Tính đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 90 - 105)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2 Tính đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật

Truyện ngắn Việt đương đại không còn mang tính chất một giọng, đơn bè, như các thời kì trước. Ngay trong bản thân các phát ngôn của người trần thuật, cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật. Khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật hay lời nửa trực tiếp (phát ngôn đồng thời của người trần thuật và nhân vật) có thể thấy rõ tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn thời kì này.

Qua tập truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương, cách kể chuyện của tác giả, một cách kể chuyện tưởng như có gì nói đấy, tiện đâu kể đấy, nhưng đầy chủ ý. Câu chuyện được dẫn dắt bằng giọng của người kể chuyện ở ngôi thứ ba số ít, nhưng nhiều khi người kể chuyện lại phân thân thành một vai khác, tạo nên sự đối đáp bên trong, “tạo cớ” cho chuyện kể: “ Sao mà bẩn thế? Đàn anh ai lại dấn thân vào lãnh vực này? Sao lại sợ bị xù? Cứ làm như phố thị đưa tiền cho má mì, má mì sẽ điều gái cho anh, quỵt làm sao được? Phố khác, rừng khác. Bộ tưởng rẻ lắm sao? Xuống hầm một ca khổ như trong Papillon người tù khổ sai, được chỉ vàng, chung hai phân cho nửa tiếng ôm ma nữ. Đưa tiền trước, chưa kịp làm ăn gì thằng chồng nó xuất hiện, đã mất hết còn bị bạt tai. Ngu à? Chưa kể ba cái bệnh xã hội…” [82, 27]. Cứ thế, câu chuyện trôi đi, sinh động, cuốn người đọc về phía những cuộc đời giang hồ bị khuất lấp nơi góc rừng. Ta cũng dễ dàng nhận thấy trong ngôn ngữ của người kể.

Với hai tập truyện ngắn này Nguyễn Trí chạm đến một đề tài không phải là mới vì trước ông viết về những người dưới đáy xã hội đã có Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng. Nhưng ông đã có cách tiếp cận mới, cách kể chuyện rất riêng của mình qua ngôn ngữ, qua giọng điệu nghệ thuật. Qua Bãi vàng chúng ta hiểu thêm một vỉa tầng khác của hiện thực, có

thêm nhiều hiểu biết về thế giới đào đãi vàng với những đánh bổi, chia bổi, lòng bàn, sái... Tất cả được anh miêu tả, đánh giá bằng sự chiêm nghiệm đầy triết lí về cuộc đời: “Sòng phẳng luôn lạnh lẽo”, “Có hay không số phận xin miễn bàn. Kẻ nào lười biếng, kém thông minh ắt cu li xe kéo suốt đời, khôn lanh, siêng sắn ắt có cục đường phèn. Tính cách tạo nên số phận” [82, 24]. Nguyễn Trí viết tự nhiên, với cảm quan hiện đại, giữa sự hỗn độn của bãi vàng, giữa cái khắc nghiệt từng giây từng phút đối diện với cái chết của những người đào vàng, lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa thiện và ác, tự đáy sâu tâm hồn của họ vẫn lấp lánh yêu thương. Thông điệp tình yêu đầy nhân văn ở cuối tác phẩm gieo vào lòng nười đọc niềm tin vào cuộc sống.

Cái tài của Nguyễn Trí là đọc Bãi vàng, chúng ta như thể đang nhắm mắt mà lắng nghe được rất nhiều giọng nói cùng vang lên. Đó cũng chính là cái đa âm phức điệu mà ta bắt gặp trong tiểu thuyết của Doxtoiepxki: “Tướng tá rất bụi, dân đi đây đi đó không bụi mới lạ à. Giang hồ đúng nghĩa với từ này. Là sao? Giải thích nghe chơi. Được thôi, muốn đến xứ người làm ăn phải có cái miệng Tô Tần, cái đầu Chu Du. Ngọt như mật và mưu mô, giảo quyệt nhiều nhiều chút” [82, 9]. Bãi vàng là tạp âm. Nguyễn Trí bằng cảm quan tự nhiên đã cho chúng ta nghe được tất cả sự hỗn độn của bãi vàng. Điều này phản ánh nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Nguyễn Trí. Cái âm thanh hỗn độn của bãi vàng lan tỏa tới khu đại ngàn, ẩn trú trong lời nửa trực tiếp của nhân vật Minh Tàn ở truyện Tiền rừng: “Khà khà... Nhỏ đó bị ảo tưởng thôi. Cái ảo đó xuất phát từ sự thiếu thốn tình dục. Chồng em không đáp ứng nổi thì ra vậy. Thằng Thế chỉ là vật thế thân. Em nhớ tao vì tao không cho em gì cả. Em khát vì em không thỏa, vậy thôi. Tao không chơi kiểu thằng Thế vì đó là tội ác. Ăn cướp của rừng còn hậu quả khôn lường, huống đã ở rừng lại còn cướp vợ kẻ khác. Thần rừng đâu có tha ” [82, 186]…

Nhân vật chủ yếu bộc lộ tính cách qua hành động và ngôn ngữ cực hạn, có tính đa âm. Qua hành động ấy lại được“ đánh dấu” bằng hàng loạt các chi tiết nghệ thuật đắt giá, giàu sức gợi đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công trong các tác phẩm của nhà văn, khẳng định tài năng viết văn đặc biệt của Nguyễn Trí.

Bảng thống kê số lượng câu cực hạn trong truyện ngắn Nguyễn Trí: STT Tên tác phẩm Tổng số câu Câu dưới 5 chữ Câu từ 6 đến 10 chữ Câu từ 11 đến 20 chữ 1 Bãi vàng 776 254 246 252 2 Giã từ vàng 1059 373 417 216 3 Đá quý 944 299 308 222 4 Cầm giùm đi 398 86 145 131 5 Trầm hương 604 185 162 164 6 Tiền rừng 739 110 193 244 7 Chuyện cũ từ rừng 293 57 83 101 8 Kỷ niệm 194 30 68 56 9 Ngọc Liên Thành 617 94 131 208 10 Có biết không 233 74 76 73 11 Nín lặng khóc 294 53 78 111 12 Nhờ nước mắt 701 219 209 176

13 Trại viên cũ quay lại đông lắm

331 79 114 95

15 Vô thường 195 25 61 74 16 Đoạn trường 521 106 147 82 17 Trần yên Bình ngày ấy 372 40 89 148 18 Người không Tổ quốc 228 59 74 33 19 Nhãn tiền 510 96 159 190 20 Quả báo 795 89 273 433 21 Ảo và sợ 391 50 113 133 22 Đời cứ thế trôi 178 22 58 69 23 Kì bẻo 300 32 88 130 24 Sáu Lém 537 89 124 157 25 Trắng tay 264 48 74 106 26 Trên đồi đất đỏ 268 40 74 154 27 Trời cao đất thấp 204 38 61 43

28 Trong nghĩa địa 178 28 38 71

29 Nhí đen 419 49 119 153

Qua khảo sát 29 tác phẩm của Nguyễn Trí, ta nhận thấy trong tác phẩm nhà văn đã sử dụng những câu văn ngắn, thậm chí cực ngắn. Ở tác phẩm Bãi vàng,có 752/776 câu văn có từ 20 từ trở xuống, số câu văn có từ 21 từ trở lên chỉ có 24 câu, chiếm 3,09% số câu trong toàn tác phẩm. Tác phẩm Đá quý, có 629/944 câu văn có từ 20 từ trở xuống, số câu văn có từ 21 từ trở lên chỉ có 315 câu, chiếm 33,37% số câu trong toàn tác phẩm.

Truyện Chuyện cũ ở rừng, có 241/293 câu văn có từ 20 từ trở xuống, số câu văn có từ 21 từ trở lên chỉ có 52 câu, chiếm 17,75% số câu trong toàn tác phẩm

Đặc biệt truyện Có biết không, có 223/223 câu văn có từ 20 từ trở xuống chiếm 100% số câu trong toàn tác phẩm...

Đặc điểm ngôn ngữ đó cũng thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.

Nguyễn Trí cùng với các nhà văn khác trong những nỗ lực cách tân, việc đổi mới ngôn ngữ trần thuật, đã góp phần tạo nên thành công không thể phủ nhận của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986. Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ vùng miền; và nhất là với cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, người trần thuật có vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, dẫn dắt mạch truyện. Qua ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Trí người đọc còn có thể nhận diện một số biểu hiện cơ bản và xu thế vận động của ngôn ngữ truyện ngắn hôm nay.

* Tiểu kết chương 3

Trong chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu một số phương diện cơ bản trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Nguyễn Trí. Thế giới nhân vật, các kiểu loại nhân vật tiêu biểu, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Trí. Ở phương diện thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí, chúng tôi thấy nỏi bật lên hai đặc điểm cơ bản: đa dạng và đặc biệt. Đa dạng vì hầu như thế giới nhân vật của ông chúng ta gặp đủ các kiểu loại con người lao động làm đủ mọi nghề kiếm sống, có thể tạm gọi là những con người “nhỏ bé” sống “dưới đáy” xã hội. Đặc biệt vì những nghề mưu sinh của họ, những người bình thường ít ai dám hoặc phải làm, có thể nghe kể tên các nghề nghiệp ấy nhưng không mấy ai hiểu sâu sắc về nó: đào vàng, tìm đá quý, tìm trầm hương, lâm tặc… Từ thế giới nhân vật sống động ấy hai kiểu loại nhân vật tiêu biểu và phổ biến đã xuất hiện: kiểu nhân vật loại hình và kiểu nhân vật kết hợp yếu tố loại hình và yếu tố tính cách, dù sự kết hợp này có độ “đậm – nhạt ”

khác nhau , có nhân vật được xây dựng “đầy đặn”, có nhân vật chỉ là những “ phác thảo” sơ lược nhưng tất cả đều lôi cuốn bạn đọc bởi yếu tố “lạ”, trong những “gương mặt” làm những nghề đặc biệt có tính thử thách quyết liệt này. Để khắc họa các kiểu loại nhân vật nhiều khi chỉ qua vài chi tiết sắc nét, khắc họa nhân vật qua những hành động bất ngờ, qua đời sống nội tâm nhân vật theo hướng gợi tả chủ yếu bằng lời văn nửa trực tiếp, đặc biệt qua ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ trần thuật có đặc điểm riêng không thể bị nhầm lẫn với các nhà văn khác. Về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, sự xuất hiện dày đặc các vùng phương ngữ Nam bộ, tiếng lóng của giới giang hồ trên các vùng “đất dữ ” như bãi vàng, bãi đá quý… đem lại một sắc thái thẩm mĩ riêng và rất cuốn hút, về ngôn ngữ trần thuật với kiểu câu cực hạn nhà văn tạo ra một dấu ấn của riêng mình. Nguyễn Trí đã thành công khi sử dụng các từ địa phương, ngôn ngữ phố phường như ùa vào trong truyện với các từ chửi tục, chửi thề, những tiếng lóng. Hiện thực cuộc sống vì thế chân thật hơn và trần trụi hơn.

Có thể nói, nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Trí chưa phải đã đổi mới mạnh mẽ theo xu thế cách tân trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Nhưng viết về những thân phận con người đặc biệt, xuất hiện trong những hoàn cảnh ngệ thuật đặc biệt nằm ở “góc khuất” của đời sống xã hội đã tạo cái “lạ” lôi cuốn người đọc. Rời thế giới nghệ thuật ấy, lại được xây dựng bằng ngôn ngữ và giọng điệu rất riêng của Nguyễn Trí – một nhà văn viết với tâm thế “Người trong cuộc” - viết về người khác mà cũng là viết về chính thân phận mình, bằng những trải nghiệm thực tế của mình. Những nguyên nhân ấy đem lại vẻ đẹp “lạ” tuy không mới, nguyên nhân ấy đem lại thành công cho truyện ngắn Nguyễn Trí là ở trái tim đầy yêu thương và hi vọng của nhà văn dành cho những con người nhỏ bé, lầm lạc khi đã mắc vào tội lỗi vẫn khao khát hướng thiện và hạnh phúc.

KẾT LUẬN

1) Truyện ngắn nói riêng và sáng tác của Nguyễn Trí nói chung có một vị trí tương đối đặc biệt trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Ít có tác giả nào vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn, tác phẩm đầu tay được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Đã có một số bài báo tìm hiểu đánh giá về sáng tác của Nguyễn Trí. Nhưng một công trình nghiên cứu toàn diện về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí vẫn còn vắng bóng. Bởi vậy, đề tài của chúng tôi có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, không chỉ đóng góp thêm một tư liệu nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Trí, khẳng định giá trị hạn chế của tác phẩm và đóng góp của nhà văn mà còn góp phần nhận diện những khuynh hướng sáng tác, xu thế vận động của truyện ngắn Việt Nam đương đại.

2) Triển khai đề tài trong luận văn ở chương 1, chúng tôi giới thiệu khái quát về truyện ngắn Việt Nam đương đại, vị trí của truyện ngắn Nguyễn Trí trong bức tranh chung nhiều màu sắc thẩm mỹ, đa đạng về khuynh hướng sáng tác ấy.

Chương 2 tập trung nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật trong nội dung truyện ngắn Nguyễn Trí với các vấn đề lớn sau:

Đề tài và chủ đề “gai góc” ít được đề cập đến trong văn xuôi Việt Nam đương đại, ba loại cảm hứng nghệ thuật chiếm vai trò chủ đạo trong truyện ngắn Nguyễn Trí: Cảm hứng phơi bày tận cùng hiện thực với những "mảng tối" ít được văn học Việt Nam đương thời phản ánh; Cảm hứng ngậm ngùi thương cảm cho những số phận bi thảm của con người; cảm hứng giễu nhại và xót xa cho những người lầm lạc thậm chí tội lỗi.

Trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích và làm nổi bật cảm hứng nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn, giá trị hiện thực và giá trị nhân văn có nét riêng của tác giả khi phản ánh hiện thực và xã hội ở

những phạm vi đặc biệt, với những thân phận đặc biệt vào trong tác phẩm của mình. Quan niệm nghệ thuật của một “người trong cuộc”, lấy mồ hôi nước mắt và cả máu của mình để viết nên tác phẩm, để từ đó khẳng định có những “góc khuất” của xã hội, ở đó có những thân phận bất hạnh, thậm chí lầm lạc, tội lỗi, nhưng dù có bị nhấn sâu xuống bùn đen vẫn khát khao hạnh phúc và hướng thiện.

Chương 3 tập trung nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự của Truyện ngắn Nguyễn Trí. Đó là thế giới nhân vật đa dạng và đặc biệt, đa dạng vì nhân vật của Nguyễn Trí xuất hiện với rất nhiều nghề nghiệp vất vả, gian lao, với nhiều kiểu loại người với cả ưu điểm và nhược điểm của lớp người có thể tạm gọi là sống “dưới đáy” xã hội, ở những “góc khuất” ít được các nhà văn Việt Nam đương đại phản ánh, đặc biệt với xuất thân đặc biệt và thân phận đặc biệt. Phần lớn các nhân vật của Nguyễn Trí có hoàn cảnh xuất thân không may mắn, có thân phận bất hạnh thậm chí là bi kịch. Ở phương diện phân chia kiểu nhân vật, chúng tôi thấy có hai kiểu loại nhân vật tiêu biểu là nhân vật loại hình và kiểu nhân vật có sự giao thoa, gắn kết yếu tố loại hình với yếu tố tính cách. Đặc điểm này hình thành từ chính quan niệm nghệ thuật ấy lại được hình thành từ chính cuộc đời nhiều sóng gió, từng phải mưu sinh bằng những nghề nghiệp đặc biệt của nhà văn.

Có lẽ trong các nhà văn Việt Nam hiện đại, ít có những nhà văn có sự dấn thân, trải nghiệm và có vốn sống thực tế ở những “mảng tối” của xã hội như Nguyễn Trí, dù sự dấn thân ấy là bắt buộc vì mưu sinh.

Phương diện thứ ba được nghiên cứu ở chương này là nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí. Thông qua việc miêu tả hoàn cảnh xuất thân đặc biệt, ngoại hình, hành động, đời sống nội tâm, đặt nhân vật vào không gian có tính thử thách khốc liệt, nhà văn đã xây dựng thành công hàng loạt chân dung nhân vật sống động, tươi sáng như từ cuộc sống cần lao bước thẳng vào tác phẩm.

Phương diện thứ tư được nghiên cứu ở chương ba là ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Trí. Đó là ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa cao độ, dày đặc phương ngữ Nam Bộ, tiếng “lóng” của giới giang hồ và biệt ngữ của những nghề nghiệp đặc biệt được miêu tả trong tác phẩm. đó là ngôn ngữ trần thuật với việc phổ biến kiểu câu cực hạn: ngắn và rất ngắn, nửa trần thuật nửa như đang nói với nhân vật và với chính mình của người kể chuyện. Chính đặc điểm này tạo ra tính đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Trí.

3) Việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí vừa cho chúng ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)