. Nguyên lý chủ đạo để xây dựng một hệ thống thu gom và vận chuyển rác hoàn chỉnh gồm:
Thu gom hết lượng rác phát sinh và thu gom rác từ gốc là nguyên lý mà các nơi đang cố gắng thực hiện. Thu gom rác từ gốc được hiểu là mỗi hộ dân, mỗi cơ quan, trường học, các chợ, nhà hàng khách sạn, quán ăn… phải tự tổ chức gom rác vào các thùng chứa, điểm chứa để công nhân vệ sinh đến lấy đi. Các hộ buôn bán ở chợ, bán hàng rong cũng phải tuân thủ theo quy tắc này.
Tạo thói quen PLRTSHTN trong các hộ gia đình, các cơ quan hành chánh sự nghiệp cũng như trong chính ngành vệ sinh công cộng.
Thời gian tổ chức thu gom và vận chuyển rác trong ngày càng ngắn càng tốt, phải diễn ra vào lúc ít người, ít các loại phương tiện lưu thông trên đường nhất. Phải chuyển hết lượng rác thu gom hàng ngày về bãi thải cuối cùng.
Dựa trên kế hoạch quy hoạch tổng thể để lựa chọn một cách hợp lý các điểm tập kết rác (bô rác, trạm trung chuyển, điểm hẹn, thùng chứa), các tuyến đường có xe chở rác chạy, tiến tới giảm dần số lượng các điểm tập kết rác cũng như các đường có xe chở rác chạy.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bởi các nguồn rác cố định và di động bằng cách sử dụng có đổi mới kết cấu các bô rác, trạm trung chuyển,
tuyển chọn các phương tiện thu gom và vận chuyển rác theo hướng tiêu chuẩn hóa sao cho đạt hiệu quả vệ sinh cao nhất.
Đề xuất mô hình thu gom RTSH tại TPVT đến 2020 như sau: Thu gom rác các hộ dân:
Thu gom rác tại các hộ gia đình tại TPVT: (trừ xã Long Sơn)
Các hộ nằm ở mặt tiền, hẻm lớn
Đối với các hộ mặt tiền và hẻm lớn nên sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy mức độ thải của từng gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao, cột kín, đến giờ thu gom các hộ gia đình đem bao rác để trước nhà, bên lề đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác. Nên sử dụng xe ép loại 2,5 tấn để thu gom, sau đó vận chuyển thẳng đến trạm trung chuyển hay bãi đổ. Giá thành bao nylon rẻ, khoảng 100-150 đồng/bao, nên mỗi hộ sẽ chi khoảng 3.000 - 5.000 đồng/tháng. Ưu điểm của cách thu gom này là sạch gọn, không bị mất giỏ đựng rác, không cần tập trung rác về điểm hẹn, công nhân vệ sinh đỡ vất vả…
Các hộ nằm ở các đường phố nhỏ và hẻm nhỏ
Đối với các hộ ở các đường phố nhỏ và trong các hẻm nhỏ việc thu gom không thể thực hiện được bằng các phương tiện cơ giới nên vẫn phải dùng xe tay như hiện nay, cứ 2 công nhân/xe, đến từng hộ thu gom rác (rác có thể không cần đựng trong bao nylon) sau đó đưa về điểm hẹn. Thu rác ở các tuyến đường này nên bắt đầu từ 2-4 giờ chiều và kết thúc tại các điểm hẹn khoảng 8-9 giờ tối. Trên cơ sở các địa bàn thu gom thiết lập các điểm hẹn hợp lý để rút ngắn khoảng đường đi của các xe rác. Mỗi một xe phục vụ khoảng 300-400 hộ/ngày. Về lâu dài cần xoá bỏ các điểm hẹn hiện nay hoặc nâng cấp các điểm hẹn thành các trạm ép rác
kín để tránh gây tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và mất vẽ mỹ quan của đường phố.
Đối với các hộ nằm trong hẻm sâu và nhỏ
Đối với các hộ ởtrong các hẻm sâu và hẻm nhỏ, việc thu gom không thể thực hiện được bằng các phương tiện cơ giới mà dùng xe cải tiến kéo tay thì không thích hợp do các hẻm thường quá nhỏ, đan xít với nhau, đường ghồ ghề. Do đó việc bố trí lực lượng thu gom cho các đối tượng này rất khó. Một số biện pháp đề nghị như sau:
Phương án 1
- Tại các đầu hẻm được bố trí các thùng chứa rác có sức chứa khoảng 8-10 m3
- Hàng ngày lực lượng thu gom rác sẽ tiến hành thu gom rác trong các hẻm bằng cách dùng các cần xế thu gom rác của các gia đình sau đó vận chuyển và đổ vào các thùng chứa. Rác trong thùng sẽ được các xe cơ giới xúc đi hoặc đổi hẳn thùng chứa mới.
- Lực lượng thu gom rác khoảng 4-10 người/hẻm (tùy theo hẻm), lực lượng này nên là lực lượng dân lập tại địa phương.
Phương án 2
- Sử dụng loại xe đẩy nhỏ, cơ động để thu gom rác trong các hẻm - Tập kết rác lên các xe ép đậu ngay trước hẻm
- Số lượng xe khoảng 2 - 5 xe/hẻm (tùy theo hẻm), lực lượng CNVS này nên là lực lượng dân lập
Loại rác được thu gom là rác hữu cơ và rác trơ đã được phân loại, các loại rác có khả năng sử dụng lại như bao bì, nhựa, kim loại... thì sẽ được chứa trong bao
rác có màu sắc khác và có thể được thu gom hoặc sẽ được gia đình lưu trữ và bán khi có khối lượng lớn.
Điểm tập trung rác thu gom tại hộ dân trên địa bàn TPVT (trừ xã Long Sơn) được bố trí như sau:
Bảng 20. Đề xuất các tuyến thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu
STT Địa bàn thu gom Tuyến thu gom
1 Phường 1Phường 2
Phường Thắng Tam Phường 3
Thu gom tất cả rác trong khu vực phường 1, 2, 3 và phường Thắng Tam đến trạm trung chuyển tại phường 2 (đường Võ Thị Sáu) 2
Phường 4 Phường 5 Phường 6
Thu gom tát cả rác tại phường 4, 5, 6 và rác tại các khu vui chơi giải trí về trạm trung chuyển phường 6 ( đường 3/2).
3
Phường 7 Phường 8
Phường Nguyễn An Ninh Phường 9
Thu gom trêân địa bàn phường 7, 8, 9 và phường Nguyễn An Ninh tập trung về trạm trung chuyển tại phường 8 (đường Bình Giã_ gấn Đài Liệt Sĩ của TPVT)
4
Phường Thắng Nhất Phường 10
Phường Rạch Dừa Phường 11
Rác của các phường này tương đối nhiều, sau khi thu gom sẽ đưỡc vận chuyển đến bãi rác tại phường 11 ( đường Bình Giã_ QL 51C) và một phần chuyển đến bải rác Phước Cơ của phường 12.
5 Phường 12 Thu gom rác tại phường 12 và chuyển
đến bãi rác Phước Cơ (phường 12) và rác từ các nơi khác còn chưa thu gom hết.
Thu gom rác hộ dân tại xã Long Sơn:
Đối với các hộ dân tại các khu dân cư tập trung, tại mặt tiền hoặïc gần các tuyến giao thông xã sẽ sử dụng bao nylon làm dụng cụ chứa rác, bao nylon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy mức độ thải của từng gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao, cột kín, đến giờ thu gom các hộ gia đình đem các bao rác để trước nhà,
bên lề đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác. Nên sử dụng xe ép loại 2,5 tấn để thu gom, sau đó vận chuyển thẳng đến trạm trung chuyển hay bãi đổ.
Trong giai đoạn trước mắt (2006–2010) chưa tiến hành PLRTSHTN ở địa bàn này. Sau giai đoạn này các loại rác được thu gom sẽ là rác hữu cơ và rác trơ đã được phân loại, các loại rác có khả năng sử dụng lại như bao bì, nhựa, kim loại... thì sẽ được chứa trong bao rác có màu sắc khác và có thể được thu gom hoặc sẽ được gia đình lưu trữ và bán khi có khối lượng lớn. Giai đoạn 2010-2020 sẽ bắt đầu tiến hành PLRTSHTN tại địa bàn này.
Đối với các hộ nằm ở mặt tiền các tuyến đường xa
Việc tổ chức thu gom rác hằng ngày tại khu vực này nếu do Công ty CTĐT đảm trách sẽ rất khó khăn và không hiệu quả. Biện pháp tốt nhất là tổ chức lực lượng thu gom rác dân lập tại từng khu vực, phương thức thu gom như sau: Rác từ các hộ gia đình sẽ được lực lượng thu gom dân lập thu gom bằng xe tay sau đó tập trung vào bô rác xây bằng tường gạch có hầm chứa nước rỉ hay sử dụng loại thùng ép rác kín có dung tích chứa tùy theo lượng rác phát sinh của khu vực với thời gian lưu rác từ 2-3 ngày. Xe ép, xe tải của Công ty CTĐT sẽ vận chuyển rác từ bô rác về bãi đổ
Đối với các hộ nhà nông, nhà vườn
Việc tổ chức thu gom rác hằng ngày tại khu vực này rất khó khăn và không hiệu quả. Biện pháp tích cực nhất có thể hạn chế lượng rác và thu gom một phần lượng rác phát sinh tại khu vực này là:
Phổ biến cho người dân phương pháp sử dụng thùng giun để xử lý rác hoặc sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; không nên vứt rác bừa bãi trong vườn nhà hoặc xuống kênh rạch.
Hướng dẫn tách rác làm hai loại: loại chất hữu cơ cho vào các thùng giun và làm thức ăn cho gia súc gia cầm; loại có khả năng tái sử dụng hoặc bán được thì thu gom lại (có thể bán cho các cơ sở thu mua phế liệu). Các loại rác trơ thì đựng trong các thùng chứa rác.
Hàng tuần hoặc hàng tháng sẽ có xe tải (2 ngăn) chạy dọc theo các đường này thu gom các loại rác trơ và chất có thể tái sử dụng. Phần có thể tái sử dụng sẽ bán cho những cơ sở sản xuất có nhu cầu; phần chất trơ sẽ vận chuyển về bãi đổ.
Tuyến thu gom rác của địa bàn xã Long Sơn sẽ được tập trung tại bãi đất trống tại xóm 4 và xóm 7, sau đó sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã Tóc Tiên huyện Tân Thành.
Thu gom rác đường phố:
Rác đường phố được hình thành từ các nguồn như lá cây rụng, cây cỏ dại, bụi, đất cát, rác do khách vãng lai xả ra đường, rác từ các hộ dân thiếu ý thức đổ bừa bãi ở góc đường, góc phố…
Việc quét rác đường phố nên thực hiện vào ban đêm vì lượng xe cộ ít, trời mát, hết khách bộ hành nên việc quét dọn sẽ nhanh và sạch hơn. Tuy nhiên, tại những góc phố không có đèn đường hoặc đèn không đủ sáng rất dễ gây tai nạn cho công nhân vệ sinh, do đó cần phải trang bị cho công nhân quét đường quần áo bảo hộ lao động có phản quang.
Công nhân dùng xe đẩy tay để thu gom rác đường phố, dùng chổi cán dài quét và hốt bằng ky cho đến khi rác đầy xe, vận chuyển về điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1-2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển khoảng 1-2 km.
Thu gom rác công cộng
Ở các khu vực công cộng như công viên, câu lạc bộ vui chơi giải trí nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tùy theo lượng người và lượng rác thải, thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường. Dọc các đường phố lớn có nhiều khách vãng lai hay dọc các bờ kênh, bờ kè cần đặt các thùng rác công cộng có dung tích 100-300 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi.