Chôn lấp hợp vệ sinh:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 37 - 39)

Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng nhưng lại là biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay. Chôn lấp cho phép xử lý tất cả các loại rác công nghiệp và sinh hoạt. Chi phí đầu tư và vận hành của bãi lấp chôn lấp tương đối thấp so với các phương pháp xử lý khác. Điều đó cho thấy đây là hướng đầu tư thích hợp trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta việc chôn lấp hợp vệ sinh mới được đề cập mấy năm gần đây và ở cấp dự án.

Chôn lấp rác là một phương pháp tương đối đơn giản, được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và có dồi dào đất bỏ hoang. Việc chôn lấp được dùng xe chuyên dụng chở rác tới các bãi đất trũng được qui hoạch trước. Sau

khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt rác và đổ lên một lớp đất. Theo thời gian, sự phân hủy bởi vi sinh vật làm cho đất trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống, việc đổ rác lại tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ. Khi không thể đổ tiếp được thì một bãi rác mới lại được qui hoạch và hình thành.

Tuy nhiên việc chôn lấp phải được khảo sát kỹ lưỡng và có qui hoạch môi trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp. Các bãi rác thường là các ổ dịch bệnh tiềm tàng, gây mùi hôi và lan truyền bệnh thông qua ruồi, muỗi, chuột...v.v. Vì vậy các loại thuốc diệt ruồi, muỗi và chuột phải được sử dụng. Mặt khác, nước thải của bãi rác là một nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả nước mặt và nước ngầm. Bởi vậy ở các nơi chôn rác đều phải xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Để giám sát ảnh hưởng của bãi chôn rác đến nguồn nước ngầm, một số giếng được khoan ở xung quanh bãi chôn rác nhằm để lấy mẫu, xét nghiệm chất lượng nước ngầm định kỳ.

Ưu điểm của phương pháp chôn lấp vệ sinh

- Các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi, muỗi… khó sinh sôi, phát triển do bị rác nén, ép chặt và được phủ lớp đất hằng ngày.

- Mùi hôi thối bị giảm, ít gây ô nhiễm không khí.

- Không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm vì đã có hệ thống xử lý nước.

- Chi phí vận hành không cao, vận hành dễ dàng. - Tạo việc làm cho người lao động.

- Tận dụng được khí metan làm khí đốt.

Nhược điểm của phương pháp chôn lấp vệ sinh

- Các lớp đất phủ thường bị xói mòn.

- Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí metan (CH4) và khí hidro sunfua (H2S) hình thành có thể gây ngạt hoặc cháy nổ.

CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 37 - 39)