5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Nguồn dữ liệu thống kê về nguồn lực, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thong
tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Tài liệu, báo cáo qua các năm được thong kê tín tán thành những chỉ tiêu để đánh giá cơ chế tự chủ về tài chính tại các BVCL.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.
Phương pháp này nhắm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy được xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu