Sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 126 - 127)

D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006

B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

4.7.10 Sử dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt

hoạt

Aùp dụng công cụ kinh tế là việc làm cần thiết trong chính sách quản lý chất thải rắn. Việc sử dụng các công cụ kinh tế có tác dụng mạnh mẽ trong quá trình điều chỉnh tính tự giác của các đơn vị, cá nhân và tất cả các thành viên trong xã hội. Các công cụ kinh tế được áp dụng hiện nay chủ yếu:

Thu lệ phí thu gom cho việc xả thải rác tại TPVT:

1. Đối với các hộ gia đình: lệ phí cho việc xả thải ra môi trường là 10.000 đồng/ tháng/hộ ( Thời gian tới thì mức thu này có thể tăng lên, dao động từ 10.000 -20.000 đồng/tháng/hộ).

2. Đối với cơ quan nhà nước và trường học: tùy theo quy mô và lượng rác mà mức lệ phí có thể dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/ tháng/đơn vị.

3. Đối với các điểm kinh doanh, buôn bán thức ăn, nhà hàng/khách sạn: do lượng rác thải ra hằng ngày nhiều và số lần thu gom cao hơn để đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực. Nên mức thu lệ phí có thể dao động từ 70.000 150.000 đồng/tháng/đơn vị.

Quy định mức phạt đối với các hành vi cố tình vứt xả rác bừa bãi ra đường phố, xuống kênh, mương, rạch, sông, suối…không được cho phép. Với mỗi hành vi xả rác có thể thu mức phạt là 20.000 đồng/lần/người đối với những trường hợp ngưới xã rác trên 16 tuổi.

Khuyến khích, giảm thuế cho các đơn vị sản xuất áp dụng công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, tạo ra các sản phẩm ít sinh ra chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đầu tư các cơ sở nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về công nghệ quản lý chất thải, công nghệ tái chế chất thải…

Điều cần lưu ý là khi áp dụng các công cụ kinh tế cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, UBND các địa phương, các tổ chức tuyên truyền luật BVMT cho các đối tượng, các ban ngành, phường, xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh, sinh viên, học sinh, dưới các hình thức khác nhau như: văn bản, tập huấn, thi đố vui, thi vẽ tranh, các phương tiện thông tin đại chúng, phát bướm, ... Cần thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú để vận động nhân dân thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng như: tổ chức tham gia phong trào, cuộc thi “ngày chủ nhật xanh”, “vì Vũng Tàu ngày mai” … tuyên truyền ý thức BVMT, không xả rác bừa bãi... lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia, đặt biệt là sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên, người lớn tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w