Đối với nhân viên công ty TNHH Tín Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH tín thành, khu công nghiệp tiên sơn, bắc ninh (Trang 121 - 129)

Một là, cần không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo và phát triển NNL đối với sự phát triển của bản thân trong công ty.

Hai là, cần nghiêm túc thực hiện các quy định của công ty về đào tạo, đào tạo lại khi được cử tham gia các khóa đào tạo.

Ba là, tích cực chủ động tham gia vào các lớp đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Bốn là, thực hiện sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí của công ty dành cho cá nhân khi tham gia các khóa đào tạo.

Năm là, bản thân tự xây dựng kế hoạch đào tạo cá nhân hằng năm gắn với công việc, nhiệm vụ được giao tại công ty nhằm thường xuyên trau dồi nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quyết định là chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu suất lao động tăng, thu nhập của công nhân ổn định, doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế so sánh hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp, trong những năm qua, Công ty TNHH Tín Thành đã luôn chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty và đã đạt được những kết quả như: số người lao động được đào tạo của Công ty TNHH Tín Thành được đào tạo đều tăng qua các năm; thực hiện đào tạo người lao động thông qua những phương pháp đào tạo như là kèm cặp, chỉ dẫn công việc, tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, cử đi đào tạo tại nước ngoài,…trong đó chủ yếu là đào tạo tại chỗ với giáo viên là cán bộ trong công ty và giáo viên thuê ngoài; Chi phí đào tạo hàng năm đối với đào tạo tại chỗ, đào tạo lại và cử đi học các lớp ngắn hạn của Công ty TNHH Tín Thành đều tăng qua các năm;…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những tồn tại cần giải quyết trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty, đó là: Công ty chưa xác định được chiến lược đào tạo dài hạn trong tương lai, Công ty xác định nhu cầu đào tạo tuy đã có sự kết hợp giữa nhu cầu của người lao động và nhu cầu của công ty nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ yêu cầu đối với sản xuất kinh doanh của công ty, những phương pháp đào tạo mà công ty đang sử dụng chủ yếu là những phương pháp đào tạo ngắn hạn, nay kinh phí đào tạo của công ty vẫn chưa

được thành lập một quỹ riêng mà vẫn được hạch toán vào quỹ đầu tư phát triển của công ty,…. Tác giả cũng đã tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên.

Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại và chiến lược, mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty. Hy vọng, với những giải pháp tác giả đưa ra có thể giúp Công ty TNHH Tín Thành tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Quang Anh (2014), Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Trung Thành, thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học KT&QTKD, Đại học Thái Nguyên. 2. Hà Việt Anh (2014), Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

tại công ty TNHH Nhà nước MTV Diesel Sông Công, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học KT&QTKD, Đại học Thái Nguyên.

3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2000). Giáo trình kinh tế lao động. Nhà xuất bản lao động xã hội

5. Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh.

7. Công ty TNHH Tín Thành (2015, 2016, 2017), Báo cáo thống kê tình hình nhân sự giai đoạn 2011 – 2015 và đến hết năm 2017.

8. Công ty TNHH Tín Thành (2015), Báo cáo thực trạng và kết quả công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho CBNV.

9. Công ty TNHH Tín Thành (2015), Nội quy lao động.

10. Công ty TNHH Tín Thành (2009), Thỏa ước lao động tập thể.

11. Trần Kim Dung (2005). Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê.

12. Nguyễn Xuân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân, (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

13. Bùi Văn Nhơn (2006). Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Nhà xuất bản tư pháp.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật lao động,

Luật số 10/2012/QH2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2012.

15. Nguyễn Tiệp (2007), "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 117, tháng 3/2007.

16. Nguyễn Tiệp & Lê Thanh Hà, (2007), Giáo trình Tiền lương - Tiền công, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Tiệp (2006). Giáo trình kế hoạch nhân lực. Trường đại học Lao động xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội.

18. Chế Thị Mai Trang (2016), Ngành công nghiệp phụ trợ cần đánh thức khi Việt Nam hội nhập sâu rộng trong các FTAs, ngày truy cập 28/05/2018:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Nga nhbaobigiay_220416_BVSC.pdf

II. Tài liệu tiếng Anh

19. Raymon A. Noe, JohnR. Hollenbeck, BaryGerhart và Patrick M. Wright (2008).

Quản lý nguồn nhân lực - Đạt được một lợi thế cạnh tranh. McGraw. (bản dịch quốc tế).

20. Rosemary Hill in Jim Stewart và Graham Beave (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ [171, Tr. 10,11].

III. Website

21. Công ty TNHH Tín Thành: http://tinthanhcarton.vn/home/, truy cập ngày 28/05/2018.

22. Công ty cổ phần Sông Đà: http://www.songda.vn/

23. Công ty cổ phần thép Việt – Nhật: http://www.vijagroup.com.vn/ 24. Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam:

http://yellowpages.vnn.vn/lgs/716856/cong-ty-tnhh-sanko-mold-viet-nam.html 25. Hiệp hội bao bì Việt Nam: http://vinpas.vn/, truy cập ngày 28/05/2018

26. Tổng công ty giấy Việt Nam: http://vinapaco.com.vn/, truy cập ngày 02/06/2018.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI LAO ĐỘNG, CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH

(Địa chỉ: Khu CN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Phiếu điều tra thu thập thông tin về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ đề tài luận văn cao học. Kết quả khảo sát chỉ phục vụ mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin về Anh/chị được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của Anh/chị!

A. Thông tin cá nhân (đánh dấu “X”vào các câu hỏi).

1.Giới tính:

Nam Nữ

2.Nhóm tuổi:

18 - 30 tuổi 46 - 55 tuổi

31 - 45 tuổi Trên 55 tuổi

3.Vị trí công tác:

Công nhân Cán bộ quản lý

Nhân viên Cán bộ quản lý cấp

cao

4.Số năm công tác:

Dưới 1 năm Từ 3 - 5

Từ 1 - 3 năm Trên 5 năm

5.Trình độ học vấn:

Trên Đại học Cao đẳng Sơ cấp, CN kỹ thuật Đại học Trung cấp

6.Trong thời gian công tác anh/chị đã tham gia khóa đào tạo nào chưa?

Có Không

Tên khóa học (nếu có):

……… ……… ………

B. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty

I. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty dựa trên những căn cứ nào?

 Chiến lược SXKD và tình hình SXKD cụ thể

 Kết quả thực hiện công việc của người lao động

 Nhu cầu đào tạo của người lao động

2. Việc xác định nhu cầu đào tạo có sự tham gia của các bộ phận cơ sở trong Công ty hay không?

 Có  Không

3. Kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty chủ yếu tập trung vào?

 Kế hoạch ngắn hạn  Kế hoạch dài hạn 4. Kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty?

 Chi tiết, rõ ràng  Chung chung

II. Xác định mục tiêu đào tạo của Công ty

1. Mục tiêu đào tạo hàng năm của Công ty được xác định

 Rõ ràng, cụ thể  Chưa rõ ràng

2. Mục tiêu đào tạo hàng năm có được xác định dựa trên nhu cầu đào tạo?

 Có  Không

III.Xác định đối tượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Xác định đối tượng đào tạo có được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo?

 Có  Không

2. Xác định đối tượng đào tạo có tham khảo ý kiến người lao động?

 Có  Không

IV. Nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo

1. Các phương pháp đào tạo:

 Đa dạng, phong phú  Ít, đơn điệu

2. Các phương pháp đào tạo có phù hợp với từng nhóm đối tượng đào tạo?

3. Thời gian đào tạo

 Ngắn hạn  Trung và dài hạn

4. Nội dung chương trình đào tạo:

 Phù hợp với thực tế công việc

 Chung chung, mang tính hình thức

V. Đội ngũ giáo viên giảng dạy

1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy, gồm:

 Giáo viên bên trong công ty

 Giáo viên bên ngoài công ty

2. Việc xác định giáo viên giảng dạy có phù hợp với hình thức và phương pháp giảng dạy?

 Có  Không

3. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên?

 Tốt  Bình thường  Chưa tốt

VI. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Xây dựng và quyết toán ngân sách cho đào tạo có phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp?

 Có  Không  Không biết

2. Người được đào tạo có phải đóng thêm kinh phí đào tạo?

 Có  Không

3. Trong thời gian được đào tạo, người lao động có được hưởng lương và các khoản trợ cấp khác không?

 Có  Không

4. Kinh phí đào tạo được hạch toán vào khoản mục nào?...

VII. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1. Công ty có thực hiện việc đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hay không?

2. Hình thức kiểm tra, đánh giá?

 Phù hợp  Chưa phù hợp

3. Tay nghề của người lao động sau khi được đào tạo?

 Được nâng cao  Không thay đổi

4. Công ty có thực hiện việc khảo sát ý kiến người lao động về nội dung, chất lượng chương trình đào tạo?

 Có  Không

5. Các tiêu chí đánh giá khóa học?

 Đầy đủ, phản ánh được chất lượng khóa học

 Sơ sài, mang tính hình thức

Ý kiến đóng góp của Anh/Chị để tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tín Thành (nếu có):

……… ……… ……… ……… ……… ………

Xin cám ơn sự hợp tác của Anh/Chị!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH tín thành, khu công nghiệp tiên sơn, bắc ninh (Trang 121 - 129)