5. Bố cục của luận văn
4.2.1. Nhóm giải pháp trong việc khai thác nguồn tài chính
Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác KCB nói riêng là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta trong lĩnh vực y tế. Xã hội hóa là quy luật tất yếu để đạt tới mục tiêu mọi người đều được chăm sóc sức khỏe và được KCB dựa trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động mọi tiềm năng xã hội cho chăm sóc sức khỏe và KCB trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Xã hội hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác KCB nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong xu thế đó, nguồn tài chính của các BVCL thuộc Sở y tế Bắc Kạn rất đa dạng và vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý các nguồn thu nhằm tăng cường khai thác các nguồn này.
4.2.1.1. Đối với nguồn NSNN
Mặc dù kinh phí thường xuyên là do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của các Bệnh viện song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí hỗ trợ phần lớn cho các bệnh viện công. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện dưới các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia.
Các Bệnh viện cần phát huy thế mạnh của đơn vị mình trên cơ sở tiêu chí phát triển của Bệnh viện theo qui hoạch tổng thể ngành y tế Bắc Kạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tranh thủ sự giúp đỡ của các Sở, ngành hữu quan và địa phương nơi bệnh viện đóng trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi cho các Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng như việc quản lý tốt các Dự án đầu tư, viện trợ cho bệnh viện.
4.2.1.2. Đối với nguồn viện phí
Nguồn viện phí là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Bệnh viện cần nâng cao chất lượng trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người bệnh để thu dung bệnh nhân, tạo nguồn thu, hạn chế thất thoát, thu hồi bù đắp chi phí để phục vụ người bệnh, chú ý đối tượng dịch vụ, tăng cường KCB BHYT có kiểm soát. Triển khai các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh đặc biệt KCB theo yêu cầu. Mở rộng phòng khám, tăng cường KCB ngoại trú. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là:
Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh.
Thu đủ: ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu phí có chọn lọc theo khuyến cáo của World Bank: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp.
Muốn đạt được mục tiêu trên, Bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân thì không bị KCB không đúng với nguyện vọng, nhanh chóng, thuận tiện tránh các KCB không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.
Thứ hai, có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ, trẻ e dưới 6 tuổi... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày.
Thứ ba, để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện chính sách giá viện phí hiện lạc hậu so với giá chi phí vật tư tiêu hao hiện nay, bệnh viện cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến KCB, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian KCB, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức KCB...). Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện này ngoài việc tính đủ chi phí, Bệnh viện cần lưu ý một số điểm sau:
- Khi xây dựng mức giá viện phí tự nguyện bệnh viện cần phải dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá viện phí tự
nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ... Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mô và vĩ mô về dịch vụ y tế công cộng nói chung và dịch vụ y tế tự nguyện nói riêng.
- Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là:
(1). Giá chi trả theo từng loại dịch vụ: giá cả được hình thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo từng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp...)
Giá dịch vụ = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Lợi nhuận (Lợi nhuận: Tuỳ theo loại hình dịch vụ để xác định)
(2). Giá cố định cho từng dịch vụ y tế: giá này là như nhau cho từng loại hình dịch vụ nhất định theo quy định của hội nghề nghiệp hay của Nhà nước. Cơ sở của phương pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính toán đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ nào đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ (giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn đoán...)
(3). Giá dịch vụ trọn gói: là việc người sử dụng trả như nhau cho một loại hình KCB nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là người cung cấp dịch vụ đã xác định tương đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.
(4). Giá cố định cho mỗi lần mắc bệnh: cách tính giá này áp dụng cho các khách hàng có bệnh mãn tính và “ khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là bệnh viện nắm khá rõ bệnh sử của người sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền công chẩn đoán lần đầu, các lần tiếp theo nếu không có bệnh tình mới phát sinh thì không phải trả công
chẩn đoán... Cách định giá này khuyến khích khách hàng theo một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tương lai, đây cũng là một kiểu cạnh tranh của các cơ sở dịch vụ y tế.
(5). Định giá từng ngày: Đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa trên chi phí của một ngày.
4.2.1.3. Đối với nguồn vốn khác
Bệnh viện cần chủ động đưa ra các giải pháp nhằm tăng nguồn tài chính như: Thực hiện chủ động vốn từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2006:
- Tăng thu nhập từ các nguồn khám sức khỏe định kì hàng năm cho các cơ quan, tổ chức khác, khám sức khỏe cho người đi lao động, học tập nước ngoài
- Tận dụng mặt bằng, kinh doanh, liên doanh liên kết.
- Đầu tư, liên doanh liên kết, khai thác tiền nhàn rỗi trong cán bộ, viên chức để mua sắm TTB kinh doanh có hiệu quả
- Hợp tác đầu tư với các cơ sở kinh tế trong tỉnh về hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Huy động vốn của cán bộ, viên chức Bệnh viện, của các cá nhân , tổ chức bên trong và ngoài nước.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân đầu tư để hoạt động dịch vụ phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Mở rộng quan hệ tín dụng ngân hàng, thuê, vay các tổ chức đầu tư tài chính để đầu tư cơ sở vật chất.
- Phát huy khả năng vốn có như: Nhân lực, nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị để mở rộng các dịch vụ phục vụ cho người bệnh, tăng nguồn thu, tăng tích lũy tái sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Mở rộng quan hệ với cá nhân, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
- Tích cực xây dựng các dự án để thu hút các khoản viện trợ chính thức từ nước ngoài (nguồn vốn ODA), từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.