Cảm hứng ngậm ngùi thương cảm cho những số phận bi thảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 45 - 49)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Cảm hứng ngậm ngùi thương cảm cho những số phận bi thảm

thảm của con người.

Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt ở hai tập truyện ngắn nhà văn Nguyễn Trí đã cho người đọc cảm nhận được số phận bi thảm của những con người sống “dưới đáy xã hội”:

Đó là những người phu đào vàng, họ quyết tâm tìm đến bãi vàng với mong muốn đổi đời, nhưng kết cục số phận họ trở nên vô cùng bi thảm: Kẻ thì vùi xác ở những vụ sập hầm, trong truyện ngắn Bãi vàng sập Tổng Kho ít nhất cũng trên năm chục mạng vùi thây ở đó: “Tổng kho như bùng binh chợ Bến Thành. Ít nhất cũng có năm chục mạng vùi thây ở đó” [82, 35]. Nguyễn Trí thấu hiểu và vô cùng thương cảm cho cuộc mưu sinh khốc liệt của phu đào vàng, dù biết cái chết treo lơ lửng trên đầu, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì một chút hi vọng le lói từ vàng kia họ vẫn chấp nhận, kể cả sự hi sinh cả mạng

sống của chính mình: “Rõ, cái chết thật đáng sợ. Lơ lửng trên đầu còn đáng sợ hơn. Biết chết mà đâm đầu vô, chỉ có khùng. Nhưng còn vàng? Vàng thì sao? Chia không? Đùn đẩy cũng là một đặc tính của con người. Ai cũng chết...”. Và rồi hầm sâu mười mét, sập taluy, khiến phu đào vàng vùi thây, nhưng còn vàng ở đấy (trên tay người xấu số, khi xuống hầm mang theo bảy chỉ, và cái xác nằm dưới đấy, vốn liếng cả chục cây coi bỏ), chính vì thế bằng mọi giá cái xác cần được lôi lên để đánh tiếp. Minh Tàn cùng với My và Lâm đã đưa cái xác chết lên khỏi hầm sập: “Đưa đất lên rồi, tôi, Lâm và My ráp một liên hoàn tam giác cả ba mươi mét mới đụng được cái xác. Lâm cái đầu, tôi cái chân, khệ nệ đưa người chết ra. May quá nó chết nằm. Có lẽ chết khi giải lao. Ở Êzimba tôi đã lôi lên một cái xác chết ngồi. Lôi lên rồi chả biết làm sao cho thẳng ra mà chôn cất. Bao nhiêu rượu cũng không duỗi được. Giang hồ bãi đã cắt gân tay, gân chân, vận dụng mười hai thành công lực mới vô được áo quan. Có ai hỏi vì sao phải mang lên không? Vì còn vàng, và đậm nữa, lôi xác lên để đánh tiếp chớ. Có ai hỏi ở đỉnh cao lấy đâu ra áo quan không? Xì, vậy mà cũng hỏi. Ở rừng bộng cây khối cha gì. Búa bỏ xuống, rìu bổ đôi là có áo quan. Chết vì đất đè thảm lắm. Lại qua cả ba ngày, người chết tím ngắt" [82, 35]. Nguyễn Trí miêu tả trần trụi cái chết của phu đào vàng, và ta nhận thấy rất rõ tiếng thở dài chua xót, đau đớn của nhân vật tôi – hay chính là nhà văn Nguyễn Trí đau đớn, xót thương cho số phận của những phu đào vàng – Những con người khi sống đã khốn khổ, khi chết và sau cái chết đáng thương đó cái khổ vẫn đeo bám, bởi xác chết ấy cũng chỉ được vùi lấp nhanh chóng, hoặc may mắn hơn chút xíu là được đem về quê chôn. Trong tập truyện ngắn

Ảo và sợ hầu hết các truyện Nguyễn Trí vừa chỉ rõ bi kịch gia đình, tình yêu

được khắc họa đậm nét theo quy luật “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “ác giả ác báo” càng làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Ở hai tập truyện ngắn này Nguyễn Trí đã tạo ra hai kiểu loại nạn nhân: Những con người tốt đẹp, bị hãm hại, chà đạp; Những con người vì lòng tham làm việc ác, rồi bị trả giá.

Trong các tác phẩm trong hai tập truyện ngắn này, Nguyễn Trí đã xây dụng hình ảnh về những con người tốt đẹp, bị hãm hại, chà đạp như: vợ chồng già Hưng trong truyện Ở thành phố: “Ở thành phố, ông Hưng ngụ xóm ghẻ: Thực ra là xóm kinh tế, nghĩa là người dân đi kinh tế mới ở các tỉnh, hòa cùng dân tha phương đổ về ở đại, hầm bà lằng xáng cấu những xì ke, xì cộc đến cờ bạc, gái gú, dân cố cựu gọi là xóm ghẻ”.

Mỗi lần triều lên là kinh dị tầm trời. Rác rưởi đựng trong bịch nilon nổi lềnh bềnh, cỡ phim vua bãi rác chả ăn thua so với xóm ghẻ. Thiên hạ dộng cừ tràm xuống kinh, thả cây ngang dọc rồi lót ván, bên trên che lá dừa nước là ra cái ở, thậm chí cho thuê. Ông Hưng thuê một căn như vậy, để một vợ, bốn con có chỗ chui ra chui vô bán vé số, còn ông chạy xe ôm” [81, 308, 309], và trong quá trình lao động kiếm sống chân chính ấy, ông lão xe ôm vẫn bị bôi xấu nhân phẩm, thậm chí còn bị đánh phải nhập viện.

Miêu tả cuộc sống mưu sinh vất vả ở thành phố, nơi ăn chốn ở của người lao động Nguyễn Trí không chỉ phác họa cuộc sống nghèo khổ của họ, cảm thương cho số phận bi thảm của người lao động; mà hơn hết nhà văn đã kín đáo ngợi ca những con người bình dị, sinh sống bằng các nghề lao động phổ thông chân chính giữa chốn thị thành ấy, dù bị chà đạp, bôi nhọ danh dự, họ vẫn giữ nhân phẩm của mình: “Nếu tao có tao cho mày hai chục triệu. Khổ quá, tao kiết xác mồng tơi, duy nhất có cái xe là tài sản. Ngày nào cũng cầu trời một hai tấm vé số mà thần tài hổng thèm chơi với người nghèo./ Hì … ba đừng mộng hão huyền. Ba cũng đâu muốn má Hưng và bầy em đi bán vé số, con cũng đâu muốn dính dấp vô cái nghiệp nầy… nhưng mà con thấy ba thiệt là lạ./ Lạ sao con?/ Ba hổng chán cơm thèm phở... hì...Ba hổng coi thường bọn con” [81, 317]. Từ một cô thôn nữ vì hoàn cảnh đưa đẩy dấn thân vào con đường tệ nạn xã hội, nhưng cái ước mơ làm lại cuộc đời của gái điếm Quyên đó là phần thiên lương của những con người tốt đẹp, bị hãm hại, chà đạp đang trỗi dậy, dù đã trót “nhúng chân vô bùn”: “Ba biết không? Nếu có tiền con về

quê, tậu một xe nước mía, thêm xe bánh mì, ở bến sông quê con, vậy thôi là ung dung lắm rồi ba, nhiêu đó chừng chục triêu, thêm chục triệu nữa làm vốn. Được vậy con ở nhà với con gái cho sướng, kiếm hoài mà nợ chưa dứt ba ơi” [81, 317].

Những con người vì lòng tham làm việc ác, rồi bị trả giá. Đây là kiểu nhân vật được nhà văn viết nhiều trong các tác phẩm của mình, tiêu biểu như gia đình cha con Tư Tấu trong truyện “Nhãn Tiền”, hay gia đình Bẩy Biển trong “Tiền rừng”, hoặc Hùng ở “Trong nghĩa địa”…

Nguyễn Trí đã viết về những con người có số phận vô cùng bi thảm: đó là số phận của những con người chịu “quả báo”. Thông qua việc miêu tả chi tiết những nghề đặc biệt như: đồ tể (Nhãn tiền), Nguyễn Trí đã cho người đọc thấy các chiêu trò của cha con nhân vật Tư Tấu, bất chấp luân thường đạo lý: từ việc ăn trộm bò Nu của Cáp Diệp, dùng mọi thủ thuật, mưu gian của mình cha con Tư Tấu đã giết hại rất nhiều động vật (đặc biệt Tấu thu lợi từ những kẻ đêm đêm đi rình rập nhà người bắt heo, bắt bò, để bắt trộm được bò bọn chuyên trộm đã bỏ thuốc mê vào lu nước sinh hoạt của chủ nhà, rồi sau đó ra tay bắt trộm. Để có lợi nhuận Tư Tấu cũng theo Ba Me, gọi Ba Me bằng thầy để được truyền hết các ngón nghề trong nghề thiến gia súc.) Và “quả báo” đã đến với họ bằng những cái chết của các thành viên trong gia đình ông Tiền - ông nội của Tư Tấu (ông Tiền bị sét đánh chết, sau khi ông Tiền chết, tai họa ập xuống gia đình: “bắt đầu là Tịnh vỡ hụi… tiếp đến là mấy ông bác bị rượu giết chết. Ông Tính chết vì xơ gan. Ông Tinh bị bể mạch máu vì cao máu và ông Tình cũng chết nốt. Trong một năm, ba con người ra nghĩa địa, nó lãm cư dân Sông Trầu hốt thực sự” [81,51,52]. Rồi tiếp sau đó Tịnh đi mua trâu bị chết, Tư Tấu phải bò xuống gầm xe lượm xác cha. Rồi sau khi cha con Tư Tấu giết hại con bò Nu thì thằng Hà con Tư tấu chở thịt con bò Nu bị va vô gốc cây cao su mà chết).

Ở truyện Kì bẻo Nguyễn Trí đã miêu tả chi tiết các hoạt động diễn ra nơi sòng bạc, đặc biệt sự thất bại của những kẻ chơi: vì máu mê cờ bạc đến bàn thờ tổ tiên kẻ chơi bạc còn dám bán để phục vụ cho cái ghiền, vợ con cha mẹ anh em đợ là đợ được. Để rồi cuối cùng thua ra họ mới ngộ ra trong cờ bạc không bao giờ có đỏ đen may rủi. Tất cả đều gian manh, lọc lừa. Ông cũng cho người đọc thấy ở bãi vàng, dân bãi cũng giải trí bằng rượu, gái và cờ bạc. Cái chết của một người đàn bà ở bãi vàng, cũng liên quan đến cờ bạc; hai vợ chồng thị lên bãi bán quán, làm ăn ngon lành thì thằng chồng vướng ma tuý, đêm chồng thị lột sạch, thị buồn quá tự vẫn. Trong hoàn cảnh ấy Minh Tàn đã chơi bài để giúp thằng chồng đưa xác con nhỏ về quê, trong cuộc chơi Minh Tàn đã bóc mẽ tất cả các chiêu trò gian lận của Năm Hí, Năm Hí bị no đòn, hai ngón tay ở lại bãi, sau đó Năm Hí giải nghệ. Miêu tả sự thất bại thảm hại của những người tham gia vào các vào các ván bài may rủi, chiêu gian lận cờ bạc, Nguyễn Trí đã thể hiện sự xót thương cho những số phận của những con người như thế.

Miêu tả các hoạt động của các nghề lao động phổ thông khác như “hốt” cốt (Trong nghĩa địa), nhảy tàu vận chuyển hàng lậu (Trên đồi đất đỏ), Nguyễn Trí vừa miêu tả chi tiết vừa thể hiện sự thương cảm sâu sắc cho số phận của các nhân vật góp phần làm nên sắc màu và sức hấp dẫn cho tập truyện.

Qua cảm hứng ngậm ngùi thương cảm cho những số phận bi thảm của

những con người Nguyễn Trí còn giúp người đọc nhận thấy có một thế giới

tâm linh đầy linh ứng, đem lại niềm tin tâm linh, phản ánh quy luật nhân quả" ác giả, ác báo", cũng là bài học có tính cảnh tỉnh cho con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)