Môi trường không khí:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 80 - 81)

D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006

4.5.2 Môi trường không khí:

RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm môi trường không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đầy đủ (tốt nhất là nhiệt độ 350C và độ ẩm khoảng 70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của các loài vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người. Ở TPVT, ô nhiễm môi trường không khí do rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ các điểm tập kết rác, bãi rác và trạm trung chuyển bốc mùi của các loại thực phẩm dư thừa.

Bảng 15.Chất lượng không khí khu vực Ngã 5 Lê Hồng Phong

TT Thông số Đơn vị

đo Kết quả đo

TCVN 5937 : 1995

(trung bình 1h) Đợt I Đợt II Đợt I Đợt II 1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,28 0,26 0,25 0,24 0,3 2 CO mg/m3 KPH < 5 < 5 < 5 40 3 NO2 mg/m3 6,983 2,8 < 0,010 < 0,010 0,4 4 SO2 mg/m3 0,608 < 0,010 < 0,010 < 0,010 0,5

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh BRVT)

Qua các số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực Ngã 5 Lê Hồng Phong (gần trạm trung chuyển rác của phường 6_ đường Võ Thị Sáu) vào các năm 2002 và năm 2004 cùng tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng đánh giá như đã trình bày ở trên, nhận thấy tất cả các chỉ tiêu quan trắc như : bụi lơ lửng và CO đều nằm trong giới hạn cho phép được qui định bởi TCVN 5937 : 1995 (trung bình 1 giờ). Tuy nhiên kết quả phân tích khí NO2 và SO2 vào năm 2002 đã vượt giá trị giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w