Thiêu đốt (incineration) là phương pháp xử lý rác khá phổ biến ở các nước phát triển. Thiêu đốt là một công nghệ xử lý triệt để rác thải và cũng là một phương pháp tốn kém nhất. Công nghệ này thực hiện các quốc gia phát triển vì một số lý do:
- Việc thu gom rác được thực hiện tận gốc, đã qua phân loại sơ bộ của người dân và các cơ sở công nghiệp.
- Nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho công việc thiêu đốt rác như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân.
Rác thải được phân loại sơ bộ bởi các đối tượng xả rác, được chứa trong các bịch nilon và các bô rác công cộng. Xe chở rác gom về nhà máy xử lý, tại đây có sự loại riêng các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thủy tinh vụn, giấy vụn... và các tạp chất vô cơ. Phần còn lại được đưa vào lò đốt (incinerator) ở nhiệt độ cao. Lò đốt có thể dùng nhiệt hoặc dầu, năng lượng phát sinh có thể
được tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt. Mỗi lò đốt đều phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt rác có thể gây ra.
Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển toàn cầu biện pháp đốt có phần hạn chế áp dụng mặc dù cho kết quả xử lý triệt để do phát sinh khí CO2, hơi nước gây hiệu ứng nhà kính và làm tiêu hủy nguyên liệu.
Ưu điểm
- Xử lý triệt để lượng rác cần xử lý.
- Tiêu diệt triệt để các vi sinh vật gây bệnh. - Xử lý tốt các chất ô nhiễm.
- Ít tốn diện tích xây dựng lò. - Vận hành đơn giản.
- Có thể xử lý những chất rắn có thời gian phân hủy lâu dài. - Lượng tro sau khi thiêu đốt có thể dùng làm phân bón.
- Phạm vi áp dụng rộng rãi, có thể sử dụng cho nhiều loại chất thải rắn.
Nhược điểm: Lò thiêu đốt chất thải rắn bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại các nhược điểm sau:
- Sinh ra khói bụi và các khí thải độc hại như: SO2, HCl, NOx, COx… - Cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao, ước tính khoảng 160 – 200 triệu USD cho một nhà máy có công suất 3000 tấn/ngày.
- Thành phần rác đòi hỏi nhiệt trị cao khoảng hơn 4.500 kcal/kg quá trình thiêu thiêu đốt rác mới kinh tế.
- Tạo thành Dioxin khi đốt PVC ở nhiệt độ dưới 200oC hoặc khi hạ nhiệt độ từ 800 – 1100oC xuống dưới 300oC trong khoảng thời gian quá 30 giây.