Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 52 - 56)

Nhìn một cách tổng thể trong tổng vốn tiền gửi mà Ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của tiền gửi tiết kiệm online, tiền gửi lãi suất lũy tiến và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gửi huy động, phần còn lại là của các loại tiền gửi khác. Có thể nói, đây là ba loại tiền gửi chủ lực của HDBank CN TP.HCM.

Đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, trong những năm vừa qua Ngân hàng luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: Điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp với tình hình thị trường, cải tiến phương thức giao dịch… Vì thế, nguồn vốn tiền gửi này không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi. Năm 2014 tăng 50,6 tỷ đồng, tương đương tăng 34,54% so với năm 2013; năm 2015 tăng 36,64 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,60% so với năm 2014 và đến năm 2016, mức tăng cho loại tiền gửi này là 134,76 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,33% so với năm 2015. Tỷ trọng của loại tiền này chiếm lần lượt là 34,22% năm 2013; 39,79% năm 2014; 40,27% năm 2015 và năm 2016 là 40,53%.

Tiếp theo đó là tiền gửi lãi suất lũy tiến chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng các loại tiền gửi, tuy nhiên vào năm 2014 tỷ trọng của loại tiền gửi này lại có dấu hiệu giảm nhẹ từ 20,88% năm 2013 xuống còn 19,60%. Năm 2015, tỷ trọng này đã tăng trở lại, chiếm 20,19% tỷ trọng tiền gửi huy động, sau đó lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 19,97% vào năm 2016, tuy nhiên mức giảm này nhìn chung là không đáng kể. Viê ̣c tỷ tro ̣ng tiền gửi lãi suất lũy tiến từ dân cư có phần giảm sút vào năm 2014, có lẽ do chính sách niêm yết lãi suất lũy tiến trong thời điểm đó kém hiệu quả nếu so với lãi suất của tiền gửi tiết kiệm theo lãi suất thông thường, ngoài ra cùng với sự xuất hiện của nhiều loại tiền gửi khác đã khiến cho ngườ i dân có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc gửi tiền tiết kiệm. Nhìn chung, số lượng tiền huy động vẫn tăng qua các năm, mặc dù có xu hướng giảm tỷ trọng vào cuối năm 2014 và năm 2016. Năm 2013, tiền gửi huy động là 89,36 tỷ đồng thì năm 2014 lại huy động được 97,08 tỷ đồng, tăng 8,64% so với năm 2013. Trong khi đó năm 2015 là

117,16 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2014 là 20,66%. Qua năm 2016, mặc dù lượng tiền huy động vẫn tăng nhưng mức tăng này lại giảm nhẹ còn 18,29% so với năm 2015.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những lợi ích mà Internet Banking đã đem lại cho khách hàng, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm online ngày càng khẳng định vị thế của mình bằng những tính năng vượt trội như giao dịch online 24/7 mọi lúc mọi nơi, chủ động lựa chọn kỳ hạn gửi, linh hoạt rút vốn trước hạn, bảo mật và an toàn tuyệt đối. Năm 2014 tăng 4,116 tỷ đồng, tương đương 5,06% so với năm 2013, năm 2015 tăng 6,512 tỷ đồng, tương đương 7,62% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 18,24 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,27% so với năm 2015. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng nguồn tiền gửi huy động được thì tỷ trọng của loại tiền gửi này đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm và chuyển dịch sang những loại tiền gửi khác. Điển hình như năm 2013 chiếm tỷ trọng 18,99%, năm 2014 còn 17,25% và tới năm 2015, năm 2016 thì đã giảm xuống lần lượt là 15,84% và 14,35%. Điều này chứng tỏ, các loại tiền gửi truyền thống vẫn có một sức hút nhất định, do đó cần gia tăng thêm và khai thác những tiện ích vốn có của loại tiền gửi này, cũng như đầu tư cho công tác truyền thông để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm độc đáo này.

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 4.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN GỬI CỦA HDABNK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016.

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM) 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi lãi suất lũy tiến

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường

Tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai

Tiền gửi tiết kiệm Bảo ngân tương lai

Tiền gửi tiết kiệm online

Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN GỬI CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Mức tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 1.Tiền gửi thanh

toán

63,528 63,392 65,704 68,304 (0,136) 2,312 4,772

2. Tiền gửi lãi suất lũy tiến

89.36 97.08 117.16 138.6 7,72 20,06 49,208

3. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường

146,476 197,06 233,72 281,236 50,58 36,652 134,76

4. Tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai

21,06 22,812 33,712 49,984 1,756 10,9 28,928

5. Tiền gửi tiết kiệm Bảo ngân tương lai

11,304 9,952 19,076 35,868 (1,352) 9,124 24,568

6. Tiền gửi tiết kiệm online

81,308 85,424 91,936 99,536 4,116 6,512 18,228

7. Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt

15,008 19,58 19,092 20,348 4,572 (0,484) 5,334

Tổng cộng 428,056 495,316 580,388 693,868 67,26 85,068 265,812 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Ngoài ra các nguồn tiền gửi huy đô ̣ng từ các loa ̣i tiền gửi khác cũng có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm mô ̣t phần nhỏ trong tổng nguồn tiền huy đô ̣ng của HDBank CN TP.HCM. Ở đây có phần tăng đô ̣t biến của tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai vào năm 2015, từ 22,812 tỷ đồng năm 2014 lên đến 33,712 tỷ đồng, tăng 47,77% so với năm 2014 và đến năm 2016 tăng 48,28% so với năm 2015. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm linh hoạt

tăng 30,48%, qua năm 2015 loại tiền gửi này giảm nhẹ 2,48% và lại tăng 6,58% vào năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)