B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THAØNH PHỐ VŨNG TAØU
4.1.3 Tình hình cơ sở hạ tầng:
Hệ thống cấp điện:
Hiện nay toàn TPVT sử dụng điện lưới quốc gia. Tại trạm Vũng Tàu 110/15(22)KW có 3 máy dung lượng 106,2 MVA với 11 lộ ra cung c6áp điện cho toàn bộ TPVT và một phần TXBR. Với 330 Km đường dây trung thế, 52 Km đường dây hạ thế và 847 trạm biến áp hạ thế có thể nói điện đã được đưa về tận các phường xã. Theo thống kê, hiện nay số hộ sử dụng điện chiếm tỉ lệ 96,5% trên tổng số hộ dân của TPVT.
Hệ thống cấp nước:
Nhìn chung hệ thống cấp nước đã được xây dựng và dẫn đến các phường, xã trong TP. Nguồn nước chủ yếu được dẫn từ nhà máy nước ngầm bà Rịa, công suất 15.000m3/ngày và nhà máy nước sông Dinh, công suất 30.000m3/ngày. Ngoài nguồn nước máy ra, dân ở các phường, nhất là tại xã Long Sơn còn sử dụng nguồn nước giếng và giếng khoan. Tính đến cuối năm 2000 số hộ dân được sử dụng nước sạch là 37.200 hộ, chiếm 79%.
Hệ thống cấp nước cho KCN Đông Xuyên được lấy từ nhà máy nước Bà Rịa và sông Dinh, đường ống truyền tải hiện hữu có phi 760 mm, dọc QL 51 tổng nhu cầu cấp nước vào khoảng 10.800m3/ngày đêm.
Thuỷ lợi:
TPVT đã xây dựng tuyến đê ngăn mặn Hải Đăng giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng, tiếp tục nâng cấp 3,5 km đê Hải Đăng từ ụ tàu Hải Đăng đến cống Cầu Cháy phường 11. Ngoài ra, tại Long Sơn đã xây dụng 6 Km bờ kè chống sạt lở, đắp 716 m3 đê bao ngăn mặn tại thôn 4, 5, 6 và 7.
Mạng lưới thuỷ lợi của TPVT chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước, rửa mặn, phèn phục vụ cho sản xuất, ngoài tuyến kênh thoát nước chính của TPVT ( Bàu Sen – Bàu Trũng – Chí Linh Cửa Lấp) và chỉ vài mương thoát nước nhỏ trên địa bàn phường 11 (hiện nay là phường 12).
Thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc của TPVT mấy năm gần đây có những bước tiến nhảy vọt, phương tiện và dịch vụ thông tin đã có những thay đổi nhanh chóng, trước đây chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại cố định và thư thường, nay có thêm điện toại di động, điện thoại dùng thẻ, nối mạng Internet, gửi thư điện tử, Fax, gửi
thư và tiền phát nhanh, điện hoa… Toàn TPVT hiện nay có 45.200 máy điện thoại, tỉ lệ số điện toại là 26/100 hộ.
Giao thông vận tải:
TPVT là đầu mối giao thông quan trọng và chủ yếu của tỉnh, nối liền Vũng Tàu với các địa phương khác trong cả nước và với các huyện trong tỉnh.
Hệ thống đường và công trình giao thông của TPVT gồm: Đường đối ngoại: QL 51A, 51B và 51C, hầu hết là đường nhựa.
Đường nội bộ trong TPVT: gồm 86 đường với tổng chiều dài 171 Km. trong đó có 70 đường trải nhựa, chiều dài 17,6 Km, 9 đường cấp phối chiều dài 33 Km và 7 đường trải đá chiều dài 9,2 Km, còn lại là đường đất dài 90,6 Km, đường ximăng 20,3 Km.
Có một sân bay nhỏ giành cho trực thăng, chủ yếu phục vụ cho số lao động làm việc trong ngành dầu khí và du lịch.
Có một bến xe khách phục vụ cho việc đi lại trên các tuyến đường miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Tây, có hệ thống xe Buýt công cộng vận chuyển từ TPVT sang TXBR và các huyện Long Đất, Xuyên Mộc.
Tóm lại tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng tại TPVT trong 5 năm từ 1996-2000 cho thấy tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên toàn TPVT khoảng 3.564 tỷ đồng và 308 triệu USD. TPVT làm chủ đầu tư 25 công trình với tổng số vốn 51 tỷ đồng. Trong 5 năm qua TPVT đã đưa vào sử dụng 48,6 km đường giao thông; 15,5 Km hệ thống thoát nước chính; 63,8 Km đèn đường; 12 trường học (với 293 phòng học); 4 tuyến vỉa hè dài 3,2 km và một số công trình phúc lợi khác.
Về các công trình do nhà nước và nhân dân cùng xây dựng: đã đưa vào sử dụng 92 tuyến thoát nước trong các hẻm tại khu vực dân cư, 151 tuyến đường giao thông trong hẻm với tổng số vốn đầu tư 17,62 tỷ đồng. Riêng công trình do nhân
dân tự đầu tư 100% vốn đã đưa vào sử dụng: 25 Km đường dây hạ thế phục vụ sinh hoạt; 24,5 km đường ống cấp nước trong hẻm khu dân cư với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.382 tỷ đồng.