Bản câu hỏi nháp lần 1 chia làm 2 phần: Phần giới thiệu chung và nội dung thảo luận gồm các câu hỏi tập trung vào các biến độc lập và biến phụ thuộc (phụ lục 1).
Đối với thang đo lòng trung thành, trong phần cơ sở lý thuyết sử dụng thang đo của Hur, IL Park, & Moon (2014), Jun, Cai, & Shin (2006) và Price (1997) gồm 22 biến quan sát. Qua khảo sát 7 người lần 1 cho thấy thang đo sử dụng hợp lý thể hiện đầy đủ các khía cạnh liên quan đến lòng trung thành nhưng qua thảo luận 7 người lần đầu họ chỉ chọn bốn biến quan sát.
Ngoài ra đối với thang đo các biến độc lập, cụ thể tiền lương gồm 6 biến quan sát nhưng qua thảo luận với 7 người thang đo rút gọn lại còn 4 biến quan sát. Kế đến, thang đo phúc lợi gồm 3 biến qua thảo luận trao đổi trực tiếp với 7 người vẫn nguyên các biến quan sát. Song song đó, thang đo thăng tiến nghề nghiệp gồm 8 biến quan sát qua thảo luận với 7 người thì bỏ bớt 4 biến còn lại 4 biến quan sát. Bên cạnh đó, thang đo đồng nghiệp gồm 10 biến qua thảo luận chỉ giữ lại còn 5 biến quan sát. Mặt khác, thang đo cấp trên gồm 11 biến quan sát kết quả thảo luận bỏ 3 biến còn 8 biến quan sát. Tuy nhiên, thang đo môi trường làm việc vẫn giữ nguyên 5 biến không thay đổi qua thảo luận. Ở góc độ khác, thang đo cân bằng cuộc sống – công việc gồm 7 biến nhưng bỏ bớt 2 biến qua thảo luận, còn lại 5 biến. Tiếp theo, bản chất công việc vẫn giữ nguyên 5 biến quan sát không thay đổi qua thảo luận. Cũng qua kết quả khảo sát lần 1 các biến độc lập vẫn giữ nguyên không thay đổi cũng không có ý kiến thêm gì khác
Sau khi lấy kết quả trong lần khảo sát lần 1, tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi nháp lần 1 và tiến hành chọn tiếp 20 người và tiến hành khảo sát bước này nhằm đánh giá lại thang đo một lần nữa để điều chỉnh trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, 20 người được chọn là những người đang làm việc tại công ty cổ phần quốc tế Hòa Bình; cụ thể trong đó bộ phận gián tiếp 6 nhân viên (bao gồm: phòng kế hạch – vật tư: 1 nhân viên, phòng kế toán: 1 nhân viên công nợ và 1 nhân viên kế toán thuế, phòng hành chính: 1 nhân viên, phòng kinh doanh: 1
nhân viên bán hàng và 1 nhân viên marketing); và bộ phận trực tiếp 14 công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy (bao gồm: tổ pha chế: 4 công nhân, tổ bốc xếp: 3 công nhân và tổ sang chai – đóng gói: 7 công nhân), kế đến tác giả gửi trực tiếp các bản câu hỏi cho 20 người và chọn địa điểm phòng họp của công ty để tiến hành phỏng vấn. Đầu tiên tác giả đọc và giải thích các câu hỏi có trong bản câu hỏi để các thành viên hỏi và trả lời. Sau khi giải thích xong mọi người đều đã hiểu tỉ mỉ, tác giả tiến hành hỏi ý kiến từng người và sử dụng bản câu hỏi có sẵn trong tay ghi lại trực tiếp các ý kiến của các thành viên. Kết quả khảo sát lần 2 các biến độc lập cũng giữ nguyên như mô hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu cũng gồm 8 thành phần tác động đến lòng trung thành của nhân viên. Tuy nhiên, sau khi khảo sát lấy hết tất cả ý kiến tác giả tổng hợp lại thì các biến quan sát trong các thang đo lường các biến độc lập, phụ thuộc có sự điều chỉnh cụ thể như sau (phụ lục 2).
Tiền lương
1. Tiền lương của tôi là đủ cho chi phí sinh hoạt của tôi 2. Giai đoạn giữa những kỳ tăng lương là hợp lý
3. Lương của tôi thích hợp Phúc lợi
4. Nhóm phúc lợi chúng tôi nhận được là công bằng
5. Phúc lợi chúng tôi nhận được có giá trị như những tổ chức khác
6. Có những phúc lợi chúng tôi không có nhưng chúng tôi sẽ có Thăng tiến nghề nghiệp
7. Những ai làm tốt công việc sẽ có cơ hội thăng tiến công bằng 8. Tôi hài lòng khi có cơ hội thăng tiến
9. Có nhiều cơ hội tốt để thăng tiến 10. Có quá nhiều sự thiên vị khi thăng tiến Đồng nghiệp
11. Tôi thích người làm việc chung với tôi
12. Tôi thấy rằng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn vì đồng nghiệp của tôi thiếu năng lực
13. Đồng nghiệp của tôi thân thiện 14. Đồng nghiệp của tôi thông minh Cấp trên
15. Cấp trên đáng tin cậy
16. Cấp trên tổ chức tốt công việc 17. Cấp trên ra vẻ bề trên
18. Cấp trên của tôi sẵn sàng khi tôi cần
19. Cấp trên tôi luôn thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của cấp dưới Môi trường làm việc
20. Tôi có thể cá nhân hóa nơi làm việc của tôi 21. Môi trường làm việc của tôi yên tĩnh 22. Bàn làm việc của tôi lớn
23. Tôi có nơi lưu trữ rộng rãi tại khu vực làm việc của tôi Cân bằng cuộc sống – công việc
24. Có sự hòa hợp tốt giữa cuộc sống cá nhân và công việc của tôi 25. Có sự hòa hợp tốt giữa cuộc sống gia đình và công việc của tôi 26. Có sự hòa hợp tốt giữa công việc và sức khỏe của tôi
27. Tôi có đủ khả năng làm việc Bản chất công việc
28. Tôi thích làm nhiệm vụ của tôi
29. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy công việc của tôi có ý nghĩa 30. Tôi cảm thấy tự hào khi làm việc của tôi
31. Công việc của tôi thú vị Lòng trung thành
32. Tôi tự hào kể cho người khác rằng tôi làm việc cho tổ chức của tôi 33. Tôi sẵn sàng nỗ lực hết mình để giúp tổ chức này thành công 34. Tôi quan tâm về số phận của công ty này
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tiền lương Phúc lợi Thăng tiến nghề nghiệp Đồng nghiệp Cấp trên Môi trường làm việc Cân bằng cuộc sống – công việc Bản chất công việc H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 Lòng trung thành của nhân viên