Tuyên phi Đặng Thị Huệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 62 - 63)

7. Đóng góp của luận văn:

2.1.3. Tuyên phi Đặng Thị Huệ

Nếu như Quỳnh Hoa đại diện cho vẻ đẹp mong manh, đoan trang, hiếu thuận và hiểu biết lý lẽ, thì Đặng Thị Huệ đại diện cho sắc đẹp ở thế đối cực, một vẻ đẹp đầy đặn, lôi cuốn đi với những âm mưu tranh đoạt ngôi báu. Nhan sắc khuynh thành ấy khiến vị quân vương tài hoa trở nên mù quáng và lạc lối. Sách Hoàng Lê Nhất thống chí chép: "Ả được đặc ân ở chung với chúa, cứ y như một cặp vợ chồng những nhà thường dân. Mọi vật dụng như xe, kiệu, áo quần...

đều được sắm hệt như của Chúa” [26, tr.8]. Trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy

Tưởng dành rất nhiều đoạn, dòng văn để mô tả vẻ đẹp của Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Đó là “một trang tuyệt thế giai nhân, trạc 25, 26 tuổi… Bên cạnh phi thì bao nhiêu cung nữ, kể cả Quỳnh Hoa cũng bị lu mờ, vì phi trông rực rỡ, toàn thắm, toàn tươi. Đẹp mà không nhạt nhẽo, hơi đẫy mà không thô, nồng nàn mà không lơi lả. Phi là một người đàn bà có một sắc đẹp quyến rũ yêu quái. Người

phi là tiếng gọi của dục tình” [43, tr.26]. Vẻ đẹp gợi cảm của nàng khiến ngay

cả tác giả cũng phải dụng công nhiều, thông qua lối miêu tả “đòn bẩy” mà xưa kia Nguyễn Du từng sử dụng để miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều. Lúc trước, Nguyễn Huy Tưởng ca ngợi nhan sắc đoan trang của Quỳnh Hoa, tưởng như đã là tuyệt thế giai nhân, thì chỉ sau đó ít phút, Đặng Tuyên phi đã khiến người ta

55

không thể rời ánh nhìn đi nơi khác. Nàng thật xứng danh “mỹ nhân”: “khuôn mặt trái xoan, làn môi tình tứ, đôi mắt đen nhánh đẹp tuyệt trần ẩn dưới đôi lông mày lá liễu, như suối chảy dục tình. Thân nàng mềm mại và uyển chuyển, vừa

phong lưu, vừa quyến rũ, phảng phất như một thứ hương mê ly” [43, tr.58].

Đặng Tuyên phi còn có một cái tài, đó là nghệ thuật pha trà khéo tay nhất vùng Kinh Bắc, giúp nàng được mệnh danh là Bà chúa chè. Mà Chúa Trịnh vốn nghiện trà và rất sành thưởng thức, nên tài nghệ ấy càng thu phục lòng chúa. Nhan sắc của Thị Huệ khiến người ta dễ hiểu và cảm thông cho Chúa Trịnh bởi tình yêu và sự sủng ái, cả sự u mê lạc lối mà ông ta dành cho nàng: “Chúa nhìn nàng, như ngốn bằng đôi mắt đa tình, tất cả cái lâu đài xác thịt kia đã bao lần ngài ngắm mà không lần nào thấy chán; mỗi lần ngắm là một lần tìm thấy vẻ

đẹp khác” [43, tr.58].

Người đời cảm thông cho Trịnh Sâm, nhưng kết tội Đặng Thị Huệ. Tất cả các nhân vật trong Đêm hội Long Trì cũng đều lên án nàng. Đó không phải cái

án “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, mà nếu đọc trong tiểu thuyết,

chúng ta thấy, giữa Thị Huệ và Trịnh Sâm chỉ có mặn nồng và hưởng thụ, nếu có luận bàn triều cương thì chỉ tìm cách hãm hại trung thần, thu vén cá nhân. Vốn dĩ, bổn phận của bậc Mẫu nghi thiên hạ là phụ giúp chồng tề gia, trị quốc, biết lo việc nội sự, biết can gián chồng những chuyện phải, trái, nhưng ở Đặng Thị Huệ, điều đó hầu như không thấy đề cập. Tất cả những tài năng của nàng, chỉ để dùng cho một việc, ấy là mê hoặc Tĩnh Đô Vương. Và tất nhiên, nhờ nhan sắc được Chúa Trịnh yêu chiều, nên nàng lợi dụng để đòi hỏi, như thể để chứng minh cho sức mạnh lung lạc của một trang “quốc sắc thiên hương”. Trong rất nhiều đặc ân mà Chúa dành cho Đặng Tuyên phi, có việc ông ta nhắm mắt bỏ qua tội lỗi của tên vô lại Đặng Lân, em trai của Đặng Thị Huệ, để đến nỗi xảy ra nhiều chuyện đáng tiếc về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)