Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank giai đoạn 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 29)

3.1.8.1 Kết quả huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư

HDBank đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cách linh hoạt và năng động nhằm duy trì và phát triển thị phần, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theo hướng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO

ỦY BAN TÍN DỤNG

ỦY BAN NHÂN SỰ

ỦY BAN CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ

HỘI ĐỒNG SẢN PHẨM ALCO VĂN PHÒNG LÃNH ĐẠO TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG MARKETING TRUNG TÂM THẺ KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

trình, sản phẩm và chính sách huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao, áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng năng động, đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau như khách hàng nữ, khách hàng người cao tuổi, khách hàng VIP…

Bảng 3.1: QUY MÔ NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI HDBANK GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư 77.965 91.142 147.098 13.177 16,9% 55.956 61,4%

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016)

Qua bảng số liệu trên, nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng HDBank có sự

tăng trưởng qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2014, quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động đạt được 77.965 tỷ đồng. Đến năm 2015, hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi của HDBank có sự tăng trưởng lên 91.142 tỷ đồng, tăng 13.177 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,9% so với năm 2014. Bước sang năm 2016, tình hình huy động nguồn vốn tiền gửi có nhiều khả quan, quy mô nguồn vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng nhanh, cụ thể là tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147.098 tỷ đồng, tăng 55.956 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 61,4% so với năm 2015.

Tổ chức kinh tế và dân cư là đối tượng huy động vốn quan trọng của HDBank. Quy mô nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng qua các năm là vì HDBank đã luôn nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn theo hướng cung cấp các gói giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm hiện hữu như “Đầu tư linh hoạt”, “Tài khoản thanh toán đa lợi” thì HDBank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm mới với nhiều tiện ích nổi bật, cụ thể như sản phẩm “Đầu tư kỳ hạn ngày” giúp khách hàng linh hoạt, chủ động lựa chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp

với nguồn tiền nhàn rỗi, đảm bảo lợi tức cao nhất. Bên cạnh đó, sản phẩm “Tiền gửi đầu tư trực tuyến” của HDBank đã giúp khách hàng tiết kiệm thời gian gửi tiền, không làm phát sinh chi phí và an toàn, hiệu quả.

Song song với các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ nêu trên thì HDBank cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi cũng như các chính sách nhằm tri ân đối với khách hàng đã gắn bó, tin tưởng vào HDBank trong thời gian qua. Nổi bật như chính sách chăm sóc khách hàng dành cho khách hàng thân thiết với những ưu đãi lãi suất tiền gửi cùng các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán khác.

Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống ngân hàng HDBank trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi, giúp HDBank ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu sau hợp nhất.

3.1.8.2 Kết quả hoạt động tín dụng

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN về việc tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn hiện nay, HDBank đã triển khai nhiều sản phẩm, chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiêu biểu như gói sản phẩm “Tài trợ xuất nhập khẩu – Ưu đãi doanh nghiệp” với sản phẩm vay VNĐ tài trợ xuất khẩu hoặc cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu và các sản phẩm có liên quan đến xuất nhập khẩu. Đến với các sản phẩm và chương trình hỗ trợ vốn của HDBank, khách hàng luôn nhận được sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, được miễn giảm nhiều loại phí dịch vụ cũng như được trải nghiệm sự tiện lợi và đa năng của các gói sản phẩm kết hợp giữa tiền gửi, tín dụng và thanh toán quốc tế.

Bên cạnh việc phát triển tính năng của các sản phẩm tín dụng, HDBank cũng không ngừng quan tâm, chăm sóc nhằm gia tăng thêm tiện ích và hỗ trợ khách hàng với các chính sách sản phẩm, chương trình ưu đãi. Đặc biệt, HDBank đã áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt thời gian qua. Năm 2016, hầu hết dư nợ tín dụng của khách hàng là VNĐ, trong đó khách hàng doanh nghiệp chiếm 96% tổng dư nợ. Công ty cổ phần và công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp chiếm hầu hết trong danh mục cho vay của HDBank. Tỷ lệ cho vay vào lĩnh vực thương mại và dịch

Bảng 3.2: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA HDBANK GIAI ĐOẠN 2014 – 2016 (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Dư nợ cho vay 66.070 88.155 89.004 22.085 33,4% 849 0,96% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 7,25% 7,23% 1,63% - -0,02% - -5,6%

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016)

Qua bảng số liệu trên, tình hình dư nợ tín dụng của HDBank nhìn chung có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt 66.070 tỷ đồng. Đến năm 2015 đã có sự tăng trưởng tín dụng với mức tăng là 22.085 tỷ đồng, đạt 88.155 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 33,4%. Bước sang năm 2016, dư nợ tín dụng đạt 89.004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng so với cuối năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng là 0,96%. Danh mục tín dụng của HDBank cuối năm 2016 tương đối hợp lý và không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2015. Tín dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2016 do HDBank tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của HDBank năm 2015 là 7,23%, giảm 0,02% so với năm 2014 là 7,25%. Đến cuối năm 2016, nợ xấu chiếm 1,63% tổng dư nợ cho vay, giảm 5,6% so với cuối năm 2015. So với mục tiêu tái cơ cấu năm 2016 thì HDBank đã hoàn thành vượt kế hoạch khi đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Như vậy, hoạt động tín dụng của HDBank đã cho thấy những nét tích cực khi tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh và HDBank đã kết hợp các giải pháp chủ động thu hồi nợ tạo điều kiện cho ngân hàng cải thiện các chỉ số tài chính, tạo đà cho phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

3.1.8.3 Các chỉ số tài chính chủ yếu

Bảng 3.3: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2016

(ĐVT: %) Chỉ tiêu 2015 2016 So sánh Tốc độ tăng trưởng ROA 0,04% 0,03% -0,01% ROE 0,56% 0,35% -0,21% Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu – CAR 10,35% 9,95% -0,4%

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2016)

Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của HDBank năm 2016 là 9,95%, giảm 0,4% so với năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ này đã đạt mức kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông HDBank năm 2015. Chỉ số ROA năm 2016 giảm nhẹ 0,01% chứng tỏ việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận của HDBank năm 2016 không hiệu quả bằng năm 2015. Chỉ số ROE năm 2016 là 0,35%, giảm 0,21% so với năm 2015 là 0,56%. Với một đồng vốn cổ đông bỏ ra thì năm 2015 tích lũy được 0,0056 đồng lời nhưng năm 2016 chỉ tích lũy được 0,0035 đồng lời, điều này thể hiện ngân hàng HDBank đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông chưa thật sự có hiệu quả. Tuy các chỉ số ROA và ROE năm 2016 có giảm và chưa thật sự cao, nhưng năm 2016 đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của HDBank trong quá trình tái cơ cấu. Đây chính là nền tảng cho giai đoạn phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, tạo điều kiện gia tăng lợi ích cho cổ đông.

3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Hồ Chí Minh là một trong hơn 120 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – Chi nhánh TP.HCM, tọa lạc tại số 159A-B Lê Đại Hành,

phường 13, quận 11, TP.HCM. Đây là một trong những nơi đang phát triển mạnh mẽ của thành phố, với rất nhiều cửa hàng và quán xá phục vụ nhiều tầng lớp xã hội. Đó là điều kiện thuận lợi cho HDBank CN TP.HCM phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng tiện ích và hiện đại như: dịch vụ tiền gửi, tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh

Hoạt động trên sự quản lý của hội sở chính và hệ thống HUB, chi nhánh HDBank Hồ Chí Minh luôn đáp ứng các nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và đảm bảo tuân thủ các quy định, quy chế cho vay của pháp luật và của Ngân hàng. Với doanh số cho vay và huy động ngày càng tăng thì Chi nhánh Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của mình và cam kết sẽ tiếp tục mở rộng, hoàn thiện hoạt động về nghiệp vụ cũng như đội ngũ nhân viên của mình. Trong hơn 5 năm qua, CN luôn cố gắng để lọt vào top những nơi hoạt động hiệu quả nhất của HDBank trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và trên cả nước nói riêng.

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ Chức năng Chức năng

Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động thường xuyên của Ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và thành phố có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu, bảo lãnh và các phương tiện thanh toán trong nước, quốc tế.

Với phương châm “Cam kết lợi ích cao nhất”, HDBank CN TP.HCM đã tăng cường chú trọng việc tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro, hoàn thiện và triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại như dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ…

Nhiệm vụ

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chú trọng việc kiểm tra bộ máy tổ chức của ngân hàng sau sáp nhập, xây dựng một hệ thống hoạt động đồng bộ, thống nhất.

Nâng cao chất lượng tín dụng an toàn hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuân thủ, công tác quản trị rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát và công tác xử lý nợ.

Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để làm nền tảng phát triển khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa HDBank chuyên nghiệp, năng động hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu HDBank.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM – CN TP.HCM

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Theo quyết định 504/2015 QĐ-TGD ngày 03/03/2015 của Tổng Giám Đốc quy định về việc “Mô tả chức danh và tiêu chuẩn đào tạo tại các đơn vị kinh doanh”. Các chức danh tại HDBank - Chi nhánh TP.HCM có trách nhiệm chính như sau :

Ban Giám Đốc: Lập kế hoạch tại đơn vị kinh doanh. Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, quản lý nhân sự: Giám Đốc, Phó Giám Đốc Kinh doanh, Giám Đốc Dịch vụ Khách hàng.

Phòng QHKH Cá nhân

Phó phòng QHKH Cá nhân: Lập kế hoạch kinh doanh tại phòng QHKH Cá nhân, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân viên và đảm bảo tuân thủ hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của HDBank và NHNN.

Chuyên viên QHKH Cá nhân: Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích, thẩm định, đề

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng KHCN Phòng KHDN Hỗ trợ kinh doanh GIÁM ĐỐC DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG Phòng kế toán, Giao dịch và Kho quỹ Phòng hành chính

Phòng QHKH Doanh nghiệp

Phó phòng QHKH Doanh nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh tại phòng QHKH Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân viên và đảm bảo tuân thủ hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của HDBank và NHNN. Chuyên viên QHKH Doanh nghiệp: Thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng, thực hiện bán chéo sản phẩm, dịch vụ.

Phòng Kế toán, Giao dịch và Ngân Quỹ

Kiểm soát viên: Kiểm soát việc tuân thủ các quy định về nghiệp vụ giao dịch của GDV và Thủ quỹ. Kiểm tra, kiểm soát và báo cáo số liệu định kỳ và phát sinh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Thực hiện công tác đào tạo tại chỗ, quản lý nhân sự cấp dưới và đề xuất với giám đốc PGD về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ NH, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng..

Kế toán nội bộ: Thực hiện nghiệp vụ kế toán trong nội bộ ngân hàng

Giao dịch viên: Thực hiện nghiệp vụ giao dịch và cung cấp dịch vụ. Bán hàng và báo cáo và lưu trữ chứng từ.

Thủ quỹ: Thực hiện việc xuất – nhập tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá chính xác, đầy đủ theo lệnh của cấp có thẩm quyền, hợp lệ, hợp pháp. Cung cấp dịch vụ cho KH. Chịu trách nhiệm quản lý và kê khai tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá trong kho tiền của ĐVKD. Trợ giúp trong quá trình tiếp quỹ ATM. Thực hiện công tác an toàn kho tiền và tổ chức quản lý về việc ghi chép.

Kiểm ngân: Kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, sắp xếp, vận chuyển tiền mặt (khi được yêu cầu) và chịu trách nhiệm tài sản đối với tiền mặt trong phạm vi được giao kiểm đếm, chọn lọc đóng gói và vận chuyển. Quản lý chìa khóa máy ATM, chìa khóa két sắt.

Phòng Hành chính

Nhân viên hành chính: thực hiện các công tác văn thư, hành chính văn phòng.

3.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2016 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn 3.2.4.1 Tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây, nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều biến động cùng với đó là sự cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. HDBank CN TP.HCM cũng không nằm ngoài những tác động đó. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả tốt trong công tác huy động vốn.

Bảng 3.4: BIẾN ĐỘNG TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồ n vốn huy động 428,05 6 495,31 6 580,38 4 693,868 67,26 15,7 1 85,068 17,1 7 113,48 4 19,5 5 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Số liệu của Bảng 3.4 cho thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)