B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THAØNH PHỐ VŨNG TAØU
4.1.5 Tình hình phát triển kinh tế: Tình hình sản xuất:
Tình hình sản xuất:
Ngành dịch vụ:
Ngành thương mại dịch vụ là ngành mũi nhọn, đứng đầu trong cơ cấu kinh tế của TPVT. Thực hiện chủ trương của hoạt động ngành thương mại, dịch vụ, du lịch theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của nhà nước, TPVT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của ngành, phát triển theo hướng kinh doanh đa dạng, mạng lưới bán buôn, bán lẻ được mở rộng, đáp ứng nhu cầu hàng hoá của người dân.
Đến cuối năm 2000 toàn TPVT có 9.962 cơ sở kinh doanh dịch vụ trong đó thương mại dịch vụ: 7.668 cơ sở, dịch vụ xây dựng cơ bản: 56 cơ sở, dịch vụ vận tải: 1.040 cơ sở và nông lâm nghiệp: 1.198 cơ sở. Tổng số cơ sở, giá trị thương mại dịch vụ và tổng số vốn tham gia vào kinh doanh. Có thể kể đến một số ngành tiêu biểu trong hoạt động thương mại dịch vụ:
Về du lịch:
Với việc đầu tư hệ thống giao thông, điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh, bưu chính viễn thông, vận chuyển hành khách (tàu cao tốc, xe buýt, xe taxi, xe chất lượng cao), xây dựng khách sạn, nhà trọ, các bãi tắm sạch đẹp kết hợp giải trí thể thao như đi ca nô, câu cá và đua chó… Vũng Tàu đã tạo được tiền đề thu hút khách đến tham quan du lịch và tắm biển. Năm 2000 đã thu hút được 2,1 triệu lượt khách ( có 150.000 lượt khách nước ngoài và Việt Kiều). Hiện nay toàn Tp có 61 khách sạn với 2.498 phòng ( có 1.179 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế), gần 90 biệt thự với 2.800 phòng.
Các ngành khác như dịch vụ vận tải, hải sản: đã dần thay đổi mới công nghệ với hiện đại hoá. Hiện TPVT có hợp tác xã vận tải, 6 công ty vận tải có 650 xe ô tô các loại, 4 công ty và 12 doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ cung cấp trang thiết bị, nhiên liệu cho ngành hải sản và các ngành khác.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp (CN&TTCN):
Sản xuất CN-TTCN vẫn giữ được ổn định và có mức đầu tư tăng. Tuy nhiên nhìn chung công nghệ kỹ thuật của ngành ở trong tình trạng lạc hậu, chưa theo kịp bước phát triển chung.
Trong 5 năm từ 1996-20000 vốn đầu tư tham gia vào sản xuất kinh doanh của ngành có mức tăng bình quân hằng năm là 18,03%, với tổng vốn là 930 tỷ đồng. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân hàng năm 10,69% với tổng giá trị sản xuất là 832 tỷ đồng, đa số ngành sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành khai tác dầu khí, chế biến, may mặc, điện nước… Riêng TTCN có thể kể đến các ngành như: mộc gia dụng, gia công cửa nhôm sắt, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ… Nếu tính cơ cấu kinh tế trên toàn địa bàn thì CN-TTCN vẫn đứng đầu với giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2000 là 208 tỷ đồng.
Khu công nghiệp (KCN) Đông Xuyên với diện tích 160,8 ha nằm ngay trong lòng TPVT đã góp phần thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển. Đến cuối năm 2000, KCN đã thu hút 5 dự án đầu tư ngoài nước với tổng số vốn 12,32 triệu USD và 2 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 23,9 tỷ đồng. Đã có 2 dự án đi vào hoạt động và 5 dự án đang triển khai xây dựng.
Ngành hải sản:
Trong 5 năm từ 1996-2000 ngành khai thác hải sản của thành phố là một trong những ngành đi đầu trong việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hoá, ngành vẫn giữ được ổn định và có xu hướng phát triển về cả số
lượng và chất lượng, đứng thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của TPVT. Đến nay TPVT có 1.044 tàu/93.948 CV (trung bình 90CV/tàu) tăng 32,2 CV/tàu so với năm 1996, sản lượng khai thác hải sản tăng bình quân hàng năm 3,6% trong đó sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu chiếm 14-17%. Giá trị khai thác hải sản tăng bình quân 5,4%/năm. Vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh có mức tăng bình quân 13,3%/năm.
Chủ trương đánh bắt xa bờ của nhà nước đã giúp ngư dân vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu thuyền khai thác, trong vòng 5 năm đã có 23 dự án được vay với số vốn 27,8 tỷ đồng, đóng mới 42 tàu, nâng cấp 17 tàu, nâng số tàu có công xuất 90CV trở lên là 250.
Riêng về nuôi trồng thuỷ hải sản: các hộ dân chỉ tập trung nuôi các loại thuỷ sản có giá trị cao như: tôm, cua, cá xuất khẩu, hạn chế nuôi những loại có số lượng lớn, giá trị không cao như: nghêu, sò… Mặc khác do nguồn nước bị ô nhiễm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng vẫn còn hạn chế, tổ chức sản xuất nuôi trồng còn nhỏ lẻ, mang tính gia đình… Mặc dù diện tích nuôi trồng tuy có tăng (năm 2000 là 2.070 ha) song hải sản lại tăng không đáng kể, năm 2000 so với 1999 tăng 46 tấn.