3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực hiện thông qua 2 giai đoạn:
Giai đọan 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở phần trên tác giả xây
dựng bảng câu hỏi nháp lần 1 (phụ lục 1), sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận tay đôi trực tiếp đối với 01 nhân viên phòng kế hoạch – vật tư, 01 nhân viên phòng kinh doanh, 01 nhân viên phòng kế toán, 02 công nhân tổ pha chế và 02 công nhân trực tiếp sản xuất đóng chai. Đầu tiên, tác giả gặp trực tiếp Ban giám đốc công ty, liên hệ với các trưởng phòng/ Quản đốc Nhà máy để trình bày lý do và xin được phỏng
vấn các vị trí như trên (gồm 7 người) trong thời gian giới hạn một giờ và xin được bố trí phỏng vấn tại phòng họp chung của công ty. Sau khi được sự đồng ý của Ban giám đốc, tác giả thảo thư mời đến các vị trí được chỉ định sẵn đến đúng giờ tại phòng họp. Đúng hẹn tác giả đến gặp trực tiếp họ tại phòng họp và sau đó tác giả phát trực tiếp các bảng hỏi nháp lần 1 cho 7 người và tiến hành đọc gợi ý thăm dò ý kiến của họ, và tác giả tiến hành ghi chép lại tất cả những ý kiến cũng như phần trả lời của họ, khi tác giả đặt hết tất cả các câu hỏi cho từng người và họ không còn ý kiến nào khác nữa tác giả cho dừng cuộc phỏng vấn. Sau cùng tác giả so sánh những ý tưởng của các nhân viên gián tiếp làm việc tại văn phòng và các công nhân trực tiếp tại các tổ pha chế thuốc và sang chai – đóng gói, những ý tưởng nào số người giống nhau nhiều (4/7 người) tác giả giữ lại, những ý kiến khác nhau hoặc số người đồng thuận dưới 4/7 người tác giả loại ra và tiến hành điều chỉnh bảng hỏi nháp lần 1 và hình thành bảng hỏi nháp lần 2. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát thử bằng cách phỏng vấn 20 người, trong đó bộ phận gián tiếp 6 nhân viên (bao gồm: phòng kế hạch – vật tư: 1 nhân viên, phòng kế toán: 1 nhân viên công nợ và 1 nhân viên kế toán thuế, phòng hành chính: 1 nhân viên, phòng kinh doanh: 1 nhân viên bán hàng và 1 nhân viên marketing), và bộ phận trực tiếp 14 công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy (bao gồm: tổ pha chế: 4 công nhân, tổ bốc xếp: 3 công nhân và tổ sang chai – đóng gói: 7 công nhân). Sau khi được sự đồng ý của Ban giám đốc chấp thuận được phỏng vấn 20 nhân viên và công nhân đang làm việc, tác giả đã liên hệ và mời 20 người đến phòng họp, sau đó tác giả gửi trực tiếp 20 bảng hỏi nháp lần 2 (phụ lục 2) cho 20 công nhân viên và tiến hành đặt câu hỏi thăm dò ý kiến từng nhân viên, trong lúc nhân viên trả lời, tác giả dùng sổ tay ghi chép lại những thông tin và ý kiến của từng nhân viên, cuộc phỏng vấn này được tiến hành đến khi không còn ý kiến nào khác cũng như không khám phá được thêm ý tưởng mới, tác giả cho dừng cuộc phỏng vấn. Sau đó, tác giả tổng hợp các ý kiến của 20 nhân viên lại tiến hành rà soát và loại
những ý kiến không được đồng thuận cao nhỏ hơn 10/20 người và sau cùng tác giả xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng chính thức và kèm theo thang điểm đánh giá của likert gồm 5 mức độ đánh giá.
Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát 230 nhân viên theo mẫu dự kiến trên bằng bản câu hỏi và thực hiện các phân tích dữ liệu định lượng.
Thu thập và phân tích dữ liệu
Dữ liệu được thu thập qua các bản câu hỏi được gửi trực tiếp đến các nhân viên tại công ty cổ phần quốc tế Hòa Bình, sau đó sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 nhằm:
- Sử dụng thống kê mô tả để đánh giá mẫu
- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha. Đánh giá sơ bộ sẽ loại bỏ các biến thành phần có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6, và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Dẫn theo tác giả Lê Huy Tùng từ Anderson & Gerbing (1988), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ và tổng phương sai trích (variance extracted) bằng hoặc lớn hơn 50% mới chấp nhận (Gerbing & Anderson, 1988).
- Loại bớt các biến không phù hợp sau EFA và kiểm định lại độ tin cậy. Dựa trên kết quả EFA, sau đó tiến hành phân tích tương quan và sau cùng phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đồng thời thông qua hệ số hồi quy sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến lòng trung thành của nhân viên.