Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 36)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế quốc tế và nền kinh tế Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều biến động cùng với đó là sự cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. HDBank CN TP.HCM cũng không nằm ngoài những tác động đó. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả tốt trong công tác huy động vốn.

Bảng 3.4: BIẾN ĐỘNG TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA HDBANK CN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồ n vốn huy động 428,05 6 495,31 6 580,38 4 693,868 67,26 15,7 1 85,068 17,1 7 113,48 4 19,5 5 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Số liệu của Bảng 3.4 cho thấy nguồn vốn huy động qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể nếu như tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là 428,056 tỷ đồng thì tới năm 2014 đã là 495,316 tỷ đồng, tăng 15,71%.Đây là một con số đáng mừng cho thấy HDBank CN TP.HCM đã vượt qua được thời kỳ khó khăn do mới thành lập và giữ được tăng trưởng nguồn vốn huy động ở hai con số. Sang năm 2015, đơn vị vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng huy động nguồn vốn đạt 580,384 tỷ đồng, tăng 17,17% so với năm 2014. Tới năm 2016, con số này đã tăng lên tới 693,868 tỷ đồng, tăng tới 113,484 tỷ đồng, tương đương 19,55%. Có thể thấy rằng, từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng đã không ngừng nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi và công tác huy động đã khá hiệu quả khi tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn không ngừng tăng qua các năm.

3.2.4.2 Tình hình cho vay

Bên cạnh công tác huy động vốn, hoạt động cho vay cũng chiếm một phần quan trọng tại HDBank CN TP.HCM. Các đối tượng vay chiếm đa số là cá nhân, hộ gia đình vay để cải thiện cuộc sống.

Bảng 3.5: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA HDBANK CN TP.HCM NĂM 2013 – 2016

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 132,68 153,24 175,28 200,2 20,56 15,5 22,04 14,38 24,92 14,22 Trung, dài hạn 337,64 420,6 493,76 550,28 82,96 24,58 73,16 17,39 56,52 11,44

(Nguồn: Phòng KHCN&KHDN HDBank CN TP.HCM)

Số liệu của Bảng 3.5 cho thấy tất cả khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay trung, dài hạn.

Mặc dù đều là công tác hoạt động chính của Ngân hàng, qua hai bảng 3.4 và 3.5, ta thấy được hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sinh lợi chủ yếu, mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, bằng chứng là trong Kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2016 đã tăng lên 19,2 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với ba năm 2013, 2014, 2015.

3.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 – 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank CN TP.HCM)

Từ biểu đồ 3.1, ta thấy năm 2013 tuy còn ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế lạm phát tăng cao nhưng HDBank CN TP.HCM vẫn đạt được mức lợi nhuận trước thuế đáng khích lệ là 13,28 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua năm 2014 lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 11,52 tỷ đồng (giảm 15,27% so với năm 2013). Sau đó, năm 2015 lợi nhuận có vẻ khả quan hơn, tăng lên 14,4 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 25,0% so với năm 2014). Không dừng lại ở đó, lợi nhuận năm 2016 tăng lên tới 19,2 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2012 đến nay, tăng 33,33% so với năm 2015, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng được cải thiện và phát triển vượt bậc.

- 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2013 2014 2015 2016 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 168,16 154,88 13,28 Năm 332,8 319,36 380,96 14,4 400,16 19,2 384,16 372,64 11,52

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH – CN TP.HCM

4.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi hiện nay và quy trình huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – CN TP.HCM

4.1.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi hiện nay

Hiện tại HDBank CN TP.HCM đã và đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩm huy động đa dạng, phong phú từ các loại tiền gửi không kỳ hạn đến các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, linh hoạt trong phương thức trả lãi và gia tăng các tiện ích cộng thêm khác.

4.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 4.1.1.1.1 Tiết kiệm không kỳ hạn 4.1.1.1.1 Tiết kiệm không kỳ hạn

- Đối tượng:

+ Cá nhân là công dân Việt Nam. + Cá nhân là công dân nước ngoài.

+ Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ.

- Loại tiền: VND, USD

- Lãi suất: Theo biểu lãi suất không kỳ hạn được ban hành từng thời kỳ tính trên cơ sở 360 ngày. (Phụ lục 4.1 đính kèm)

- Số dư tối thiểu: 50.000 VND hoặc 5 đơn vị ngoại tệ.

4.1.1.1.2 Tiền gửi thanh toán

- Đối tượng:

+ Cá nhân: Người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người đủ 15 đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán.

+ Tổ chức: Được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt

tổ chức khác được mở tài khoản theo quy định của pháp luật đối với từng loại tổ chức đó.

- Loại tiền gửi: VND, USD, AUD, EUR, JPY, SGD

- Hồ sơ đăng ký: + Giấy đăng ký thông tin mở tài khoản (Phụ lục 4.2 đính kèm) + CMND còn hiệu lực (không được quá 15 năm)

- Lãi suất: Số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn theo biểu lãi suất ban hành từng thời kỳ. (Phụ lục 4.1 đính kèm)

- Số dư tối thiểu: + Tài khoản cá nhân: 50.000 VND hoặc 5 đơn vị ngoại tệ. + Tài khoản tổ chức: 1.000.000 VND hoặc 100 đơn vị ngoại tệ.

4.1.1.1.3 Tiền gửi lãi suất lũy tiến

- Đối tượng:

+ Khách hàng là Cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân trong nước hoặc nước ngoài. + Khách hàng có thể mở mới tài khoản tiền gửi thanh toán tại HDBank hoặc chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường hiện có sang tài khoản lãi suất lũy tiến.

- Loại tiền: VND

- Số dư tối thiểu: 1.000.000 VND

- Lãi suất: Theo lãi suất bậc thang lũy tiến từng phần tương ứng với từng định mức tiền gửi do HDBank ban hành từng thời kỳ.

- Cách tính lãi: lãi được tính trên số dư cuối ngày của tài khoản theo lãi suất bậc thang lũy tiến từng phần và theo số ngày thực tế trong tháng (Phụ lục 4.1 đính kèm).

4.1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

4.1.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường (Hình mẫu Phụ lục 4.2)

- Đối tượng: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ. Gửi tiết kiệm ngoại tệ: cá nhân người cư trú là người Việt Nam, người nước ngoài.

+ Trả lãi cuối kỳ, trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm: 500.000 VND hoặc 50 đơn vị tiền tệ ngoại tệ.

+ Trả lãi trước: 5.000.000 VND

- Lãi suất: theo biểu lãi suất được ban hành từng thời kỳ trên cơ sở 360 ngày (Phụ lục 4.2 đính kèm)

- Ngày trả lãi: được chia thành các hình thức khác nhau (Phụ lục 4.1 đính kèm)

4.1.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm tích lũy tương lai

- Đối tượng: Khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán tại HDBank - Loại tiền: VND

- Kỳ hạn gửi: Tính theo năm, từ 01 năm đến 10 năm - Định kỳ gửi tiền:

+ Hàng tháng, hàng quý tùy theo lựa chọn của khách hàng.

+ Định kỳ gửi tiền được khách hàng đăng ký vào ngày đầu tiên tham gia sản phẩm và được cố định trong suốt kỳ hạn huy động của tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai.

- Số tiền tích lũy tối thiểu/ định kỳ: 100.000 VND/ tháng hoặc 300.000 VND/ quý. Số tiền tích lũy định kỳ được đăng ký tại thời điểm khách hàng mở tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai và được cố định trong suốt kỳ hạn.

- Lãi suất: Theo quy định trong từng thời kỳ và được thay đổi theo từng kỳ gửi tiền (tháng/quý)

+ Kỳ gửi đầu tiên: Áp dụng mức lãi suất của sản phẩm tiền gửi tích lũy tương lai do Tổng Giám đốc quy định tại thời điểm mở mới tài khoản tiền gửi và được quy định tại hợp đồng tiền gửi.

+ Các kỳ tiền gửi tiếp theo: Lãi suất được áp dụng theo lãi suất của sản phẩm tiền gửi tích lũy tương lai tại ngày gửi tiền của kỳ gửi tiền đó.

- Cách tính lãi: lãi được tính trên số dư thực có của tài khoản tiền gửi tích lũy tương lai,

lãi suất của từng kỳ gửi tiền và số ngày thực gửi tại HDBank (Phụ lục 4.1 đính kèm).

4.1.1.2.3 Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt

- Đối tượng: Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. Đối với người chưa thành niên (từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự/ hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mọi thủ tục mở và sử dụng

tài khoản tiền gửi phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật/ người giám hộ. - Kỳ hạn gửi: Kỳ lĩnh lãi Kỳ hạn Lĩnh lãi hàng tháng 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 15, 18, 24, 36 tháng Lĩnh lãi hàng quý 06, 09, 12, 15, 18, 24, 36 tháng Lĩnh lãi hàng 06 tháng 12, 18, 24, 36 tháng - Loại tiền: VND

- Số dư tối thiểu: 500.000 VND

- Lãi suất: + Lãi suất được thay đổi theo từng kỳ lĩnh lãi.

+ Lãi suất kỳ lĩnh lãi đầu tiên là lãi suất theo biểu lãi suất do Tổng Giám đốc quy định tại thời điểm mở TTK.

+ Lãi suất từ kỳ thứ 02 trở đi được điều chỉnh theo lãi suất quy định đối với sản phẩm tiết kiệm linh hoạt tại thời điểm bắt đầu kỳ lĩnh lãi.

4.1.2 Quy trình huy động tiền gửi

4.1.2.1 Quy trình gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch

Sơ đồ 4.1: QUY TRÌNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI HDBANK CN TP.HCM

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

- Khi KH đến giao dịch, GDV sẽ tiếp nhận thông tin KH tại quầy trong vòng 02 phút (Nếu KH chưa có thông tin, hướng dẫn KH đăng ký vào mẫu KT-09).

- Sau đó GDV yêu cầu KH xuất trình các giấy tờ tùy thân để kiểm tra thông tin KH. Trường hợp KH chưa có TK TGTT, GDV giới thiệu, giải thích và khuyến khích KH mở TK TGTT để những giao dịch tiết kiệm của KH sẽ được thực hiện thông qua TK TGTT.

Bước Bộ phận

thực hiện Công việc thực hiện

Thời gian 1 -GDV -Thủ quỹ/ kiểm ngân 06 phút 2 KQ /KSV 02 phút 3 - Trưởng đơn vị/ người được Trưởng đơn vị ủy quyền 01 phút 4 - GDV 01 phút 5 - GDV 02 phút Lưu hồ sơ, báo cáo

Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

Phê duyệt

Trả Thẻ tiết kiệm Kiểm soát

Bước 2: Kiểm soát

- Trong quá trình GDV thực hiện giao dịch, KQ /KSV kiểm tra thông tin giao dịch thu vượt hạn mức của GDV, kiểm tra số tiền, số ấn chỉ quan trọng, thông tin khách hàng; duyệt trên hệ thống và chuyển lên Bước 01 để GDV thực hiện tiếp giao dịch (thực hiện tại bàn trong 02 phút). Hạn mức phê duyệt của từng cấp kiểm soát theo quy định hiện hành từng thời kỳ.

- Sau khi GDV hoàn thành giao dịch, KQ /KSV kiểm tra tất cả thông tin trên chứng từ mà GDV chuyển sang, đối chiếu Bảng kê thu với số tiền trên TTK, ký kiểm soát và chuyển trả toàn bộ chứng từ cho GDV khi các chứng từ khớp đúng để GDV thực hiện tiếp Bước 3.

Bước 3: Phê duyệt

- Sau khi KQ /KSV ký kiểm soát, GDV thực hiện trình ký TTK trong 01 phút.

- Trưởng đơn vị hoặc người được Trưởng đơn vị ủy quyền ký TTK khi thông tin khớp đúng.

Bước 4: Trả sổ tiết kiệm cho KH và lưu chứng từ

- GDV kiểm tra lại lần cuối toàn bộ chứng từ đã lập (trong 01 phút).

- Trả TTK cho KH. Nếu chủ TTK không thể nhận TTK, có thể ủy quyền cho người khác nhận thay TTK, thủ tục ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Lưu hồ sơ, lập báo cáo

- Sau khi KH ra về, GDV lưu chứng từ theo quy định trong vòng 02 phút.

- Cuối ngày kiểm tra lại số phôi trắng TTK đã xuất đầu ngày, sử dụng trong ngày và tồn cuối ngày, GDV thực hiện báo cáo theo quy định về giao nhận và quản lý ấn chỉ quan trọng hiện hành.

4.1.2.2 Quy trình rút tiết kiệm tại quầy giao dịch

Sơ đồ 4.2: QUY TRÌNH RÚT TIẾT KIỆM TẠI HDBANK CN TP.HCM

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu

- Khi KH đến giao dịch, GDV sẽ tiếp nhận thông tin KH tại quầy trong vòng 02 phút.

- Sau đó GDV yêu cầu KH xuất trình các giấy tờ tùy thân để kiểm tra thông tin KH. Trường hợp KH chưa có TK TGTT, GDV giới thiệu, giải thích và khuyến khích KH mở TK TGTT để những giao dịch tiết kiệm của KH sẽ được thực hiện thông qua TK TGTT.

- Tiếp đó, GDV kiểm tra giấy tờ tùy thân và chữ ký mẫu của KH trước khi thực hiện giao dịch theo yêu cầu của KH (Trường hợp không phải chủ sở hữu TTK thì phải có Giấy ủy quyền hợp pháp). Sau đó thông báo số tiền cho quỹ chính để sẵn sàng chi cho khách hàng.

Bước 2: Kiểm soát (Áp dụng trường hợp giao dịch vượt hạn mức của GDV. Nếu giao dịch trong hạn mức của GDV thì không qua bước này)

Bước Bộ phận thực

hiện Công việc thực hiện

Thời gian 1 GDV 04 phút 2 - KQ /KSV - Trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền

03 phút 3 - GDV/KQ 03 phút 4 - GDV 02 phút Tiếp nhận yêu cầu Kiểm soát Lưu hồ sơ, báo cáo Chi trả tiền cho KH

- Trong khi GDV thực hiện giao dịch, KQ/ KSV/ Trưởng ĐV kiểm tra thông tin giao dịch chi vượt hạn mức của GDV tại quầy. Kiểm tra số tiền, số tài khoản tiết kiệm, số TTK, thông tin khách hàng, thông tin lãi, vốn. Duyệt trên hệ thống và chuyển lên Bước 01 để GDV thực hiện tiếp giao dịch. Hạn mức phê duyệt của từng cấp kiểm soát theo quy định hiện hành từng thời kỳ.

- Sau khi GDV hoàn thành giao dịch, KQ/ KSV/ Trưởng ĐV kiểm tra tất cả thông tin. Khi các chứng từ khớp đúng thì ký duyệt trên hệ thống và chuyển lại cho GDV để thực hiện tiếp Bước 3.

Bước 3: Chi tiền cho KH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)