D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006
A. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
4.7.5 Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh và những vấn đề về bãi chôn lấp (BCL):
Bãi chôn lấp vệ sinh (Sanitary Landfill) là một khu đất được sử dụng để thiết kế phương pháp đổ bỏ rác thải sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Trong bãi chôn lấp vệ sinh, đầu tiên các hố chôn rác được đào theo kích thước thiết kế, có hệ thống lớp lót đáy, hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống ống thu khí được lắp đặt trong các hố chôn lấp.
Rác thải được chôn lấp bằng cách trải rộng trên mặt các hố đào, sau đó được đầm nén và phủ một lớp đất dày khoảng 15 – 20cm ở cuối mỗi ngày. Khi bãi chôn lấp vệ sinh đã sử dụng hết công suất thiết kế được phủ lớp đất sau cùng dày khoảng 60 cm được phủ cùng với lớp chống thấm HDPE. Bãi chôn lấp chất thải rắn vệ sinh có các ưu điểm sau:
Ơû những đô thị có qũy đất dự trữ tương đối rộng như ở tỉnh BRVT, bãi chôn lấp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhất cho việc xử lý CTR.
Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí của hoạt động của bãi rác vệ sinh thấp so với các phương pháp khác (đốt, làm phân ủ). Bãi rác vệ sinh có thể tiếp nhận tất cả các loại rác thải rắn mà không cần thiết phải thu gom riêng rẽ hay phân loại từng loại. Bãi rác vệ sinh rất linh hoạt trong khi sử dụng, khi khối lượng rác tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phương pháp khác phải mở rộng qui mô công nghệ để tăng công suất. Do chất thải được nén chặt và có một lớp đất phủ lên trên mỗi ngày nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở. Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được mùi hôi thối ít gây ô nhiễm không khí.
Do có hệ thống lớp lót và hệ thống ống thu nước rò rỉ ở đáy bãi rác vệ sinh nên giảm thiểu đến mức tối đa khả năng gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
Các bãi chôn lấp vệ sinh sau khi đóng bãi có thể xây dựng chúng thành công viên, sân vận động, sân golf, hay các công trình công cộng khác. Tuy nhiên, việc xây dựng các bãi rác vệ sinh cũng có một số nhược điểm:
Trong BCL, do quá trình phân huỷ kỵ khí của chất thải rắn có phát sinh khí metan, hydrogen sulfide, amoniac và nhiều khí độc hại khác có khả
năng gây cháy nổ hay gây độc hại cho môi trường xung quanh. Sản lượng khí metan có thể được tận dụng thu hồi để làm khí đốt nếu khối lượng CTR chôn lấp hàng ngày nhiều, nếu khối lượng chất thải rắn không nhiều thì phương án xử lý khí metan là đốt bỏ tại bãi bằng những đầu đốt.
BCL vệ sinh không được xây dựng và quản lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường đất.
Các lớp đất phủ, rác ở các bãi rác thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa.
Lựa chọn giải pháp BCL hợp vệ sinh:
Đây là giải pháp cuối cùng của giải pháp xử lý RTSH, sau khi phân loại và xác định các thành phần rác có thể tái chế, phần còn lại không có khả năng tái chế sẽ được đêm đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tại đây phần rác còn lại có thể đêm đốt để giảm thể tích rác, sau đó những tàn tro và những loại không chấy đêm đi chôn lấp. Dực vào bản đồ quy hoạch, và các điểm điểm tự nhiên, địa hình thổ nhưỡng, tác giả đề xuất xây dựng bãi BCL hợp vệ sinh như sau:
Lựa chọn vị trí xây dựng bãi chôn lấp:
Địa điểm xây dựng BCL hợp vệ sinh RTSH trên dịa bàn TPVT lâu dài ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành có một số đặc điểm thuận lợi sau:
Mặt bằng rộng, đất trống.
Không tốn chi phí cho việc di dời giải toả các hộ gia đình.
Cách xa khu dân cư khoảng 3,5 km.
Cách xa vị trí khai thác và cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của khu dân cư.
Vị trí đã được UBND tỉnh BRVT phê duyệt, nằm trong khu vực quy hoạch của TPVT.
Thời gian sử dụng là 5 năm.
Các hạng mục bảo vệ môi trường: có hệ thống xử lý nước rò rỉ, hệ thống chống thấm, dải cây xanh ngăn cách…
Lựa chọn loại BCL hợp vệ sinh: Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên cửa tỉnh
BRVT tại huyện Tân Thành, nơi dự kiến xây dựng BCL hợp vệ sinh cho TPVT, tác giả đề xuất xây dựng BCL nổi . Diện tích chôn lấp 100 hecta. Với một số qui định và yêu cầu kỹ thuật thiết kế bãi chôn lấp vệ sinh được trình bày ở phụ lục 1.
Sau khi đã thiết kế BCL hợp vệ sinh, thì vấn đề vận hành BCL cũng là vấn đề cần được quan tâm. Cần đào tạo một lực lượng vận hành BCL có chuyên môn và kỹ thuật, đặc biệt là trong công tác khống chế ô nhiễm tại BCL do nước rò rĩ từ bãi rác.