Đặt nhân vật vào những không gian đặc biệt có tính thử thách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 81 - 83)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.5. Đặt nhân vật vào những không gian đặc biệt có tính thử thách

Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học

không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời

sống mà do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian ứng với một cách sống riêng biệt của con người.

Để xây dựng nhân vật, Nguyễn Trí đã kiến tạo nên không gian nghệ thuật đặc sắc đó chính là bãi vàng. Bãi vàng có tên và không có tên bãi X: “Bãi nằm sâu trong rừng nguyên sinh. Ba quân thiên hạ cho tất cả nằm xuống, cây lớn ra ván cừ hầm, cây nhỏ làm khung, nhỏ nữa làm chòi trú thân, làm quán, làm động mại dâm. Trên diện tích vài chục hécta chứa vài nghìn nhân

mạng. Đủ thứ, khui hầm, đánh ca, tiệm vàng dã chiến…Người ơi là người, vui ơi là vui. Không khí bãi rất khác đời thường, nó luôn luôn quá cái mức cần thiết” [82, 10]. Một thế giới đủ hạng người khốn cùng, quần ngư tranh thực, ở đó, nhân vật sống và hành xử theo quy luật cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh thắng kẻ yếu một cách nghiệt ngã. Vừa sống sượng và sống thật. Giá cả sinh hoạt thì đắt đỏ, chuyện đánh đấm xảy ra như cơm bữa, chuyện người chết vì sập hầm cũng như cơm bữa. Vì thế, dường như mọi người ở bãi vàng đều sống gấp, sống để hưởng thụ vì biết đâu đấy ngày mai mình sẽ chết. Sống ở bãi vàng, thân phận con người thật mong manh và xót xa. Những trận sụp hầm lấy đi hàng mấy chục mạng người. Tác giả đã bày tỏ sự cảm thông với trải nghiệm của một người trong cuộc. Có thể nói, ấn tượng nhất là những hình ảnh bãi vàng trong mùa mưa: “Mùa mưa ở bãi buồn ơi là buồn. Hoàn toàn khác với ở rẫy nương, hay phố thị. Mưa ở rừng nguyên sinh ầm ầm, rào rào rồi rả rích không ngừng nghỉ” [82, 30]. Nguyễn Trí dành nhiều công sức để miêu tả chi tiết sự gian khổ, hiểm nguy của những nghề cần lắm sự công phu, nhất là phu vàng: “Bổi không là đất bình thường. Vàng sa khoáng giấu mình trong đá thạch anh. Thạch anh đa chủng loại, có loại dai như đỉa đánh không vỡ, có loại cứng như đá tảng, loại giòn như bánh tráng… Búa và chạm gõ cóc cách suốt đêm trường, dưới bàn tọa là nước, trước mặt là ngọn đèn 100w hừng hực” [82, 20] và “hầm luôn bị sạt lở. Mưa đến, chết vì sập hầm thường lắm. Buổi sáng còn chung nhau ly rượu, chiều không thấy mặt là biết đã về đất” [82, 59]. Để sống được với nghiệp làm phu, họ phải là những “anh hùng” đủ tài, lắm nghề, phải là dân thiện chiến và có nhãn quan nghề nghiệp tinh tường. Nguyễn Trí cũng miêu tả không gian nơi đến bãi đá cũng lắm gian truân với “Đường lên nên mệt lắm, xuống cũng phờ râu. Nghiêng nghiêng dốc, lâu lâu có đoạn bằng, hết dốc nầy đến dốc khác cứ thế mà miệt mài. Chỉ dừng chân khi nghe róc rách một dòng suối chảy. Một ngụm nước, một điếu thuốc lại tếp tục cuộc hành trình” [82, 87]. Tác giả cũng tập trung miêu tả không gian nơi bãi đá, không đông vui như bãi vàng, ít người bám theo nghiệp nên không có một hình thức mua bán nào tồn tại, chính vì vậy ở bãi đá trên dưới chục mâm là hết phép. Để tìm được trầm hương, dân chuyên nghiệp

gọi là đi “địu”, họ phải lên rừng: “Thâm u có nghìn vạn nguy hiểm khôn lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết luôn chực chờ trên các lối đi qua”, “len lỏi cả ngày trong mịt mùng”, “đương đầu với” nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống” và “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” [82, 130,131]. Miêu tả không gian đặc biệt nơi bãi đá quý, bãi vàng, nơi thâm sâu của đại ngàn để tìm trầm hương với đầy gian khó, Nguyễn Trí đã cho người đọc thấy được nỗi gian truân, may rủi của nghề đãi vàng, tìm đá quý, tìm trầm hương, không chỉ vất vả, khó khăn, nguy hiểm, bởi “rất dễ bỏ thây lại cao xanh”, để tìm một chút vàng, vài viên đá, hay một chút trầm hương, những người phu đào vàng, đá quý, tìm trầm không chỉ có phản xạ nhanh là một tất yếu mà họ còn phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, máu và cả tính mạng trong cuộc mưu sinh khốc liệt ấy.

Cuộc sống xô bồ, hỗn loạn ở chốn thị thành được Nguyễn Trí tạo nên trên nền không gian của xóm kinh tế với hình ảnh hỗn độn của đủ các hạng người “dân tha phương đổ về ở đại, hầm bà lằng xáng cấu những xì ke, xì cọc đến gái gú”, đến ngập tràn trong rác rưởi “Mỗi lần triều lên là kinh dị tầm trời. Rác rưởi đựng trong bịch nilông nổi lềnh bềnh, cỡ phim vua bãi rác chả ăn thua với xóm ghẻ” [81, 308], tạo ra không gian ấy, Nguyễn Trí đã miêu tả cuộc mưu sinh của đủ các nghề nghiệp, từ nghề xe ôm, bán vé số, rồi đến làm gái mại dâm...

Nguyễn Trí đã tạo dựng nên không gian nghệ thuật rất đặc biệt để các nhân vật của nhà văn tìm mọi cách để mưu sinh, và cũng trên nền không gian đầy ắp thử thách ấy tất cả những mặt xấu xa hay tốt đẹp của nhân vật được bộc lộ rõ ràng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn nguyễn trí (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)