D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006
B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
4.7.9 Xây dựng giải pháp quy hoạch QLRTSH:
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển KT-XH, các ngành sản xuất đang được mở rộng và phát triển nhanh chóng, quá trình phát triển KT-XH sẽ phát sinh nhiều CTR, gia tăng về khối lượng, đa dạng về thành phần, bao gồm các nguồn CTR từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp... mà trong đó quan trọng nhất là sự hiện diện của các loại CTNH trong tất cả các nguồn thải này.
Trong tương lai TPVT phải chịu nhiều áp lực vế kinh tế, xã hội và môi trường. Một trong những áp lực về môi trường mà TPVT phải đối mặt đó là vấn đề gia tăng một cách đáng kể khối lượng RTSH. Hiện nay không những tại TPVT mà các nơi trên địa bàn Tỉnh BRVT nói chung, hệ thống QLRTSH còn nhiều vấn đề bất cập. Cho đến hiện nay, TP vẫn chưa có một hệ thống rõ ràng về việc xử lý RTSH trên địa bàn.
Theo nghị quyết 41-NQ/IW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có
nêu rõ nhiệm vụ của các tỉnh thành trong cả nước: “… thu gom và xử lý toàn bộ RTSH và RTCN bằng các phương pháp thích hợp…”. Tuy nhiên, việc quản lý RTSH trên địa bàn TPVT vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện quy hoạch quản lý RTSH trên địa bàn TPVT. Một hệ thống quản lý với những nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có thể kiểm soát, thực hiện công tác quản lý một cách hiệu quả và triệt để các nguồn chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn.
Hình 10. Bản đồ quy hoạch của thành phố Vũng Tàu
Mục đích của việc thực hiện quy hoạch quản lý RTSH trên địa bàn TPVT từ nay đến 2020:
Từng bước hoàn thiện công tác thu gom quản lý RTSH phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Xây dựng cơ sở vững chắc về công tác quản lý và kỹ thuật để TPVT có thể thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong “Chiến lược Quản lý Môi trường Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020”.
Nội dung chính trong việc thực hiện quy hoạch quản lý RTSH
Xác định nguồn gốc, thành phần và tính chất RTSH.
Điều tra hiện trạng quản lý các nguồn RTSH., đánh giá các khó khăn và thuận lợi, dự báo các thách thức
Xác định các mục tiêu quy hoạch:
Cơ sở để xác định các mục tiêu quy hoạch
Xác định các mục tiêu quy hoạch
Xây dựng các cơ sở để thực hiện mục tiêu quy hoạch:
Đề xuất cơ sở quản lý để thực hiện các mục tiêu quy hoạch
Đề xuất cơ sở kỹ thuật để thực hiện các mục tiêu quy hoạch Xác định mục tiêu quy hoạch QLCTR-ĐT
Cơ sở để xác định mục tiêu quy hoạch RTSH:
Theo nghị quyết 41-NQ/IW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nêu rõ nhiệm vụ của các tỉnh thành trong cả nước: “… thu gom và xử lý toàn bộ RTSH và RTCN bằng các phương pháp thích hợp…”.
Quyết định 34/2005/QĐ.TTg của Thủ Tướng Chính phủ ngày 22/02/2005 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW, trong đó chương trình kiểm soát ô nhiễm về quản lý CTR từ: “… Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, nông
chế chất thải, trong đó chú trọng quy hoạch, xây dựng các nhà máy xử lý tập trung chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại…”.
Chỉ thị số:23/2005/CT.TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/06/2005 về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và các khu công nghiệp, trong đó yêu cầu: “…thu gom, vận chuyển và xử lý 90% trỏng lượng RTSH tại các đô thị và KCN…”.
Quyết định 256/2003/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có mục tiêu cụ thể: “…thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện….”
Quyết định 2986/2005/QĐ.UB ngày 16/8/2005 của UBND tỉnh về ban hành chương trình hành động thực hiện Quyết định 34/2005/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong chương trình hành động: “ Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đơ thị, nông thôn, khu công nghiệp; tăng cường đầu tư cơ sở thu gom, xử lý, tái chế chất thải, trong đó chú trọng quy hoạch, xây dựng khu xử lý tập trung chất thải, đặc biệt là RTSH, CTCN VAØ CTNH….”
Chỉ thị số: 29/2005/CT.UBND của UBND tỉnh ngày 05/10/2005 về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT có quy định: “ …xây dựng quy hoạch quản lý CTR, CTNH trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng quy chế quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, khuyến khích 100% các phường thuộc TPVT thị xã Bà Rịa và thị trấn thuộc các huyện thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, xử lý CTR thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm các quy định về bảo vệ môi
trường; thu gom, vận chuyển và xử lý 95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp vàà 100% chất thải y tế nguy hại; thực hiện phân laọi rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình trong đô thị, ưu tiên tái sử dụng, tái chế chất thải; đóng cửa tất cả các bãi rác không hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh…
Các vấn đề tồn tại
Thuận lợi
Nhìn chung, công tác quản lý RTSH hiện nay trên địa bàn TPVT cũng đã đi vào nề nếp, mặc dù tỷ lệ thu gom chưa cao nhưng cán bộ và các ban ngành luôn quan tâm và tìm hướng giải quyết cho vấn đề nan giải này. Vấn đề VSMT trong khu vực được thực hiện khá tốt, trường hợp vứt rác bừa bãi ra đường phố, xuống kênh rạch là rất ít thấy tại địa bàn.
Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên, công tác quản lý RTSH trên địa bàn TPVT còn gặp những khó khăn sau:
Lực lượng cán bộ CNV làm công tác vệ sinh còn rất mỏng.
Trang thiết bị thu gom không đủ đáp ứng cho nhu cầu thực tế trên địa bàn.
Trang thiết bị bảo hộ lao động, trình độ và nhận thức của công nhân vệ sinh Công ty CTĐT TPVT cũng như công nhân của các Tổ thu gom rác dân lập còn chưa cao.
Các thách thức trong tương lai
Sự gia tăng về khối lượng rác cần phải thu gom: Trong tương lai, lượng rác trên địa bàn TPVT sẽ tăng nhanh. Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp
lại phần chất thải hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi gia súc ngày càng giảm nên khối lượng rác cần được thu gom sẽ tăng lên.
Sự thay đổi về thành phần rác: Kinh tế phát triển, mức sống tăng cao sẽ thay đổi tập quán sử dụng các loại vật liệu gia dụng, người ta ngày càng có khuynh hướng thải ra nhiều chất thải khó phân hủy (bao nylon, túi xốp, chai nhựa PET) và CTNH (bình xịch muỗi, bình gas mini...), ngày càng ít quan tâm đến việc tái sử dụng các loại chất thải này. Sự thay đổi này sẽ gây áp lực lớn đến công tác thu gom và xử lý rác nếu lượng chất thải này không được tách riêng ngay từ khi phát sinh (tại các hộ gia đình).
Sự thiếu hụt về nhân lực: Do đặc điểm của công việc là nặng nề và độc hại nhưng thu nhập không cao nên ngày càng có khuynh hướng thiếu hụt lực lượng lao động trong ngành này, vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý RTSH trong tương lai.
Đề xuất các mục tiêu quy hoạch QLRTSH trên địa bàn TPVT:
Dựa trên các cơ sở về năng lực quản lý, về cơ sở hạ tầng cũng như việc dự báo các thách thức trong tương lai, mục tiêu quy hoạch quản lý RTSH trên địa bàn TPVT được xác định như sau:
Giai đoạn trước mắt (2006 đến 2010)
Ban hành các văn bản pháp lý về khen thưởng – xử phạt
Hoàn thành công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn TPVT (trừ xã Long Sơn)
Đảm bảo trên 90% lượng của các phường trong TPVT và 70% lượng rác tại xã Long Sơn được thu gom và chuyển về bãi chôn lấp.
Thực hiện thí điểm các hình thức xử lý rác tại các hộ gia đình nhà vườn
Giai đoạn 2010-2020
Hoàn thiện bộ máy quản lý RTSH
Hoàn thành công tác phân loại rác tại nguồn trên toàn TPVT
Hoàn thiện quy trình thu gom RTSH trên toàn TPVT
Thực hiện thu gom 100% lượng chất thải phát sinh
Hoàn thiện các hình thức xử lý rác tại các hộ gia đình nhà vườn (tại xã Long Sơn).