Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 56 - 59)

4.2.1.3.1 Độ tuổi

Theo Bảng 4.4, ta nhận thấy rằng độ tuổi gửi tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn tiền gửi huy động là từ 26 - 60 tuổi. Đây là độ tuổi thuộc nhóm người lao động và lập gia đình nên họ sẽ có nhiều nhu cầu đối với các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng như nhu cầu thanh toán hằng ngày cho việc mua sắm, mua bán hàng hóa hay những sản phẩm gửi tiết kiệm thông qua tiền lương, các khoản tiền nhàn rỗi khác của họ nhằm mục đích an toàn và sinh lời. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại đang có xu hướng giảm mạnh vào năm 2014, mặc dù năm 2015 và năm 2016 có tăng trở lại nhưng vẫn chưa được như trước. Cụ thể, năm 2013 chiếm tỷ trọng 39,88%, đến năm 2014 đã giảm mạnh còn 33,90% và năm 2015, năm 2016 có sự tăng nhẹ lần lượt là 34,79% và 35,36%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này có lẽ là do dấu hiệu của sự hồi phục của thị trường bất động sản, cũng như các kênh đầu tư khác ngoài gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng, đã khiến cho một số khách hàng rút tiền và chuyển sang đầu tư vào các kênh này. Nắm bắt được xu thế đó, HDBank CN TP.HCM đã tung ra nhiều gói sản phẩm tiền gửi mới, nhiều tiện ích hấp dẫn hơn, do đó đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút các cá nhân này quay trở lại và tiếp tục gửi tại Ngân hàng. Năm 2014 giảm 2,764 tỷ đồng, tương đương giảm 1,62% so với năm 2013, nhờ vào những nỗ lực trên mà năm 2015 đã tăng đột biến 34,012 tỷ đồng, tương đương tăng 20,25% so với năm 2014, năm 2016 tăng 43,42 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,5% so với năm 2015.

Bảng 4.4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI TIỀN GỬI THEO ĐỘ TUỔI CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016. ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Tỷ trọng (%) 2013 2014 2015 2016 1.Dưới 18 tuổi 0 0 0 0 0 0 0 0 2.Từ 18-25 tuổi 154,552 216,104 256,892 312,644 36,1 43,62 44,26 45,06 3.Từ 26-60 tuổi 170,692 167,928 201,94 245,36 39,88 33,9 34,8 35,36 Năm

4. Trên 60 tuổi 102,812 111,284 121,556 135,864 24,02 22,47 20,94 19,58 Tổng cộng 428,056 495,316 580,388 693,868 100 100 100 100

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Tình hình tiết kiệm ở tất cả các độ tuổi có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng tăng lên.Tuy nhiên nhóm tuổi từ 26 - 60 tuổi lại giảm từ 39,88% năm 2013 xuống còn 35,36% năm 2016. Nguyên nhân là do các khách hàng cá nhân bắt đầu ngày càng quan tâm đến việc gửi tiền tiết kiệm cho con cái họ để có thể trang trải cho việc học tập đại học hay du học, ngay khi kết thúc bậc học phổ thông. Nhóm khách hàng trên 60 tuổi không có biến động nhiều, tăng tương đối đều đặn qua các năm. Năm 2014 tăng 8,472 tỷ đồng, tương đương 13,48% so với năm 2013, năm 2015 tăng 10,272 tỷ đồng, tương đương tăng 14,41% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 14,308 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,54% so với năm 2015.

4.2.1.3.2 Giới tính

Cả hai nhóm giới tính Nam và Nữ đều có xu hướng tăng dần số lượng tiền gửi qua 4 năm. Ở nhóm Nữ, năm 2014 tăng mạnh đến 14,235 tỷ đồng, tương đương 27,76% so với năm 2013, nhưng sang năm 2015 số lượng tăng có phần ít hơn, chỉ 7,867 tỷ đồng, tương ứng với 12,01% so với năm 2014. Tới năm 2016, tiền gửi nhóm này có dấu hiệu tăng trở lại với mức tăng 10,981 tỷ đồng, tương đương tăng 14,96% so với năm 2015.

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO GIỚI TÍNH CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Mức tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 1.Nam 222,936 233,26 286,88 356,42 10,324 53,604 69,56 2.Nữ 205,12 262,06 293,524 337,448 56,94 55,069 43,924 Tổng cộng 428,056 495,316 580,4 693,868 67,26 85,072 113,48 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Trong khi đó, nhóm Nam lại tăng đột biến ở năm 2015 và năm 2016, từ 233,26 tỷ đồng năm 2014 lên đến 286,88 tỷ đồng năm 2015, tiếp đó lại tăng lên 356,42 tỷ đồng vào năm 2016. Số lượng tiền gửi của cả hai nhóm ngày càng rút ngắn khoảng cách, chứng tỏ trong giai đoạn này, cả hai giới đều đã có xu hướng quan tâm đến tiền gửi tiết kiệm và ngày càng sử dụng các phương thức thanh toán thông qua ngân hàng không cần dùng tiền mặt nhiều hơn trước.

4.2.1.3.3 Nghề nghiệp

Nhóm Lao động tay chân và Nhân viên văn phòng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền gửi huy động được. Tỷ trọng của nhóm Lao động tay chân đang có xu hướng tăng mạnh từ 44,56% năm 2013 lên 50,53% năm 2016. Mặc khác nhóm Nhân viên văn phòng lại giảm mạnh từ 55,08% xuống còn 48,64% năm 2016. Nguyên nhân là do đối với thời điểm này, nhóm Nhân viên văn phòng đã có thêm nhiều nguồn đầu tư khác cho họ lựa chọn hơn như vàng, chứng khoán hay bất động sản, trong khi đối với nhóm Lao động chân tay thì gửi tiết kiệm vẫn là kênh truyền thống được ưa chuộng nhất. Cụ thể, đối với nhóm Lao động chân tay, năm 2014 tăng 13,148 tỷ đồng, tương ứng với 27,57% so với năm 2013, năm 2015 tăng 11,5 tỷ đồng, ứng với 19,04% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 15,309 tỷ đồng, tương đương tăng 21,03% so với năm 2015. Nhóm Nhân viên văn phòng lại có mức tăng ít hơn, năm 2014 chỉ tăng 3,53 tỷ đồng, tương đương 5,99% so với năm 2013, năm 2015 khả quan hơn với mức tăng 9,021 tỷ đồng,

tương ứng với 14,44% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 12,875 tỷ, ứng với 18% so với năm 2015.

Bảng 4.6: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI TIỀN GỬI THEO NGHỀ NGHIỆP CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ NĂM 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Tỷ trọng (%) 2013 2014 2015 2016 1.Lao động chân tay 190,756 243,348 289,34 8 350,584 44,56 49,13 49,88 50,53 2.Học sinh, sinh viên 1,524 2,072 4,732 5,8 0,36 0,42 0,82 0,84 3.Nhân viên văn phòng 235,78 249,9 285,98 4 337,484 55,08 50,45 49,30 48,64 Tổng cộng 428,056 495,316 580,4 693,868 100 100 100 100 (Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Nhóm Học sinh, sinh viên tuy chiếm tỷ trọng thấp so với hai nhóm kia nhưng ngày càng có xu hướng tăng dần tỷ trọng, từ 0,36% năm 2013 lên 0,84% năm 2016. Đặc biệt trong năm 2015, nhóm này đã đạt mức tăng rất khả quan, tăng 2,66 tỷ đồng, tương đương tăng 128,60% so với năm 2014. Trong khi năm 2014 chỉ tăng 0,548 tỷ đồng, tương đương 36,01% so với năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)