Montage (Dựng phim)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 119 - 141)

7. Đóng góp của luận văn:

3.2.3. Montage (Dựng phim)

Dựng phim là một phương thức tạo hình nghệ thuật đặc trưng của điện ảnh. Nói cách khác, dựng phim được sinh ra là bởi sự có mặt của điện ảnh, nó chỉ tồn tại khi điện ảnh tồn tại. Đó là quá trình xây lên - tạo ra một bộ phim từ những thước phim đã có (hình thô, hình nguyên liệu). Như đạo diễn Francis Ford Coppola từng nói: “Điều cốt yếu của điện ảnh chính là dựng phim. Đó là sự kết hợp của những hình ảnh đặc biệt của con người trong những khoảnh khắc tình cảm hay những hình ảnh có ý nghĩa chung được kết hợp cùng nhau một cách kì diệu”. Tạo hình dựng phim thực sự là quá trình sáng tạo lần nữa, kể lại câu chuyện phim lần nữa bằng ngôn ngữ hình ảnh và tiết tấu trong giai đoạn hậu kỳ về phương thức tạo hình để làm nên hiệu quả của ngôn ngữ điện ảnh trong bộ phim.

Khi tái hiện tiểu thuyết Đêm hội Long Trì bằng ngôn ngữ điện ảnh, nhờ kỹ thuật và nghệ thuật dựng phim, cả một bi kịch lịch sử được gói tròn trong 2 tập phim với tổng thời lượng gần 3 tiếng đồng hồ. Hiểu một các đơn giản nhất, trước hết, dựng phim là đưa những đoạn hình có nội dung về đúng vị trí, trình tự của nó theo đúng với kịch bản điện ảnh. Nhưng nghệ thuật dựng phim không chỉ có vậy. Ngay trong từng phân đoạn, bằng con mắt nghệ thuật của mình, kết hợp thế mạnh kỹ thuật, người dựng phim sẽ biên tập, cắt ghép các cảnh phim theo khuôn hình, cỡ cảnh nhằm đảm bảo nội dung phim diễn ra uyển chuyển, tạo được điểm nhấn theo dụng ý đạo diễn, thể hiện được phong cách phim, thể loại phim. Phim điện ảnh Đêm hội Long Trì được dựng bằng kỹ thuật analog

(phi tuyến) là kỹ thuật tiêu biểu thời kỳ những năm 1980, còn khá thô sơ, trong phim không sử dụng nhiều kỹ xảo, vốn là thế mạnh của điện ảnh hiện đại, do hạn chế của yếu tố kỹ thuật. Nhưng chính điều đó khiến bộ phim đạt được sự chân thực, với hiệu quả các yếu tố tạo hình hình ảnh, các thủ pháp ngôn ngữ điện

112

ảnh đạt tối đa. Trong đó, kỹ thuật dựng phim đã phát huy vai trò rất lớn trong việc chế tác tác phẩm. Trở lại phân đoạn Chúa Trịnh và Đặng Thị Huệ dạo thuyền trên hồ sen, thưởng trà, ngắm cảnh đã được nhắc đến trong mục xử lý máy quay. Bên cạnh việc thực hiện các cảnh quay có động tác máy chuyển động theo động tác nhân vật, thì thủ pháp dựng phim tiếp nối, nhẩn nha, chậm rãi, chắt lọc những khuôn hình biểu cảm về ánh sáng, màu sắc, độ xa - gần… đã tạo nên một trường đoạn phim có phong cách như ta đang từ tốn thưởng thức một ấm trà ngon bên hồ sen thơm mát. Tiết tấu chậm khiến đường nét tạo hình được cảm thụ rõ nét và giàu mỹ cảm. Những toan tính chốn cung đình được gạt sang một bên, chỉ còn những phút giây tận hưởng một thú ẩm thực tao nhã giữa hai con người đồng cảm trong không gian rộng lớn của thiên nhiên. Ngược lại, trong phân đoạn Nguyễn Mại trừng trị Đặng Lân, tiết tấu dựng phim trở nên nhanh, dứt khoát với độ dài cảnh 3-4 giây, thể hiện hành động liên tục nối tiếp nhau. Không còn những đối đáp theo lễ nghĩa thông thường, chỉ những tuyên bố buộc tội Đặng Lân được Nguyễn Mại đưa ra và thực thi công lý. Thủ pháp dựng phim giúp phân đoạn này trở nên giàu kịch tính và đúng với tình huống mang tính hành động cao.

Các thủ pháp dựng phim đã giúp ngôn ngữ đặc thù của Đêm hội Long Trì trở nên hấp dẫn, toát lên những cảm nhận về bi kịch của vương quyền và sự giàu sang. Nó tạo nên sự đối lập giữa khung cảnh của sự xa hoa, lộng lẫy nhưng chật chội, tù túng, khiến những con người trong đó đánh mất ước mơ, đánh mất tình yêu và đánh mất chính mình. Thông qua kỹ thuật và nghệ thuật dựng phim, bố cục hình ảnh được xử lý chặt chẽ hơn với những khuôn hình Toàn - Trung - Cận được sắp đặt theo trật tự, câu hình không bị “ngược trục” trong các đối thoại. Ở các chuyển đoạn trở nên mềm mại, nối tiếp liên tục. Kỹ thuật dựng phim chủ yếu là những cắt - ghép đơn giản, ít chồng mờ, ghép cảnh, ít sử dụng kỹ xảo, nhưng phát huy hiệu quả tối đa tính chân thực của bộ phim. Trong phim, đạo diễn Hải Ninh đặc biệt chú trong khả năng diễn xuất bằng mắt của các nhân vật.

113

các hình ảnh cận cảnh như những ẩn dụ về nỗi đau của các nhân vật trong phim. Đôi mắt đầy dã tâm của Đặng Lân; đôi mắt nhiều mưu đồ của Đặng Thị Huệ; Đôi mắt cương nghị của Nguyễn Mại… tất cả đã được đặt trong trình tự sắp đặt hình ảnh theo câu hình đã tạo ấn tượng sâu sắc trong từng phân đoạn. Nghệ thuật dựng hình giúp cho những hình ảnh thu được của máy quay xuất hiện hợp lý nhất, kết hợp với âm thanh tạo nên một thể hài hòa và thống nhất để kể trọn vẹn câu chuyện trong phim.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 của luận văn, chúng tôi đã đi vào phân tích về ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và ngôn ngữ điện ảnh trong phim chuyển thể Đêm hội Long Trì. Nét đặc sắc lớn nhất trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng khi viết tiểu thuyết này là ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ đối thoại, với sự vận dụng lớp từ Hán Việt đã tạo nên không khí trang trọng, cổ kính, không khí lịch sử cho tác phẩm. Đối với phim điện ảnh, do những đặc trưng loại hình đã cho thấy nét sáng tạo của các nhà làm phim trong việc xử lý ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ âm thanh và kỹ thuật dựng phim để tạo nên một tác phẩm kinh điển. Do đặc trưng về ngôn ngữ loại hình khác biệt nên người viết chủ yếu phân tích, ít có đối chiếu so sánh giữa hai tác phẩm, nhưng qua những phân tích vẫn có thể thấy được sự độc đáo mang dấu ấn sáng tạo về mặt ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết và của tác giả điện ảnh trong phim.

114

KẾT LUẬN

Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật có mối quan hệ gắn bó mật thiết và khăng khít lẫn nhau. Tuy mỗi loại hình nghệ thuật đó đều có những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ, đem đến cho độc giả và khán giả những cách thức tiếp nhận khác nhau nhưng chúng vẫn luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau và ngày càng gần nhau hơn nhờ quá trình chuyển thể. Từ thực tế nghiên cứu, chúng tôi đưa ra kết luận quá trình chuyển thể từ tiểu thuyết Đêm hội Long Trì

(nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) đến phim điện ảnh Đêm hội Long Trì (đạo diễn Hải Ninh và biên kịch Lê Phương, Hoàng Nhuận Cầm) là một sự chuyển thể sáng tạo, cải biên nguyên tác trên các phương diện khác nhau.

Về cơ sở lý luận, luận văn đã làm rõ những nét đặc trưng của văn học và điện ảnh, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, từ đó đưa ra các tiêu chí để khảo sát trong việc chuyển thể các tác phẩm văn học thành tác phẩm phim truyện, mà cụ thể ở đây là tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và phim điện ảnh cùng tên.

Về cốt truyện, các nhà làm phim cơ bản bám sát nguyên tác, đường dây nội dung cốt truyện của tiểu thuyết. Tuy nhiên, tác phẩm điện ảnh đã làm mới câu chuyện bằng việc gia tăng vai trò của Đặng Thị Huệ, có thêm những tình tiết mới, tô đậm tham vọng tiếm quyền người đàn bà này. Truyện phim đưa hai nhân vật Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ trở thành nhân vật trung tâm, nguyên nhân của tấn bi kịch vương triều. Không gian và thời gian được thay đổi một số cảnh không có trong nguyên tác tạo sự phong phú, hấp dẫn trong phim.

Về nhân vật, sự thay đổi lớn nhất nằm ở nhân vật Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong vai trò chính - phụ và hư cấu thêm nhân vật mới nhằm khắc họa rõ nét hơn âm mưu phế trưởng lập thứ của Thị Huệ, cũng sự quan tâm dành cho nhân vật Nguyễn Mại, là nhân vật cởi nút những mâu thuẫn được gia tăng thêm thời lượng trong phim, phát huy vai trò anh hùng thời đại. Nhân vật Quận chúa

115

Quỳnh Hoa cũng bị thay đổi xuống hàng thứ chính khi đạo diễn chủ yếu khai thác nhân vật ở khía cạnh nạn nhân của bi kịch trong phim.

Về ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ điện ảnh đã khai thác được lợi thế ngôn từ văn bản tác phẩm văn học, sử dụng hợp lý trong phim, kết hợp với các thủ pháp về hình ảnh, âm thanh và dựng phim tạo nên một tổng thể hài hòa. Tác phẩm chuyển thể đã đạt được thành công lớn về cả chất lượng nghệ thuật cũng như thương mại điện ảnh. Trong phim có nhiều nét đặc sắc về bối cảnh, phục trang, diễn xuất, âm nhạc… được công chúng và các nhà nghiên cứu đánh giá cao, là bộ phim lịch sử kinh điển của điện ảnh Việt Nam thế kỷ XX.

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì là tiểu thuyết lịch sử đầu tay của Nguyễn Huy Tưởng, cũng là một trong những tác phẩm mở đầu cho dòng tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỷ XX. Cuốn tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được nhiều người yêu thích và đã được chuyển thể ở nhiều bộ môn nghệ thuật như: chèo, cải lương... Khi đạo diễn Hải Ninh đưa cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh rộng, bộ phim đã trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn là một trong những bộ phim cổ trang thành công nhất từ trước đến nay. Hai tác phẩm có thể nói là những cột mốc ấn tượng trong dòng tiểu thuyết lịch sử và phim lịch sử Việt Nam Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đã trình bày những kết quả nghiên cứu về vấn đề chuyển thể văn học - điện ảnh thông qua một tác phẩm cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều khó khăn, hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, tuy nhiên chúng tôi hi vọng kết quả luận văn sẽ là một nguồn tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu khác hay mở ra những hướng nghiên cứu mới về chuyển thể điện ảnh nói chung cũng như phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng./.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, phim điện ảnh:

1. Aristos, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thi ca - Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 3. David Bordwell, Kristin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, (Dịch và

hiệu đính: Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan, Ngô Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến. Hiệu đính thuật ngữ chuyên ngành: Phan Đăng Di, Trần Hinh), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. David Bordwell (2006), Lịch sử điện ảnh thế giới, (Nhóm dịch giả: Thanh Hương, Kim Dung, Hiền Lương, Thế Hùng), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 5. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim (Film Studies); Nxb Tri thức

và Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, Hà Nội. 6. Viện Sử học, Phan Huy Chú (2005), Lịch triều hiến chương loại chí, (Tổ phiên

dịch Viện sử học phiên dịch và chú giải), 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Timothy Corrigan (2013), Điện ảnh và văn học, (Nguyễn Thu Hà, Trần Phương Hoàng, Huyền Vũ, Trần Lê Minh chuyển ngữ; Minh Lê hiệu đính), Nxb Thế giới, Hà Nội.

8. Timothy Corrigan (2011), Hướng dẫn viết về phim, Nxb Tri thức và Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam & Dự án quỹ Ford, Hà Nội.

9. Lê Thị Dương (2016), Chuyển thể Văn học - Điện ảnh (Nghiên cứu liên

văn bản), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (1966), Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Hà Minh Đức (chủ biên, 2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Lê Bá Hán (chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

117

14. Nguyễn Văn Hạnh, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên, 2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (2016), Tang thương ngẫu lục (dịch: Trúc Khê - Ngô Văn Triện; hiệu đính: Trương Chính), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Linda Hutch (2011), Theory of Adaptation (bản dịch Theory of Adaptation

- Lý thuyết về chuyển thể của Hoàng Cẩm Giang, Phạm Minh Diệp; hiệu

đính: Trần Nho Thìn; chưa xuất bản).

18. M.B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lý luận v à phương pháp l uận

nghiên cứu văn học, (nhiều người dịch, Trần Đình Sử tuyển chọn, giới

thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Ngô Phương Lan (2005), Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt

Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20. Phong Lê (1997), “Nguyễn Huy Tưởng - văn xuôi và kịch”, Văn học trên

hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Việt Linh (2005), Ý tưởng nghề nghiệp, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Việt Linh (2006), Dạo chơi vườn điện ảnh, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Lời giới thiệu sách Đêm hội Long Trì (2016), Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 24. Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Mác-xen Mác-tanh (1984), Ngôn ngữ điện ảnh, (Nguyễn Hậu dịch), Cục

Điện ảnh Việt Nam, Hà Nội.

26. Ngô gia văn phái (2005), Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Phương Ngân (tuyển chọn và biên soạn, 2001), Nguyễn Huy Tưởng khát

118

28. Hải Ninh (1989), phim truyện Đêm hội Long Trì, Hãng Phim truyện Việt Nam, Hà Nội.

29. Phạm Thuỳ Nhân (2005), Làm sao viết kịch bản phim?, Nxb Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh

30. Lê Lưu Oanh - Phạm Đăng Dư (2008), Lý luận văn học, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.

31. Vsevolod Pudovkin (1962), Bàn về viết truyện phim, đạo diễn phim và diễn

viên điện ảnh, Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Hà Nội.

32. I.Teplix (1978), Lịch sử Điện ảnh thế giới, (Vũ Quang Chính và Đỗ Thúy Hà dịch), Tập 2, (3 tập), Nxb Văn hóa, Hà Nội

33. Georges Sadoul (1987), Lịch sử điện ảnh thế giới, Nxb Ngoại Văn và Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

34. Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Tự sự học: Một số vấn đề lý luận và lịch sử (2 tập), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

35. Tập bài giảng Tài liệu biên kịch, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

36. Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Thị Hạnh (sưu tầm, biên soạn , 1996),

Nguyễn Huy Tưởng toàn tập (5 tập), NXB Văn học, Hà Nội.

37. Nguyễn Huy Thắng (biên soạn, 2006), Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng (3 tập), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

38. Nguyễn Huy Thắng (biên soạn, 2009), Nguyễn Huy Tưởng còn với thời gian, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

39. Nguyễn Bích Thu - Tôn Thảo Miên (tuyển chọn và giới thiệu, 1999),

Nguyễn Huy Tưởng về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Trường viết văn Nguyễn Du (1985), Công việc viết văn, Hà Nội.

41. Nguyễn Tuân (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

119

43. Nguyễn Huy Tưởng (2016), Đêm hội Long Trì, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 44. Dương Quang Viễn (2004), Nghệ thuật quay phim điện ảnh, Hội Điện ảnh

Việt Nam, Hà Nội.

II. Luận án, luận văn

45. Trần Thị Dung(2016), Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng và

Cánh đồng bất tận), luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội.

46. Phạm Thị Thu Hương (2014), “Thời xa vắng” - từ văn học đến điện ảnh

(dưới góc nhìn Tự sự học), luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 119 - 141)