Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 48 - 52)

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN ĐỐI VỚI KHDN & KHCN CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ 2013 - 2016.

ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Mức tăng giảm 2014/ 2013 Mức tăng giảm 2015/ 2014 Mức tăng giảm 2016/ 2015 1. KHDN 7,24 15,92 19 22,88 8,68 3,08 3,48

Tiền gửi không

kỳ hạn 3,24 5,4 7,12 8,92 2,16 1,72 1,8

Tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn 4 10,16 11,88 13,96 6,16 1,72 2,08 a. Ngắn hạn 4 10,16 11,88 13,96 6,16 1,72 2,08 b.Trung dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 2. KHCN 420,816 479,396 561,384 670,988 58,58 81,988 109,60 4

Tiền gửi không

kỳ hạn 189 201,48 244,28 312,416 12,48 42,8 68,136 Tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn 231,816 278,996 317,104 358,572 46.1 39,188 41,468 a. Ngắn hạn 162,616 197,612 200,084 240,168 34.996 2,472 40,084

b. Trung dài hạn 69,2 80,304 117,02 118,404 11,104 36,716 1,384

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động theo kỳ hạn của HDBank CN TP.HCM) Nhìn chung, tình hình huy động vốn từ KHDN năm 2014 tăng 8,68 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng là 119,89%. Năm 2015 tăng 3,08 tỷ đồng tương ứng mức tăng là 19,35%. Có thể nói số dư huy động năm 2014 tăng đột biến so với năm 2013 (tiền

gửi có kỳ hạn tăng 154%, tiền gửi không kỳ hạn tăng 66,67%). Năm 2015, tình hình huy động tăng 19,35% nhưng chậm hơn so với năm 2014 (tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 43%, tiền gửi không kỳ hạn tăng 31.85%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng đột biến về số dư huy động KHDN năm 2014 có thể kể đến do thay đổi cơ cấu tổ chức và mở rộng quy mô hoạt động của CN. Đến năm 2016, mặc dù công tác huy động vẫn được đẩy mạnh, mức độ tăng trưởng tăng 0,87 tỷ đồng nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn chậm và giảm, chỉ tăng 18,32% so với năm 2015.

Qua số liệu của Bảng 4.1 ta thấy tình hình huy động vốn của KHCN năm 2014 khá tốt, so với năm 2013 thì năm 2014 tăng 58,58 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 13,92 %), trong đó tỷ lệ tăng huy động cho nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 6,6 %, tiền gửi có kỳ hạn tăng 19,89%. Năm 2015, mức tăng trưởng là 81,988 tỷ đồng so với năm 2014, trong đó tăng chủ yếu từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn với tỷ lệ 21,24% và nguồn tiền gửi trung dài hạn tăng 45,72%. Qua năm 2016, mức tăng trưởng có sự đột biến lên tới 109,604 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,52% so với năm 2105. Có thể nói, mức tăng này khá đồng đều qua các năm, cụ thể là năm 2014 tỷ lệ tăng cho tiền gửi không kỳ hạn là 6,6%, qua năm 2015 tăng đột biến với tỷ lệ 21,24%, sau đó lại tăng lên 27,89% vào năm 2016. Đồng thời có sự chuyển dịch kỳ hạn từ trung dài hạn qua các kỳ hạn ngắn hơn, cụ thể so với năm 2013 thì năm 2014 tỷ lệ tiền gửi trung dài hạn tăng 16,05%, đến năm 2015 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên 45,72%, tuy nhiên đến năm 2016 tỷ lệ này lại giảm đột ngột xuống còn 1,18% và thấp hơn nhiều so với kỳ hạn ngắn. Sự chuyển dịch kỳ hạn theo tỷ lệ này nói lên sự chưa ổn định cho ngân ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đơn vị chủ quan trong công việc cân đối nguồn vốn huy động với các khoản vay trung dài hạn.

Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN CỦA HDBANK CN TP.HCM TỪ 2013 - 2016. ĐVT: Tỷ đồng Khoản mục 2013 2014 2015 2016 Mức tăng giảm 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 1.Tiền gửi không kỳ

hạn 152,908 160,492 182,86 212,188 7,584 22,368 29,328 2.Tiền gửi tiết kiệm

a.Đến 12 tháng 206,62 197,588 235,096 289,328 (9,032) 37,508 54,236 b.Trên 12-24 tháng 54,676 93,164 105,948 130,364 38,488 12,784 24,24 c.Trên 24 tháng 13,854 44,076 56,488 61,988 30,222 12,412 5,504 Tổng cộng 428,06 495,32 580,388 693,868 388,306 85,068 113,48

Sự chênh lệch giữa TGKKH và TGTKCKH được hiển thị qua các năm có sự đồng đều khá tương đối. Nguồn TGTKCKH được xem là ổn định hơn so với TGKKH. Điều này sẽ một phần nào đó tạo được sự ổn định, chủ động, và giảm bớt rửi ro tín dụng cho ngân hàng.

Đối với TGKKH, năm 2014 tăng nhẹ 7,587 tỷ đồng tương ứng với 4,96% so với năm 2013, đến năm 2015 và năm 2016 thì con số này tăng mạnh lần lượt là 22,368 tỷ đồng và 29,328 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,94% so với năm 2014 và tăng 16,04% so với năm 2015. Nguyên nhân đầu tiên ta có thể nhận thấy rằng thuộc tính của loại tiền gửi này là dùng để thanh toán trong quá trình hoạt động của cá nhân thông qua ngân hàng nen sự gia tăng này được coi là sự gia tăng hợp lý thông quá như cầu thanh toán của người dân. Trước tình hình nền kinh tế trong giai đoạn 5 năm gần đây có dấu hiệu hồi phục, giá xăn dầu trong nước bắt đầu giảm vào những tháng gần cuối năm 2014 đã dẫn đến giá các mặt hàng đều biến động không ngừng nghỉ, các cá nhân đã gia tăng việc sử dụng tiền trong thánh toán và sinh hoạt như mua sắm các nhu yếu phẩm nên lượng tiền gửi cho hoạt động thanh toán đến nay cũng theo đó tăng lên.

Theo số liệu Bảng 4.2, TGTKCKH cũng tăng qua các năm, đây có thể được xem là một sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như các nhân viên của HDBank CN TP.HCM. Năm 2014 số tiền gửi này tăng 59,676 tỷ đồng, tương ứng 21,69% so với năm 2013, đến năm 2015 thì con số này tăng tới 62,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,73% so với năm 2014. Vào năm 2016, mặc dù đều có sự tăng đột biến ở cả TGKKH và TGTKCKH nhưng mức độ tăng của TGTKCKH vẫn chiếm ưu thế. Đây là một mức tăng khá đáng kể so với TGKKH và tổng số huy động từ vốn tiền gửi. TGTKCKH là loại tiền gửi có sự ổn định cao hơn tiền gửi thanh toán nên sự gia tăng của loại tiền gửi này trong những năm gần đây sẽ giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Khoản tiên gửi này tạo cho ngân hàng tính chủ động về các hoạt động đầu tư và cho vay.

Mặt khác, người dân cảm thấy TGTKCKH đạt lợi nhuận và sự tiện ích cao hơn TGKKH dẫn đến lượng tiền gửi này qua 4 năm cũng tăng lên mạnh mẽ về số lượng. Dẫn

chứng là năm 2013, TGTKCKH đạt 275,152 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 64,28%, đến năm 2014 thì đạt 334,828 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,6%, năm 2015 đạt 397,528 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,49% và năm 2016 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 69,42% với 481,68 tỷ đồng.

Ghi chú:

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn <12 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12-24 tháng Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn > 24 tháng

Biểu đồ 4.1: TỶ TRỌNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO KỲ HẠN CÁC NĂM 2013, 2014, 2015, 2016 CỦA HDBANK CN TP.HCM

(Nguồn: HDBank CN TP.HCM)

Ngoài ra, ta thấy TGTKCKH dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình bằng 42,59% tổng lượng tiền huy động. Xếp thứ 2 là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12-

35.72 % 48.27 % 12.77 % 3.24% 32.4% 39.89% 18.81% 8.9% 31.51 % 40.51 % 18.25 % 9.73% 30.58% 18.79% 41.7% 8.93 % Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

12 tháng luôn chiếm tỷ trọng khá cao khi tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài chỉ chiếm trung bình 24,86% đã gây ra khó khăn cho Ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn lâu dài cho đầu tư. Vì vậy trong những năm tới, Ngân hàng cần phải chú trọng huy động TGTKCKH dài nhằm tìm kiếm nguồn vốn lâu dài và ổn định cho hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM chi nhánh tp HCM​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)