D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006
A. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
4.7.3 Xây dựng giải pháp vận chuyển và trung chuyển:
Giải pháp tăng cường trang thiết bị vận chuyển
Như đã trình bày ở trên, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác của TPVT còn thiếu và không đúng quy định, vì vậy việc tăng cường các phương tiện thủ công và cơ giới cho đơn vị quản lý rác của TPVT là hết sức cần thiết. Sau đây là một số các định mức quy định đối với các loại trang thiết bị vận chuyển RTSH:
Xe kéo tay thu gom rác hộ dân tuyến hẻm và rác đường phố: 2 công nhân/xe, định mức 300-400 hộ/xe.
Xe kéo tay thu gom rác đường phố: 2 công nhân/xe, định mức 5000 m/xe/ngày
Xe ép rác chuyên dùng 2,5-4 tấn thu gom rác ở các hộ mặt tiền đường chính, cơ quan, chợ… : định mức 3 công nhân/xe, số lần quay vòng trong ngày là 4 lần tính cho cự ly vận chuyển trung bình là 20-40 km (cả lượt di và về cộng tuyến đường thu gom), thời gian trung bình cho 1 lần xoay vòng là 2-3 giờ (vận tốc 10-30km/h)
Xe ép rác chuyên dùng 6-8 tấn thu gom rác tại các điểm hẹn, trạm trung chuyển tại các phường trong TPVT: định mức 3 công nhân/xe, số lần quay
vòng trong ngày là 3 lần tính cho cự ly vận chuyển trung bình là 20-50 km (cả lượt đi và về cộng tuyến đường thu gom), thời gian trung bình cho 1 lần xoay vòng là 2-3,5 giờ (vận tốc 10-30km/h).
Thùng ép rác kín di động 4-8 tấn tiếp nhận rác tương như một trạm trung chuyển sử dụng cho các phường và xã Long Sơn, thời gian lưu của thùng chứa tùy thuộc vào lượng rác phát sinh của địa bàn. Sau khi đầy sẽ có xe kéo đến vận chuyển về bãi chôn lấp.
Bảng 21. Trang thiết bị sử dụng trong công tác thu gom và vận chuyển RTSH tại thành phố Vũng Tàu trong thời gian tới
STT Danh mục trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng
Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2010-2020
01 Xe đẩy tay Chiếc
Chiếc/phường/xã 30 45
02 Xe đẩy tay thu gom rác phân loại
Chiếc Chiếc/xã
15 25
03 Xe ép rác 2,5 tấn Chiếc 4 8
04 Xe tải 2 tấn (để thu gom rác tái chế) chiếc 4 6 05 Xe ép rác 4 tấn Chiếc 2 3 06 Xe ép rác 8 tấn Chiếc 1 3 07 Thùng ép rác kín Thùng 10 15 08 Đầu kéo Xe 1 3 SVTH: Trần Thị Tiên Trang 103
Giải pháp lựa chọn vị trí làm điểm hẹn:
Việc chọn một địa điểm trong khu dân cư để làm điểm hẹn cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Chất lượng tuyến đường, chiều rộng của tuyến đường và lề đường phải đảm bảo hoạt động của điểm hẹn không ảnh hưởng đến giao thông đi lại.
Không bố trí điểm hẹn tại các khu vực danh lam thắng cảnh, khu du lịch, các di tích lịch sử, chùa, nhà thờ. Trong trường hợp bất khả kháng, việc bố trí điểm hẹn tại các khu vực này phải được thực hiện vào thời điểm phù hợp trong ngày, sau khi hoàn tất việc lên rác, điểm hẹn phải được xịt rửa nước để vệ sinh và khử mùi hôi.
Vị trí điểm hẹn có thể thay đổi tùy theo thời gian hoạt động, thời tiết...
Một xe ép rác có thể phải tập kết rác nhiều điểm hẹn (trung bình 1-3 tùy theo tải trọng xe, tuyến thu gom) hoặc vừa thu gom rác hộ dân dọc đường phố chính vừa thu gom rác tại các xe đẩy dọc tuyến đường hay tiếp nhận rác từ các xe đẩy tay thu gom rác trong các hẻm.
Thời gian hoạt động của điểm hẹn
Thời gian hoạt động của các điểm hẹn cũng phải tuân theo một số các yêu cầu sau:
Phân bố thời gian gom rác tại các khu vực hợp lý để phù hợp với thời gian hoạt động của điểm hẹn, tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác được liên tục, tránh tình trạng xe rác phải lưu lại khá lâu và sự nối đuôi của các xe đẩy vào giờ cao điểm. Cụ thể tùy theo thời gian xoay vòng của xe ép, thời gian chuyển rác lên xe mà quy định thời gian gom rác từng nơi.
Thời gian hoạt động của điểm hẹn không được nằm trong giờ cao điểm về giao thông.
Vệ sinh môi trường tại các điểm hẹn
Các loại xe đẩy tay và xe ép rác phải được thiết kế phù hợp để việc chuyển rác lên xe ép nhanh chóng và không rơi vải rác thải xuống lòng đường.
Sử dụng trạm trung chuyển và thùng ép rác kín
Hiện nay tại TPVT vẫn tồn tại một số trạm trung chuyển và thường được gọi là “Bô rác” đặt tại một số phường trong trung tâm TPVT, bô rác được xây dựng có nền bêtông, có tường cao 1m bao quanh và hoạt động chuyển rác lên xe tải hoàn toàn bằng thủ công (người lao động cào rác vào các cần xé và chuyển lên xe tải). Chính vì vậy cân phải quy hoạch những trạm trung chuyển phù hợp.
Giai đoạn 2006-2010
Trong giai đoạn 2006-2010 TPVT vẫn có thể sử dụng kiểu trạm trung chuyển này đối với một số phường ngoại thành và xã Long Sơn. Tuy nhiên khi xây dựng các bô trung chuyển mới cần phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật sau:
Diện tích bô trung chuyển phải được tính toán phù hợp với mức sinh rác của khu vực, diện tích tối thiểu phải chứa rác được trong hai ngày.
Nền bô trung chuyển phải được đổ bê tông, có hệ thống thu nước và hố gas chứa nước từ bô trung chuyển.
Bô trung chuyển phải được xịt thuốc khử mùi hôi 2 ngày/lần
Bô trung chuyển phải được thiết kế phù hợp với phương tiện thu gom thủ công và cơ giới (xe ép rác).
Giai đoạn 2010 – 2020
Trong giai đoạn này TPVT õ xóa triệt để các bô trung chuyển rác kiểu hở, thay vào đó là các thùng rác ép kín và vạch tuyến thu gom. Mô hình đề xuất quy trình thu gom và vận chuyển, trung chuyển RTSH tại thành phố Vũng Tàu như sau:
Hình 7. Đề xuất mô hình vận chuyển và trung chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố Vũng Tàu
Nguồn phát sinh ( đã được phân loại)
Rác không có khả
năng tái chế Rác không có khả năng tái chế
Xa đẩy tay,xe có nắp đậy kín,xe tải
Xa đẩy tay,xe có nắp đậy kín,xe tải
Điểm tập kết rác Nhà máy tái chế Phần còn lại Sản phẩm tái chế BCL hợp vệ sinh
Các mỏ khoáng sơ khai của trái đất là có giới hạn. Khi các quặng mỏ có chất lượng cao bị cạn kiệt thì các quặng mỏ chất lượng thấp phải được sử dụng. Các quặng kém chất lượng đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều năng lượng và vốn đầu tư để khai thác. Các nguồn TNTN đang ngày càng cạn kiệt, không thể tái tạo lại được như nhôm, đồng, sắt và dầu hỏa… Tỷ lệ phát sinh CTR cao ám chỉ tốc độ cao của việc khai thác các vật liệu thô sơ khai. Hơn nữa lối sống nhiều chất thải, tái sinh thấp của con người vốn đã gây lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên.Các tài nguyên có thể tái tạo, trước tiên là gỗ, cũng bị vây hãm. Trong một xã hội mà các sản phẩm hàng hóa thường được đóng kiện bằng gỗ cộng thêm chế độ chăm sóc rừng kém có thể dẫn đến tình trạng suy thoái rừng không thể phục hồi kịp. Ngăn ngừa sự phát sinh ra chất thải (bảo tồn tài nguyên) và sử dụng lại các vật liệu thải để sản xuất (tái sinh tài nguyên) hiện là những giải pháp nhằm xoa dịu bớt những vấn đề về quản lý CTR.
Về nguyên tắc, các CTR đô thị có khả năng chế biến có thể cung cấp 95% và 73% nhu cầu của quốc gia về thủy tinh và giấy. Tuy nhiên, trong các loại kim loại, thủy tinh và gỗ, chỉ có một phần nhu cầu hàng năm của đất nước là có khả năng tái sinh từ chất thải rắn đô thị (MSW). Nhiều loại giấy và thủy tinh về nguyên tắc là có thể tái chế được, tuy nhiên trên thực tế, chúng không bao giờ được tái chế.
Việc tái chế, tái sử dụng chưa được sự quan tâm của toàn xã hội, chủ yếu là RTSH được đem đi chôn lấp tại các BCL hợp vệ sinh. Thực tế cho thấy rằng, việc bảo tồn và tái sinh tài nguyên, ngoại trừ một một số trường hợp rất thuận lợi, thường tốn kém hơn so với việc chôn lấp là một sự nản chí lâu dài đối với việc bảo tồn tài nguyên của chúng ta. Vậy thì tại sao bất kỳ một hội đồng chính phủ nào cũng phải cân nhắc đến việc bảo tồn và tái sinh tài nguyên? Câu trả lời rất đơn giản là “để bảo vệ môi trường của chúng ta”. Trong hoàn cảnh tương tự mà chúng ta đã chú ý đến việc kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, chúng ta có một bổn
phận là để lại cho các thế hệ mai sau của chúng ta điều gì đó tốt hơn là thứ rác rưởi đổ đống của các thói quen phung phí của chúng ta ngày hôm nay.
Chính vì tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng lại các sản phẩm từ rác, tác giả xin đề cử một số các sản phẩm có khả năng được tái chế từ RTSH trên địa bàn TPVT:
Sử dụng lại các vỏ hộp nước giải khát
Sự thay thế các sản phẩm có thể dùng lại được cho các sản phẩm “có thể bỏ đi” khi sử dụng một lần là những biện pháp bảo tồn TNTN có thể thực hiện được (khả thi). Ngoài ra, đối với các vỏ chai thủy tinh, có một sự tiết kiệm năng lượng lớn nếu như một chai thủy tinh được sử dụng lại 10 lần sẽ tiêu thụ năng lượng ít hơn từ 1 đến 3 lần so với vỏ chai chỉ sử dụng 1 lần. Chu kỳ sử dụng lại trung bình thay đổi từ 10 – 20 lần cho mỗi vỏ hộp.
Giấy và Carton
Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của RTSH trên địa bàn TPVT. Hai thành thần này chiếm tỷ lệ từ 1.2 – 4.6% trong RTSH. Việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và giảm được khối lượng chất thải rắn đổ ra bãi chôn lấp, đồng thời tái sử dụng lại nguồn lợi có sẵn và giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy.
Các loại giấy có thể tái chế được như:
Giấy báo: có thể tái sinh bằng cách tẩy mực rồi tạo ra ấn phẩm mới, sản xuất thành giấy vệ sinh, thùng carton, xốp trần nhà, xốp carton…
Giấy chất lượng cao: loại giấy này thường gồm giấy in, giấy trắng, giấy đánh máy…có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hay nhiều loại giấy chất lượng cao khác.
Các loại giấy hỗn hợp: gồm giấy báo, tạp chí, truyện…được dùng để sản xuất thùng carton và ép thành các sản phẩm khác.
Thùng carton: là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế. Nguồn phát sinh giấy carton đáng kể nhất là từ siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Thùng carton được ép thành kiện và được chuyển đến cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy giữa hoặc lớp đáy của các dạng bao bì carton.
Túi nylon, đồ nhựa:
Các sản phẩm nhựa ngày càng chiếm lĩnh thị trường vì chúng có khả năng thay thế các sản phẩm được chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy. Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển các sản phẩm nhựa bao giờ cũng rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh. Sản phẩm nhựa đa dạng về hình dạng và thích hợp với các loại sản phẩm ướt cũng như sử dụng trong các lò vi ba. Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu thụ bằng nhựa, nhựa phế thải, nylon ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thành phần RTSH.
Kết quả phân tích thành phần nhựa trong RTSH từ các hộ gia đình chiếm tỷ trọng thứ hai sau rác thực phẩm (nhựa chiếm 1.2 – 4.2%, túi nylon chiếm 3.5 – 13.4%). Vì thế nếu thu hồi lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể thể tích CTR cần chôn lấp.
Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa hiện nay đều ký hiệu sản phẩm theo thứ tự từ 1 – 7 đặc trưng cho hầu hết các loại nhựa sản xuất đều chú ý đến yếu tố tạo điều kiện cho việc phân loại và tái chế.
Rác thực phẩm chế biến thành phân trộn (phân Compost):
Phân trộn (Compost) là một vật liệu giống như đất mùn được tạo ra do quá trình ổn định sinh học hiếu khí các chất hữu cơ có trong chất thải rắn.Việc chế biến thành phân trộn đạt hiệu quả nhất khi dòng chất thải không có chứa các vật
liệu vô cơ. Để cho quá trình sinh học có hiệu quả, cần phải có những điều kiện sau đây:
Kích thước mẫu phải nhỏ (< 5cm);
Các điều kiện hiếu khí cần phải được duy trì bằng cách xới đảo lộn đống phân trộn hoặc thông khí cưỡng bức cho nó;
Cần phải có sự hiện diện của hơi ẩm ở mức vừa đủ nhưng không được dư thừa (50 – 60%);
Cần phải có sự hiện diện của các vi sinh vật thích nghi với môi trường với số lượng vừa đủ;
Tỷ số C/N phải nằm trong khoảng từ 20 – 25/1.
Quá trình phân hủy sinh học là quá trình tỏa nhiệt và việc chế biến phân trộn cần được duy trì ở nhiệt độ 55 – 600C trong suốt giai đoạn diễn ra quá trình phân rã. Khoảng nhiệt độ này là hiệu quả trong việc phá hủy các mầm bệnh. Chu trình chế biến phân compost vào khoảng 20 – 25 ngày. Trong chu trình đó, giai đoạn phân rã tối thiểu phải đạt 10 – 15 ngày. Một trong những trở ngại chính của việc chế biến thành phân compost là việc phát sinh ra các mùi hôi thối. Việc duy trì các điều kiện hiếu khí và một thời gian lưu thích hợp sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về mùi hôi.
Compost là loại phân hữu ích đất nông nghiệp:
Cải thiện cấu trúc đất,
Tăng cường khả năng giữ ẩm,
Tăng khả năng đệm cho đất. Cần phải nhấn mạnh rằng, compost không thể nào có giá trị bằng phân bón hóa học. Nó chỉ có chứa 1 phần trăm hoặc ít hơn các chất dinh dưỡng chủ yếu như nitơ, phospho và kali.
Thu hồi lại methane
Methane được sản sinh ra trong các BCL hợp vệ sinh do sự phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ có trong chất thải. Thêm vào đó, để cho chất khí đi vào các giếng thu và vào một hệ thống thu gom, cần phải sử dụng một số thiết chế biến khí. Việc chế biến khí tối thiểu cần phải bao gồm các công đoạn: khử nước, làm lạnh khí, và có lẽ, khử các hydrocarbon nặng. Khí sản sinh ra là một chất khí nhiệt lượng thấp với nhiệt trị khoảng 18,6 MJ/m3. Trong các hệ thống chế biến thu hồi khí nhiệt lượng cao, carbon dioxide và một vài hydrocarbon được loại bỏ khỏi dòng khí hỗn hợp để thu được methane tinh khiết hơn. Bằng cách này người ta có thể thu được dòng khí có nhiệt trị khoảng 37,3 MJ/m3.
Các kỹ thuật thu hồi và chế biến khí đã sẵn có và hoàn toàn có thể phục vụ cho các bãi chôn lấp rác, nhưng nếu không thực hiện thì đương nhiên chúng ta sẽ lãng phí một nguồn tài nguyên đáng kể và sự mất mát đó sẽ đi thẳng vào khí quyển.