Ngôn ngữ điện ảnh trong phim dã sử Đêm hội Long Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 95 - 96)

7. Đóng góp của luận văn:

3.2. Ngôn ngữ điện ảnh trong phim dã sử Đêm hội Long Trì

Văn học và điện ảnh đều là những môn nghệ thuật mang tính tổng hợp cao, chịu ảnh hưởng của các loại hình văn học nghệ thuật khác và ngay giữa chúng cũng ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc. Tuy nhiên, xét về hình thái học ngôn ngữ, văn học và điện ảnh có sự khác biệt mang tính đặc trưng. Ngôn ngữ văn học mang tính phi vật thể, còn ngôn ngữ điện ảnh mang tính vật thể thông qua các yếu tố: Hình ảnh, Âm thanh, Tĩnh - Động. Có người cho rằng:

“Tác phẩm văn chương là lời kể về một thế giới hiện hình, còn điện ảnh là cả

thế giới hiện hình cụ thể để kể một câu chuyện” [51].

Ngay từ khi ra đời, điện ảnh đã trở thành môn nghệ thuật hấp dẫn nhất thế giới. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá

88

rằng, điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến khán giả thông qua các phương tiện kỹ thuật. Hay nói cách khác, điện ảnh là sự kết hợp của nghệ thuật và kỹ thuật, của quá trình sáng tác và công nghệ sản xuất. Ngôn ngữ của điện ảnh là sự tổng hợp của tất cả các môn nghệ thuật khác, tạo ra một thế giới đa chiều, đa sắc, đa thanh và ngập tràn cảm xúc. Trong cuốn sách Tính hiện đại và dân tộc trong điện ảnh

Việt Nam, tác giả Ngô Phương Lan cho rằng: “Nhìn khái quát, ngôn ngữ điện

ảnh là phương tiện biểu hiện của một tác phẩm điện ảnh, kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh theo một qui tắc “ngữ pháp” đặc trưng - đó là cách ráp nối các cảnh để thể hiện ý đồ của nhà làm phim - được gọi là dựng phim (montage)”

[19, tr.48]. Từ khi điện ảnh ra đời và ngay lập tức trở thành loại hình nghệ thuật hấp dẫn nhất thế kỷ XX, ngôn ngữ điện ảnh luôn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng hiện đại, hấp dẫn. Ba yếu tố cũng chính là đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm: Ngôn ngữ thị giác (hình ảnh); Ngôn ngữ thính giác (âm thanh) và Montage (dựng phim). Phân tích ngôn ngữ điện ảnh trong phim dã sử Đêm hội Long Trì, chúng ta phân tích sự chuyển động trong ba yếu tố chính của ngôn ngữ điện ảnh là hình ảnh, âm thanh và montage (dựng phim) sẽ thấy rõ điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 95 - 96)