Miêu tả nhân vật bằng ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 83 - 90)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.1. Miêu tả nhân vật bằng ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ

“Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu... Ðằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều

có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện...Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau lại không có một lịch sử riêng”. Quả là trong

cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà

văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật” [95,1]

Tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí, hấp dẫn người đọc bởi ngôn ngữ cực hạn, cách viết câu đặc biệt, nghệ thuật dùng phương ngữ Nam Bộ, ngôn ngữ đời thường tràn vào trong tác phẩm. Ông không sa vào miêu tả rườm rà, mà đi ngay vào bản chất của vấn đề. Ông viết các câu văn không mượt mà, bay bổng mà trúc trắc, rất khó đọc. Những câu văn của ông ám gợi mà phần lớn là câu đặc biệt, câu rút gọn: “Hiếu kì tự động vây một vòng tròn” [82,14], “Ở bãi là gian manh, giảo quyệt và tham lam”, “Xạo đi” [82,16], “Cô đơn và trống vắng, Tiếng yêu đương ai nỡ chối từ”, “Cô đơn lắm loài đom đóm đêm” [82,34], “Sốt rét hả? Khủng khiếp lắm. Nó lấy mạng người gấp chục lần hát i vê ngày nay” [82,196],... Việc sử dụng câu đặc biệt mang đến hiệu quả nghệ thuật là tạo ra nhiều điểm nhìn trong một thông báo. Người đọc rơi vào mê trận không biết chủ thể của lời là ai, là tác giả, hay là nhân vật. Bên cạnh đó, đối thoại của truyện ngắn bãi vàng mang tính cực hạn: “Anh ở bãi nào về đây vậy?/Eezimbar./ Nó ở đâu?/ Ở Phú Bổn, Tây Nguyên./ Khó đánh không?/ Khó hơn đây nhiều./ Kể nghe chơi…/ Sập hoài./ Sao liều vậy?/ Làm vàng ai không liều” [82, 21]; diễn tả sự cáu kỉnh của nhân vật Râu kẽm khi mất viên đá vàng chanh trong truyện Đá quý, Nguyễn Trí viết: “Im mẹ cái miệng mày lại. Tao không rảnh để nói chuyện với mày…/ Khà khà khà…Mất đi đâu? Tao không xin nhiều, hai chỉ thôi, có mất cũng kệ

mày./ Tao chừng đó luôn - Khùng nói./ Tao cũng vậy - Hắc Hải thêm./… Cái củ…tao nè. Bọn mày là ai vậy? Ai chớ tao không sợ gần chuồng gà đâu” [82, 101,102]...

Ngôn ngữ cực hạn, đặc biệt, độc đáo đã góp phần thể hiện tính cách dữ dội của những nghề nghiệp (nghề đào vàng), những thân phận (“bụi”) đòi hỏi sự quyết liệt, phản ứng chớp nhoáng giữa sống và chết, hành động mau lẹ cần nhiều hơn lời nói.

Bảng thống kê phương ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật:

STT Tên tác phẩm Từ ngữ địa phương, ngôn ngữ phố phường, tiếng lóng.

1 Bãi vàng ly, má, xỉn, cái mền, ẵm, vầy, nầy, té, tui, nít, ranh, tụi bây, xạo, thiệt hông, vô...

2 Giã từ vàng dù, chén, lồ ô, tu, thí mồ, cha nội, vô, mo, hở, tụi, thiệt, ba má, dữ dzị, hông, bển, nầy, vách, muồng ... 3 Đá quý vô, chớ, bóp, xị, tui, bổi, rựa, bây, ly chén, bả, xáng, ủ

tờ, mền, dở ẹc, heo, cúi lồ , lãng nhách, bù lông, xơi, giùm, xổ, nầy...

4 Cầm giùm đi dĩa mực, vô, chai ba xị, bảnh dữ, đồ pô, bao nhiêu tính bí nhiêu, chút đỉnh, làm mướn, hèn gì, xì te, chịu sầu, tui, ổng, hông, cục nợ, chết cả chùm, chén tiêu sầu, rầu dữ, dzậy, quá xá, nè, bảnh, xài chơi, bị xi àc que, gởi, dùm, giàu có dữ...

5 Trầm hương đi địu, diêm, mễ, , xuôi, ngược, xỉa, nè, nầy, coi, pèo , vượt đèo, xả xui, ba xị, chơi dzui, đù má, , bà mẹ tụi mày, vô, bể thịt vai...

6 Tiền rừng nhậu, cữ nhậu, nầy, bó niền, tuyển, mà, dữ à, mầy, bả, cá cọp dùm, nử kí, dzô, đù má, nè, nhận dùm, , chịu sầu, chai đế gò đen, tui, má, vô, thiệt tình, thứ thiệt... 7 Chuyện cũ từ

rừng

phủ xanh trảng xanh, lòn lách, chớ, chi, rớt, rỉ rả kể...

8 Kỷ niệm đen thùi lùi, nầy, vô, kiếm xà bần, lai rai, vài xị giải mỏi, nẹt pô, dĩa mồi, khô đuối, dạ gồi, đĩa lớn thịch dịch, biết gồi, đá banh, , cái khui đồ hộp, nghe ớn, cái kềm cắt kẽm, cứng ngắc, bể gáo...

9 Ngọc Liên Thành

méc, heo, vô, đù má, mười ngeo, ba, biểu, ráng,...

10 Có biết không con nít, vô, nầy, tui, sanh, chót bẹt, bảnh số, tay ga, má, bịnh, chạy riết, dzô, dzậy, mừng xiết, dà, giựt tạt ly rượu,...

11 Nín lặng khóc giò, đìa, thấu, con nét, chén, chi, vô, ẵm, tui, bự, tạt, bái xái, nầy, má, điếng...

12 Nhờ nước mắt má, nụi, nầy, kè, dĩa, bả, ổng, chi, xị, đế, khô đuối, ti viếc, riết, phê vô, cụt vốn, cà ram, ba xị, cà chớn, tui, nhứt, nhai mồi, bịnh nè, tệ thiệt, hen, sa nước mắt, tế độ, đỏ thù tạc, hông, nước é, bi nhiêu, ba cộm, loạn cờ, đội chuối khô, ngốn, ngàn bạc, men vô tình, méc, lụi...

13 Trại viên cũ quay lại đông lắm

hung tin, nhen, má, gục gặc, cà đao, tồng tèn, bảnh, số dách, bá đáp, chật bóp, nầy, dzậy, dzìa, thiệt, bụp, tắp lự, chi, phi lê, xơ múi, hông, sói soi, nẹt ga, xì po, bể bánh...

14 Ở thành phố ngụ, ở đại, lằng xáng, dộng cừ tràm, riết, giới thiệu mối, hẻm, miệt, tía, trướng, thẹo, thiệt, đồ lề, nầy, giùm, hẻo, cuốc nầy, xài sang, tậu, hổng, xáng bạt, làm chi, vầy, thoạt tiên, nghiền,...

15 Vô thường ủa, nè, sanh, má, nầy, méc, ổng, mầy, vô, liến, giỡn, mè đù, tui, hổng, nhỡn, nội, mô, chi...

16 Đoạn trường lãnh, nầy, sành, ghiền, dữ, vô, liền, tọt, riết, ri, lô thổ, té, má, bể, tui, xứ, thúi, chi, thứ thiệt, sặc, dzô, thí mạng, xịt, bịch, ảnh, mai mốt, bả, bịnh...

17 Trần yên

Bình ngày ấy

lộ, hẹp té, ngàn, vô, nầy, lụi, hên, ráng, bể, miệt...

18 Người không Tổ quốc

nầy, thiệt, chi, chén, xứ, bảnh, té, ổng, nút, đôi xị lai rai, mứa, ba xị, vô....

19 Nhãn tiền ấp, nụi, vô,lốc, thiệt, nầy, má, rành, chi, nhậu, hĩa, vô, hông rầm, ói, ngó, kiểng, chớ, cha chả, nhứt, hủ tíu, sui gia, tới bến, hũ, mắc chi, tắp lư, cù loi, lộ nhựa, dzìa...

20 Quả báo mướn, miềng, ổng, bữa, mạ, dằn túi, hữu sự, vô, chớ răng, chừ, răng, mô, ngụ, kháp, khui, má, nầy, thiên lủng,...

21 Ảo và sợ di lý, nầy, ổng, vô, đền đừ, Mụ nội, ba xi đế, thiệt, riết, chớ, tui, khỉ mẹ, xì ke, xì coọc, đánh lộn đánh lạo, té, gọn lẹ, nằm ụ, ăn hôi, chôm chỉa, uýnh, số dách, ba xi, đù má, má, chi, rành rẽ, cái nhỏ, thằng lớn...

trôi vô, mậy, chén, ngón đờn, nhuyễn thiệt, xế hộp, nầy, mầy,...

23 Kì bẻo chăng, hớp, nầy, vô, mùng, chớ, xui, ghiền, đợ, rủi, chi, heo, sầu, tụi bây...

24 Sáu Lém sanh, ráo, bầy, nước é, ghé vô, bây, chầu, chi, chớ, nhỏ, ngó, nầy, dữ, bả...

25 Trắng tay xốc, nầy, xách tay, ẵm, khai sanh, vô, chuyện chi, san mà bước, xế hộp, tay ga, sụm gối, chục nường, bách ba, há, lắc, mè nheo, chắc nụi, giùm, ngộ ra, tình lang, độc xì, bít bùng, bưng...

26 Trên đồi đất đỏ

heo, tơi, tui, chi, vô, coi. ủa, chớ, hốt, bi bể, nầy, ráng, chòi, lồ ô, ghé, chăng...

27 Trời cao đất thấp

méc, vô, nầy, ghiền Thuỷ Hử, banh, nghèo mướt, cà rá, ổng, má, mừng rơn, cho lẹ, tụi bây, ông nội mầy, chôm tiền, có chi, lên trển...

28 Trong nghĩa địa

Hốt cốt, lộ, gò, nầy, nhị tì, chớ, giỡn, chi, bảnh, sòng, xu teng, bá tánh, dăm, sía, giẫy, vô, dùm, nhứt, tui, xị, lẹ, ẵm, chi, bảnh tỏn...

29 Nhí đen cù loi, tui, má, ẵm, sanh, vô, nầy, chi...

Nhìn vào bảng thống kê ta nhận thấy trong tất cả các tác phẩm trên của nhà văn Nguyễn Trí, tác phẩm nào nhà văn cũng sử dụng các từ ngữ địa phương, ngôn ngữ phố phường, tiếng lóng của giới giang hồ trên các bãi vàng, bãi đá quý, và cả giang hồ “vặt” ở nông thôn, phố thị của miền Nam Bộ.

Cùng với ngôn ngữ đối thoại cực hạn, là cách dùng phương ngữ. Phương ngữ mang lại “hương sắc” lạ, hấp dẫn với người đọc là người miền trung, miền Bắc, tạo sự thân thuộc với người miền Nam. Cũng giống như

Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trí đã thành công khi sử dụng các từ địa phương như: dzìa, dzô đi, cà chớn, nha anh, thiệt hông, má… để tạo nên chất riêng. Không chỉ dùng từ địa phương, ngôn ngữ phố phường như ùa vào trong truyện với các từ chửi tục, chửi thề như: đù má, cái củ… tao nè, khỉ mẹ… Những tiếng lóng: đánh bổi, đụng bổi, lòng bàn, đi địu, diêm, mễ, , xuôi, ngược, xỉa, vượt đèo… Hiện thực cuộc sống vì thế chân thật hơn và trần trụi hơn.

Ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Nguyễn Trí là một thứ ngôn ngữ bụi,

được sử dụng một cách tự nhiên, vừa đủ, rất hợp với các nội dung cần chuyển tải. Chúng ta thử hình dung cũng những cốt truyện ấy, nếu tác giả thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ “xa lông”, liệu chúng có dậy mùi được không? Chắc chắn không. Lúc ấy thay vì đọc ông, người ta sẽ đọc các trang báo, nhất là báo về pháp luật và an ninh. Nhưng người đọc, đọc Nguyễn Trí, vì truyện của ông, cái tài của Nguyễn Trí là ông có vô số thông tin và ông biến các thông tin đó thành thế giới “tưởng tượng” của riêng mình, vì thế nhân vật của Nguyễn Trí hiển thị vô cùng sinh động trước mắt người đọc, và quan trọng hơn cả đó là cảm xúc nhân văn tràn đầy ở người viết biến những cái thông thường thành cảm xúc chung lớn lao.

Ở trong tập truyện ngắn Ảo và sợ, ngôn ngữ của những nhân vật bụi

trong các tác phẩm của nhà văn cũng rất “phủi”: “ra trại mình lấy nhau nghe Nhí./ Cám ơn…Lấy xì ke như ông để chết hả?/ Bỏ lâu rồi cưng ơi./ Ở đây thì bỏ chứ về đời thì bỏ hít qua chích đó cu./ Eam mà yêu anh thì cái gì anh cũng bỏ….Ê, Nhí. Minh heo mê mày dữ à./ Thằng heo mặt ngu thấy bà” [81, 216]; Cuộc đối thoại của Quân và người tổ trưởng trong truyện Nhờ nước mắt: “Mày giỡn mặt với tao hả?/ Cái cười của Quân làm tổ nổi sùng văn tục./ Ê- Quân nói - không có đù má tao à” [81, 282], nếu thay thế câu nói trống không và tiếng chửi của nhân vật bằng ngôn ngữ khác mang tính trang trọng, lịch sự hơn thì tính cách của nhân vật sẽ thay đổi, không còn phù hợp nữa.

Khi diễn tả cái chết bất ngờ, diễn tả “quả báo” cho những việc làm của nhân vật nhà văn cũng dùng những câu văn đặc biệt ngắn: “Sao vậy?/ Tui

cũng không biết. Anh bảo xuống chùa, mới tới đây thì thấy rồi./ Mày có đụng vô cái gì chưa?/ Ông nội tôi cũng không dám… mà hình như…/ Sao/ Hình như thằng Hà chết rồi./ Hà nào?/ Hà con Tư tấu./ Mẹ ơi.” [81, 57]. Việc Nguyễn Trí lựa chọn ngôn ngữ rất đặc biệt phù hợp với loại hình và nghề nghiệp của nhân vật đã tạo nên sức cuốn hút kỳ lạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)