7. Đóng góp của luận văn
2.1. tài và chủ đề "gai góc" ít được đề cập trong văn xuôi Việt Nam
đương đại
Trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, khả năng phản ánh cuộc sống của
văn học là hết sức to lớn và phong phú. Phạm vi phản ánh cuộc sống của văn học là vô cùng rộng lớn..., tuy nhiên khả năng phản ánh cuộc sống của mỗi nhà văn không hoàn toàn giống nhau. Cái giới hạn, đối tượng mà nhà văn đề cập trong tác phẩm của mình chính là đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học.
Đề tài: khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.
Chủ đề: Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.
Có hai cách phân loại đề tài trong tác phẩm văn học. Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn yêu thích, chọn lựa, khai thác và phản ánh vào tác phẩm của mình, nó có thể là đề tài miền núi, nông thôn, đô thị, vùng mỏ… ; Thứ hai đề tài là những khái niệm dùng để chỉ loại hình con người và những loại hình vấn đề mà nhà văn yêu thích, chọn lựa, khai thác, phản ánh trong tác phẩm của mình. Tương ứng với cách hiểu này chúng ta có thể có những đề tài như: Đề tài về nông dân, công nhân, người phụ nữ miền núi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về bộ đội Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, về binh chủng đặc công trong tiểu thuyết của Chu Lai, về các vị thanh niên xung phong trong các truyện ngắn của một số tác giả…
Chủ đề thực chất là vấn đề chủ yếu nhất, trung tâm nhất xuất hiện như một câu hỏi lớn được đặt ra trong tác phẩm mà nhà văn phải tự trả lời bằng toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật mà ông ta sáng tạo ra.
Vậy đề tài và chủ đề trong hai tập truyện ngắn kia của Nguyễn Trí là gì? Hai tập truyện ngắn của Nguyễn Trí viết về một đề tài vừa xưa cũ, truyền thống bởi đã có sự xuất hiện trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, vừa hiện đại vì nó đang tồn tại ngay trong cuộc sống của chúng ta hôm nay, đó là đề tài về những con người lao động đặc biệt với những thân phận đặc biệt ở những vùng đất thường được gọi là vùng “đất dữ ” như bãi vàng, bãi đá quý, đại ngàn ẩn dấu trầm hương với nghề tìm trầm đầy nguy hiểm. Những kiểu loại người được Nguyễn Trí chọn lựa rồi xây dựng trong tác phẩm của mình chính là những con người lao động rất đặc biệt này trong đó nổi bật lên là giới giang hồ hoặc đang tác oai, tác quái hoặc đã hết thời. Tuy phạm vi hiện thực ấy, những thân phận và cuộc đời ấy ở ngay cạnh chúng ta mà ít ai biết cặn kẽ, đầy đủ về chúng bởi đó là nơi nhiều khi luật pháp lại đứng thứ hai sau luật rừng, bởi khi chuyện đâm chém., đổ máu xảy ra như cơm bữa. Nguyễn Trí không miêu tả trần trụi hình thức bên ngoài của bức tranh ấy. Ông đi sâu khám phá để rồi vừa phê phán, vừa xót thương, vừa cảm thông, vừa hy vọng vào sự trỗi dậy của những gì của phần nhân tính tốt đẹp trong những mảnh đời rách nát tưởng chừng chỉ đáng khinh bỉ và đáng bỏ đi. Giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn Nguyễn Trí ẩn dấu trong cái nhìn nghệ thuật vừa nghiêm khắc, vừa chan chứa bao yêu thương, xót xa và hy vọng ấy. Chủ đề tác phẩm cũng được thể hiện ở cái nhìn nhân đạo này.
Phạm vi phản ánh của đề tài là: Những vùng đất được gọi tên ngay
trong nhan đề tác phẩm Bãi vàng, đá quý, trầm hương. Đây là một đề tài ít được các nhà văn hiện đại Việt Nam khai thác và phản ánh, Nguyễn Trí đã viết về đề tài này bởi vì nhà văn nếu không trải qua thực tế qua những vùng khuất lấp ấy thì không thể sáng tác về đối tượng thẩm mĩ của mình mà không hiểu và quen thuộc.
Bãi vàng, đá quý, trầm hương là tập truyện của những trải nghiệm độc
lối viết rất riêng, tác giả Nguyễn Trí đem lại cho độc giả chất Nam Bộ “không lạ mà lạ” của lời ăn tiếng nói thông thường. Nguyễn Trí dường như thừa kế mạch văn của Sơn Nam, có chút kỳ bí xa xưa hơn của truyện đường rừng Thế Lữ, Thanh Tịnh. Những câu chuyện thô phác nhưng kỳ thực lại rất có ý thức về chữ, những con chữ cứ tự nhiên xô đẩy mà dậy gắt lên xung đột mạnh mẽ.
Ngay cuộc đời của người viết cũng đã là một câu chuyện ly kỳ. Cuộc đời nhà văn như một cuốn “tiểu thuyết” đầy “bi kịch”.
Chính chất liệu cuộc sống của một con người làm đủ nghề đó đã là thế mạnh để Nguyễn Trí dựng nên những nhân vật giang hồ khét tiếng nơi rừng sâu ma thiêng nước độc, ham vàng mà nợ ngãi, cho đến những số phận công nhân hay gái làng chơi dựa vào nhau để tìm chút hạnh phúc tạm bợ. Người đọc bị hút vào mê hồn trận của những mánh lới, những quy tắc dị thường của dân đào vàng hay đao búa phố thị, vắt từ thời chiến tranh cho đến thời kỳ nườm nượp người tứ xứ đổ về các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ kiếm ăn bây giờ.
Nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét: “Chùm truyện Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương thực sự là nếm trải của người trong cuộc. Văn chương tưng tửng, tung tẩy đối đáp giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với người đọc, giữa người viết với người đọc. Không cần rạch ròi phân định, bởi sự chồng mờ, chèn lấn tạo nên nhiều sắc độ hơn và mở rộng liên tưởng hơn. Nguyễn Trí đưa người đọc đi qua những cuộc đối thoại ấy, rồi cắt nghĩa từng khái niệm, cắt nghĩa từng hành vi và tâm trạng của dân giang hồ. Những bươn chải, những mưu tính, những nghĩa cử trong đám giang hồ với nhau, có lúc cuốn hút, có lúc gây hồi hộp, có lúc gây phẫn nộ hoặc khiến người đọc rưng rưng. Như vậy tác phẩm của Nguyễn Trí gây hấp dẫn bằng chất sống thực và sự từng trải”. [ 82,7].
Trong hai tập truyện ngắn, Nguyễn Trí đã dành nhiều trang viết, tạo nên nhiều tác phẩm phản ánh đề tài Bãi vàng, đá quý, trầm hương như: Ở tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương: Trong 16 truyện ngắn, có phân
nửa là những câu chuyện về nghề đào vàng, khai thác đá quý và trầm hương. Đây cũng là phần hấp dẫn nhất thỏa trí tò mò của người đọc về những nghề nguy hiểm và một thế giới khác với đời thường. Dù biết trước rằng bối cảnh của tác phẩm là những nơi “rừng thiêng, nước độc”, nhân vật giang hồ tứ chiếng, nhưng những trang viết của Nguyễn Trí vẫn làm người đọc rùng mình vì sự trần trụi, khốc liệt. Đôi lúc, đọc truyện mà cứ ngỡ như đang đọc phóng sự điều tra của báo chí bởi nó quá chân thực, quá cụ thể. Từ cách đào vàng, cách nhận mặt đá quý, cách phân biệt trầm hương cho đến cách ăn chia, cách gian lận, hay những vụ tai nạn, tranh giành, thanh trừng đẫm máu… đều được miêu tả chi tiết. Trong chất phóng sự ấy vẫn có chất tiểu thuyết nên câu chuyện vừa đời thực, vừa hấp dẫn nhờ cách xây dựng nhân vật. Bên cạnh những tay anh chị khét tiếng, những gái bán hoa sống kiếp phù du, những kẻ chăn dắt, những tên gian thương; vẫn có những “anh hùng Lương Sơn Bạc” tạo dựng danh tiếng bằng tài năng và sự chính trực như Thành trong Bãi vàng, Minh Tàn trong Giã từ vàng, Thu râu kẽm trong Đá quý… Chính những nhân vật này đem lại sự cân bằng cho tác phẩm. Giữa những đâm chém, lọc lừa, gian dối thì một hành động nghĩa hiệp, một cách cư xử tử tế, một sự bao dung… bỗng khiến cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Đó là khi Minh Tàn đánh cược với số phận, vào hầm bị sập đưa xác của người xấu số ra ngoài; là lúc Thu Râu kẽm và các thành viên trong nhóm tha thứ cho kẻ đã ăn cắp viên đá quý và giúp đỡ gia đình hắn qua cơn hoạn nạn…
Trong Bãi vàng, đá quý, trầm hương, ngoài luật rừng, luật giang hồ thì “luật nhân quả” cũng có uy lực không kém. Hàng loạt những kẻ ác tuy không bị pháp luật trừng trị nhưng đều phải trả giá cho những việc mà họ đã làm. Điển hình nhất là gia đình Bảy Biển trong truyện Tiền rừng. Họ không chỉ khai thác rừng đến trơ trụi mà còn bóc lột công sức và ăn chặn tiền của nhân công đến tận cùng. Cuối cùng, “của thiên trả địa”, những thành viên trong gia đình lần lượt bị quả báo, người bị pháp luật trừng trị, người bị tai nạn, kẻ tán gia bại sản…
Không chỉ viết những gì mình có, những điều đã từng trải; Nguyễn Trí còn khiến người đọc bất ngờ khi khai thác các đề tài xã hội, nhất là về số phận những người phụ nữ bất hạnh. Các truyện: Nín lặng khóc, Trại viên cũ quay
lại đông lắm, Đoạn trường… là góc nhìn nhân văn về những kiếp má hồng
phận bạc. Các truyện này được viết mềm mại hơn, có tình hơn, góp phần làm nên sự đa dạng và đặc sắc của tập truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương.
Ảo và sợ - tập truyện ngắn của tác giả Nguyễn Trí xoay quanh những
vấn đề mang đậm chất đời tư thế sự. Từ vốn sống đầy đặn của bản thân, Nguyễn Trí viết về những người thuộc đủ tầng lớp xã hội, có thể là những tay du thủ du thực, dân đào vàng, đi biển, đồ tể, buôn lậu, giáo viên dạy Anh văn, xe ôm, công nhân, người bán hàng tạp hóa... Người kể chuyện trải đời và tưng tửng ấy kể mọi chuyện cứ tự nhiên như đời vẫn thế vậy. Các câu chuyện dồn dập chi tiết, khiến độc giả khi hồi hộp, khi phẫn nộ, khi hụt hẫng, có lúc lại rưng rưng. Tuy nhiên, đọng lại sau đó là tình đời, tình người rất sâu đậm và chân thành.
Sở trường về những kiếp người bên lề xã hội của Nguyễn Trí vẫn giữ một vị trí khó thay thế được trong văn học những năm gần đây, để trở thành một “thương hiệu ” văn xuôi nổi bật.
“Trăm thợ mới có một thầy. Để biết thế nào là thầy cần phải biết sơ qua thợ một tí. Chuyện xáo, chẻ bài như làm xiếc chú tâm luyện vài tháng thì dân chơi sành hơn cả phim Tàu. Cái quan trọng của thợ là phải biết làm dấu bài. Chơi xì dzách, tiến lên, xập xám và các ngón khác trong bộ bài năm mươi hai lá, thợ phải làm sao để sau ba ván là biết bài. Khi cầm tay cái, các cây bài ưng ý phải thuộc về thợ. Bàn tay phải cực nhạy cảm để khi chia, cây nào đã bấm dấu không được lọt vào tụ đối phương. Vậy mới thắng. Những môn chơi ăn thua đủ và lớn như xóc đĩa thợ phải chủ động trong việc xóc. Chẵn hay lẻ là do thợ. Xóc bằng đồng chinh phải biết sử dụng nam châm, xóc bằng đồng tiền cắt từ lá bài phải biết bấm dấu sao cho nặng nhẹ tùy ý mình. Có vậy mới ra giang hồ mà đánh thuê.” [ 81, 124,125].
Chủ đề vừa nóng hổi tính thời sự vừa mang tính vĩnh hằng trong văn học nhân loại: Những bi kịch của số phận, sự tha hóa của thân xác và sự
hướng thiện trong tâm hồn của những con người nhỏ bé sống ở “ khoảng tối„ của xã hội.
Ở tập truyện ngắn “Bãi vàng, đá quý, trầm hương“ có 16 tác phẩm thì ẩn chứa trong cả 16 tác phẩm đó là bi kịch của những số phận của những con người nhỏ bé sống ở “khoảng tối” của xã hội: đó là những phu đào vàng, người tìm trầm, đào đá đỏ, những người buôn bán cho những người làm nghề đó; nhưng có lẽ ám ảnh người đọc hơn cả là hình ảnh của những bóng hồng đã hết thời, họ tìm lên bãi vàng để sinh sống.
Dưới ngòi bút của tác giả ta nhận thấy từ những người đàn ông đều tàn tạ bởi những cơn sốt rét rừng hành hạ, bởi sự vật lộn mưu sinh, đánh đổi sinh mạng để mơ ước đổi đời; rồi đến những hình ảnh của những người phụ nữ trên bãi đá, bãi vàng, cũng trở nên thảm thương, bởi lẽ họ cũng phải chịu sự tàn phá nhan sắc của những cơn sốt rét, của những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, hoặc không thì sống trong đói rét, bệnh tật.
Ở bất kỳ bãi vàng nào ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những bóng hồng đã hết thời: Không ma nữ nào không vàng vọt xanh xao của sốt rét rừng. Buổi sáng mỗi nường mọt cánh võng, tóc tai rũ rượi, phì phèo thuốc lá,
mắt vô hồn nhìn phu bãi ngược xuôi [ 82, 26]; bên cạnh đó là sự tàn tạ cũng
những phu đào vàng vừa sốt rét rừng vừa bị ghẻ. Những con người bị tàn tạ về nhân hình ấy họ tìm đến nhau, mặc dù nhan sắc đã tàn phai đến thế nhưng với nhu cầu “vô thiên lủng”, các ma nữ vẫn chẳng đủ để đáp ứng nhu cầu ăn bánh trả tiền của các phu bãi.
13 truyện ngắn trong tập truyện Ảo và sợ của tác giả Nguyễn Trí truyền tải những thông điệp về luật nhân quả, sự trả giá cho lòng tham, tội lỗi. Không triết lý dài dòng, không giáo điều khoa trương, từng câu chuyện thấm vào lòng người đọc bởi sự bình dị, chân phương, bởi những bi kịch lắt léo và tình tiết bất ngờ…
Trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Nguyễn Trí có văn phong đặc trưng, khó lẫn. Tập truyện ngắn Ảo và sợ là tác phẩm mới của ông (xuất bản năm 2016), tiếp tục mạch đề tài về những thân phận, kiếp người nghèo khó, với cách kể chuyện chân phương, bình dị. Tuy nhiên, những câu chuyện lần này đánh mạnh vào sự đảo lộn luân thường đạo lý, vào những việc làm sai trái, tội lỗi của con người. Qua đó, làm bật lên thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Đừng sống ảo để rồi phải sợ hãi, gánh chịu những hậu quả do mình gây ra.
Trong cuộc sống, nếu biết điểm dừng, biết thế nào là đủ thì sẽ hạnh phúc. Với những ai tham lam, luôn mơ tưởng những điều xa xôi hoặc chiếm đoạt của người khác, ắt không có hậu. Nhã trong truyện Người không tổ quốc là một trường hợp điển hình. Từ một kẻ bất tài, nhờ vận may mà Nhã có được quyền lực trong xã, cuộc sống đủ đầy, sung túc. Nhưng chỉ vì một chút tham lam mà Nhã mất hết tất cả, sống nghèo khổ, bị người đời khinh khi. Rồi gia đình Nhã bỗng phất lên khi thân nhân bên vợ từ Mỹ gửi tiền về chu cấp. Thế mà ở cái tuổi gần 60, Nhã vẫn không an phận, muốn qua Mỹ sống để đổi đời mặc bao người khuyên can. Bao nhiêu tiền của gia đình dốc hết để thực hiện tham vọng của Nhã. Ngờ đâu, qua Mỹ chỉ mới một tháng, Nhã bị tai biến liệt cả người. Không còn quốc tịch Việt Nam và chưa trở thành công dân của Hoa Kỳ, Nhã không biết đi đâu, về đâu. Sự trắng tay của nhân vật Nhã vào cuối cuộc đời chính là minh chứng khẳng định cho quy luật của cuộc sống “tham thì thâm”.
Lòng tham của con người tiếp tục được tác giả khắc họa ở nhiều góc độ khác nhau qua các truyện: Nhãn tiền, Quả báo, Trắng tay, Đời cứ thế trôi,
Trong nghĩa địa… Có người thực dụng tham giàu, kẻ tham sang phụ khó, kẻ
trộm cắp quen tay, người bị lừa vì mơ đổi đời. Cuối cùng các nhân vật phải ôm hận vì “mất cả chì lẫn chài” hay khóc ròng vì “gậy ông đập lưng ông”, vì cuộc chơi nghiệt ngã.
Ở một khía cạnh khác, những câu chuyện đi sâu vào tội lỗi do cách sống trái với luân thường đạo lý, do dám làm mà không dám chịu đã gây ra bao