5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện ở Việt Nam
Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành một khảo sát với mẫu 18 bệnh viện công, trong đó có 3 đơn vị thực hiện tự chủ theo hình thức tự đảm bảo toàn bộ chi phí HĐTX, 14 bệnh viện thực hiện tự chủ theo hình thức đảm bảo một phần chi phí HĐTX và 1 bệnh viện thực hiện tự chủ nhưng dựa hoàn toàn vào NSNN. Nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi về kết quả hoạt động sau khi được trao quyền tự chủ theo Nghị định 43 và có sử dụng các số liệu sẵn có về kết quả hoạt động trước và sau khi thực hiện Nghị định 43. Kết quả khảo sát cho thấy những thay đổi tích cực kể từ khi thực hiện Nghị định 43 bao gồm:
Về tổ chức bộ máy: Các bệnh viện đã chủ động trong sắp xếp lại tổ chức thành lập mới các khoa phòng, điều chuyển cán bộ giữa các khoa phòng.
Về hoạt động chuyên môn: Hầu hết các bệnh viện (BV) đều mở rộng các loại hình dịch vụ KCB, do đó có sự thay đổi rõ rệt về các hoạt động chuyên môn của BV (công suất sử dụng giường bệnh tăng lên 25% tại các BV tự chủ toàn phần, 17% tại bệnh viện trung ương (BVTW), 14% tại BV tuyến tỉnh, 16% tại tuyến huyện so với năm trước khi thực hiện tự chủ; Số lượt khám bệnh và nhập viện ở hầu hết bệnh viện các tuyến đều tăng: mức chênh lệch về tổng số lượt khám bệnh của năm 2008 và 2005 là từ 1,3 -1,5 lần; mức chênh về tổng số lượt nhập viện là từ 1,2-1,4 lần; Số xét nghiệm bình quân/lượt bệnh nhân tăng 1,5 lần ở BV tự chủ toàn phần; tăng 1,4 lần ở BV tuyến TW; tăng 2,1 lần ở BV tuyến tỉnh; tăng 1,3 lần ở BV tuyến huyện.
Về tài chính: Tăng nguồn thu: Việc thực hiện tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho bệnh viện chủ động hơn về tài chính, các đơn vị có thể tự cân đối, điều tiết các khoản mục chi một cách linh hoạt. Tổng thu của BV các tuyến tăng qua các năm (nguồn thu năm 2008 so với năm 2005 tại BV thực hiện tự chủ toàn phần tăng 1,8 lần, tại BVTW tăng gần 3 lần; BV tuyến tỉnh tăng 2,9 lần; BV tuyến huyện tăng 2,5 lần), trong đó mức tăng chủ yếu là từ nguồn thu sự nghiệp bao gồm viện phí, BHYT và nguồn thu khác. Tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cấp cho HĐTX giảm liên tục qua các năm ở tất cả các tuyến (giảm 2,7 lần ở BV tự chủ toàn phần; giảm 2,5 lần ở BV tuyến TW; giảm 1,3 lần ở BV tuyến tỉnh và huyện). Trong khi đó, tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp (bao gồm viện phí, BHYT và nguồn thu khác) tăng lên ở tất cả các nhóm BV.
Về cơ cấu chi: Chi cho con người tăng lên về tổng chi tuyệt đối ở tất cả bệnh viện thuộc các tuyến: so năm 2008 với năm 2005 cho thấy mức chênh lệch về tổng chi cho nhân lực tại BV tuyến tỉnh là 2,7 lần, BVTW là 1,9 lần, BV huyện là 1,8 lần; nhóm BV tự chủ toàn phần tổng chi cho nhân lực của năm 2008 chỉ tăng 1,2 lần so với năm 2005. Tỷ trọng chi cho thuốc trong tổng chi cho chuyên môn nghiệp vụ ở các BV khảo sát dao động trong khoảng 56-
65%, có sự khác nhau giữa BV các tuyến và có xu hướng tăng qua các năm (so sánh số liệu năm 2008 và 2005: tăng từ 52% lên 59% ở BV tự chủ toàn phần; tăng từ 51% lên 62% ở BV tuyến TW; tăng từ 50% lên 56% ở BV tuyến huyện). Riêng BV tuyến tỉnh, chỉ số này có xu hướng giảm (từ 71% xuống 65%). Tỷ trọng chi hành chính năm 2008 trong tổng chi cho chuyên môn nghịêp vụ dao động trong khoảng 5-11% và có xu hướng giảm nhẹ ở BV tất cả các tuyến, trừ nhóm BV tuyến tỉnh. Chi cho duy tu bảo dưỡng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn, dao động trong khoảng 0,9-1,2%. Tỷ trọng này có xu hướng giảm rõ rệt ở hầu hết các BV các tuyến kể từ sau khi thực hiện tự chủ, trừ BV thực hiện tự chủ toàn phần là giảm nhẹ (1,3% năm 2005, 1,23% năm 2008).
Tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên: Thu nhập của cán bộ y tế bệnh viện công đã tăng lên đáng kể: nếu so sánh thu nhập tăng thêm bình quân với mức lương hàng tháng thì thấy thu nhập tăng thêm bình quân/1 CB biên chế cao hơn mức chi lương hàng tháng ở hầu hết các BV: ở các BV tự chủ toàn phần cao gấp 2,3 lần so với lương; tuyến trung ương cao gấp 1,3 lần; tuyến tỉnh cao hơn gấp khoảng 1,4 lần và tuyến huyện thu nhập tăng thêm bình quân/1 cán bộ biên chế bằng 0,5 lần lương. So sánh thu nhập tăng thêm giữa các năm của từng lọai bệnh viện thì thấy thu nhập tăng thêm của năm 2008 tăng một cách rõ rệt so với năm 2005, tuy nhiên tăng không nhiều ở các BV tự chủ toàn phần (chỉ tăng 1,2 lần); tăng 1,7 lần ở BV tuyến TW; tăng gấp 3 lần ở các BV tuyến tỉnh, tăng gấp 3,5 lần ở BV tuyến huyện.
Tăng đầu tư TTB y tế theo hình thức xã hội hóa: Số TTB y tế được đầu tư tăng qua các năm, đặc biệt là các TTB kỹ thuật cao như CT, MRI. Các hình thức đầu tư liên doanh liên kết đa dạng: (1) Liên kết với các công ty đặt máy phân chia lợi nhuận; (2) Nhà đầu tư đặt máy và độc quyền cung ứng hóa chất và vật tư tiêu hao; (3) Cán bộ, nhân viên bệnh viện góp vốn. Bên cạnh hình thức liên doanh liên kết, còn có 2 hình thức đầu tư TTB nữa là: Thực hiện vay
vốn ưu đãi từ ngân hàng đầu tư phát triển; (2) Hình thức thuê máy có thời hạn (không phổ biến). Phổ biến nhất là 3 hình thức đầu tiên. Có 5/16 BV áp dụng cả 3 hình thức đầu tư này là: BV Bạch Mai, BV Mắt, BVTW Huế, BV Đồng Tháp, BV Phú Thọ.